Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941) - * NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày

Mục lục
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941)
* HÃY CAN ĐẢM MÀ BƯỚC SANG NĂM MỚI
* TÍNH SỔ KẾT TOÁN CANH THÌN
* Ngày xuân (VŨ BẰNG)
* Năm Tân Tỵ sẽ đem cho ta những gì?
* NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày
* Nàng mai
* Đảo phi hoa
* Ba vợ chồng táo quân
* Thiếu một cây nêu
* NHỮNG PHONG TỤC LẠ trong ba ngày Tết ở khắp trong nước
* TẾT TÂY Ở TA
* TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
* TẾT Ở LÀO
* BA CHUYỆN LẠY MỪNG TUỔI LẠ ĐỜI
* Ba mươi Tết của trâu bò gà lợn
* LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA
Những ngày đầu tiên một năm vô duyên (NGUYỄN TUÂN)
* Ý xuân (trích “NGƯỜI MẸ” nữ sĩ Pearl S.Buck)
* Ngày Tết ở Nhật
* THƠ TẾT
* NGHỆ THUẬT ĂN TẾT - đồng bào ba kỳ ăn Tết ra sao ?
* Thơ mán Vẩn-bao
* NGHỆ THUẬT CHƠI TẾT
* Nụ cười đầu xuân
* ĐẦU NĂM XIN THẺ
* CHƠI BÀI
* Các quảng cáo
Tất cả các trang

NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ
Bốn ông chủ báo hàng ngày

ĐỂ ĐOÁN XEM TRÌNH ĐỘ BÁO GIỚI NĂM NAY THẾ NÀO?

Bước sang năm mới, báo giới Bắc-kỳ liệu có tiến hơn bây giờ không?
Đó là điều mà chúng ta thường tư hỏi. Năm mới ai không muốn một chút ít hi-vọng về tương lai. Muốn biết về tương lai của nước ta, chúng tôi tưởng không gì bắng xem ngay tương lai báo giới của người mình, bởi vì chúng ta đã biết rằng báo giới là cái loa truyền những điều hay lẽ dở cho dân nước. Có thể nói được rằng nếu người ta muốn biết rõ kiết hung và vận mệnh nước nhà năm Tân-tỵ có giầu mạnh hay không thì cứ trông ở trình độ báo giới mà đoán định.
Vậy, nhân dịp đầu năm, muốn giúp ích cho bạn đọc thân yêu, chúng tôi đã đến tìm một ông bạn đã từng đi ngoại quốc về và có biệt tài về môn chiết-tự và chiêm-tinh-học, nhờ xem giúp chữ ký của bốn ông chủ báo hàng ngày ở đây để mong tìm một chút ánh sáng trong cái tương lai báo giới Bắc-kỳ ta vậy.
Các bạn đọc sẽ thấy ở dưới đây những sự khám phá lạ lùng về từng ông chủ báo một và chúng tôi mong rằng các ngài sẽ có một ý-tưởng về vận mệnh báo giới Bắc-kỳ năm Tân-tỵ này.
T.B.C.N.

Chữ ký ông Nguyễn-văn-Luận chủ-nhiệm báo Trung-Bắc Tân-Văn
(1) Chữ đầu toàn hình cong hợp lại rõ ràng, không khuất khúc và không có những nét móc như lưỡi câu (so với nét móc ở chữ đ của chữ ký ông Luyện và chữ h ở chữ ký ông Phú) tỏ ra một người mềm mại, giầu tưởng tượng, dễ hăng hái, dễ lo, không khuất khúc, một người trọng tình hơn lý.
(2) và (3), ví như hai nhịp cầu nối ở giữa bởi một vạch hơi xa (v). Tinh thần cân đối thích nhịp nhàng. Có thể tỏ ra một người yếu ớt về dự định. Cái tỏ ra yếu ớt ấy chính là nét vạch (v), hình như nhiều khi trong chương-trình hành động ông định vượt lên một bước cải-cách hay mưu cầu gì lớn hơn nhưng lại thôi, từ nhịp cầu số (2) ông lại đến nhịp cầu số (3). Các bạn đọc có thấy ở nhịp cầu số (3) nét đầu ấn mạnh và cáu kỉnh hơn nét (o) không? Cái đó tỏ ra rằng sau khi thấy mình yếu ớt trong dự định, ông tự cáu với mình, nhưng không bao lâu lại trở về sự mềm mại tự nhiên.
(4) Cái vòng tròn (4) quay một vòng thực nhanh định đưa về phía tay phải theo hình tên (--->) tỏ ra ông có lòng vị tha đấy nhưng chẳng biết nghĩ tức giận thế nào ông lại quay ngoặt về tay trái hình tên (<---) tức là vị-kỷ. Ông hay nghĩ về dĩ vãng.
Tiền vận khá – Trung vận giữ thăng bằng - Hậu vận lại lên.

Chữ ký ông Bùi-xuân_Học chủ-nhiệm báo Việt-Báo
(1)    Thẳng như khúc gỗ
(3)và hình tên(--->): hai nét này rất nhanh nhưng nhanh một cách không mỹ thuật , tỏ ra một tinh thần bộc bệch không thâm thúy.
(4)Chấm vô nghĩa, về tâm-lý học thì linh-giác chỉ bảo tôi đó là một chấm đen tỏ sự nóng tính hay gắt-gỏng.
(5) vô nghĩa (plat).
(6)Tỏ vẻ oai vệ, hay trưng cái “tôi”, thích người khác để ý đến mình. Tất cả nét ký nhanh: hoạt động ốm vặt, thẳng hay đam mê, nhưng làm gì cũng hay chán, ít tưởng tượng và tuy cười nói nhiểu nhưng buồn rầu.
Không tin tưởng điều gì cả.

Chữ ký ông Nguyễn-văn-Luyện chủ-nhiệm báo Tin-Mới
(1)Bắt đầu một đường gãy, chắc tính ông này không mấy người ưa vì nghiêm khắc quá. Ông ngoằng một chữ đ khó hiểu, tỏ vẻ không ưa bộc-lộ ý tưởng một cách rõ rệt. Hay “bọc” ý nghĩ, và có tính nhiêu-khê.
(2)một đường cong thông minh tỏ ra một tính tình dễ cảm-súc, nhưng cảm-súc thuộc về lý, về tư-tưởng (sensibilíe cérébrale) hơn là thuộc về tình. Về tình nét ký của ông tỏ vẻ lạnh. Óc tưởng tượng, óc xây dựng dồi dào, nhưng tự tin quá có thể thành hỏng việc được.
(3), (4), (5) nét tháu: rất nhanh cùng một ý với chữ đ.
(3), (4), (5) chữ cách xa nhau, nghêu ngao, “làm ra” to, tỏ vẻ muốn làm đàn anh hơn người. Nhưng thế chữ ngã xuống về bên phải, có khi báo trước sự muốn bỏ dở để về nghỉ ngơi trước khi chưa cần về nghỉ ngơi.
Tiền vận và trung vận khá hơn hậu vận.

Chữ ký ông Ngô-văn-Phú chủ-nhiệm báo Đông-Pháp
(c) Chữ p hình cong con tôm. Tỏ sự uốn mình mềm mại. Nhưng nên nhận net 1cong đây viết chậm chứ không nhanh. Nét cong nhanh tỏ sự mềm mại tự nhiên của bản tính hay là sự giầu tưởng tượng. Nét cong chậm và ấn mạnh tỏ một vẻ mềm mại đắn đo tính toán. Vì một mục đích gì mới mềm mại, chứ thực tính ông cứng và không được thanh lam. Cuối chữ P, nét co vào hình tròn tỏ lòng vị kỷ rất mạnh cái gì cũng thu vào mình.
(1)    nét thẳng có móc lưỡi câu: thẳng và khó tính, có khi thành nóng nẩy.
(2), (3), (4) đều một nét thẳng con rõ ràng trong từng một cử chỉ một. Nhưng (2), (3), (4) cứ từ từ to mà thuôn nhỏ dần đi: thích giấu ý nghĩ.
Những nét ấy lại nối nhau bởi những nét hơi cong (hình tên --->). Tất cả lộ hình một con sông nhiều khúc gấp, tầu đi trong sông dễ bị nguy hiểm vì không đoán trước được mà tránh. - Óc biến báo xoay trở.
Các nét rất chậm và ấn mạnh là kiến văn không thâm thúy lắm nhưng đắn đo trong việc làm, không dễ bồng bột, không dễ tin. Trọng lợi hơn trọng tình. Hoạt động chắc chắn.
Trung vận khá hơn tiền vận và hậu vận.

Tóm lại
Ông Luyện và ông Luận giống nhau vì chữ ký có nhiều nét cong tỏ ra người có óc tinh-nhụê (esprit de finesse); nhưng ông Luyện tinh nhuệ mà lại thiên về lý khác ông Luận thiên về tình. Trong bốn chữ ký, chữ ký ông Luận tỏ ra là người dễ cảm động nhất. Chữ ký ông Luyện thuộc của một người “đời bên trong” cũng giầu, nhưng lại lạnh lẽo hơn, ông ưa lý luận hơn tình cảm. Ông Phú rõ là một người cứng đấy mà biết mềm, một thứ mềm mại tính toán chứ không hồn nhiên như ông Luận. Ông khắc khổ trong hành vi và hay biến báo. Ra đời ông “láo” hơn ông Luyện và ông Luận. Nhưng tôi sợ hậu vận của ông không được như ý sở cầu. Ông được cái dấu sắc (`) mạnh mẽ ở cuối chữ u nó cứu vãn một ít tình thế về sau và cái vạch ngang ở dưới chữ ký tỏ ra óc ông trông rõ hiện tại, nhưng cũng như chữ ký từ to đến nhỏ, cái vạch ngang ấy không dài hết chữ mà chỉ đến đầu chữ u đã ngoặc xuống tỏ ra hậu vận đoản. Còn ông Học, chỉ được cái hoạt động, nói nhiều, thích oai chứ về tình lý thì không có gì xuất sắc như ông Luận và ông Luyện, về đắn đo thì không thận trọng như ông Phú.
Xem như thế, chúng ta có thể kết luận một câu rằng làng báo Bắc-kỳ sang năm Tân-tỵ không thể đặt nhiều hy vọng vào ông Học. Về ông Phú, ông chắc chắn nhưng ở cuối cùng nhà xem chiết tự lại nói “trung vận khá hơn tiền vận và hậu vận” cái đó ta con ngẫm cũng như ta còn phải ngẫm câu “sự muốn bỏ dở về nghỉ ngơi trước khi chưa cần về nghỉ ngơi” nói về ông Luyện vậy.
Duy có một điều ta biết chắc rắng cái vận mệnh báo giới hàng ngày ở Bắc-kỳ, nếu cứ trông vào ở bốn ông chủ báo hàng ngày ở đây hiện giờ thì quả thực cũng ít hy vọng được tiến bộ hơn năm Canh-Thìn vậy.
Chúng ta cũng nên mong rằng một sự lạ, hay một vài người khác trẻ hơn bốn ông này, hăng hái hơn bốn ông này sẽ bước vào trong hàng ngũ báo hàng ngày để lay động làng báo và đem thêm chút sinh khí cho nó.
Chúng ta chờ ...
Và như lời nhà đại văn hào Mỹ Louis-Bromfild đã nói thì: chờ cái gì mà chẳng đến với ta.
VĂN THÁI-SƯ



Add comment