Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941) - * LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA

Mục lục
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941)
* HÃY CAN ĐẢM MÀ BƯỚC SANG NĂM MỚI
* TÍNH SỔ KẾT TOÁN CANH THÌN
* Ngày xuân (VŨ BẰNG)
* Năm Tân Tỵ sẽ đem cho ta những gì?
* NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày
* Nàng mai
* Đảo phi hoa
* Ba vợ chồng táo quân
* Thiếu một cây nêu
* NHỮNG PHONG TỤC LẠ trong ba ngày Tết ở khắp trong nước
* TẾT TÂY Ở TA
* TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
* TẾT Ở LÀO
* BA CHUYỆN LẠY MỪNG TUỔI LẠ ĐỜI
* Ba mươi Tết của trâu bò gà lợn
* LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA
Những ngày đầu tiên một năm vô duyên (NGUYỄN TUÂN)
* Ý xuân (trích “NGƯỜI MẸ” nữ sĩ Pearl S.Buck)
* Ngày Tết ở Nhật
* THƠ TẾT
* NGHỆ THUẬT ĂN TẾT - đồng bào ba kỳ ăn Tết ra sao ?
* Thơ mán Vẩn-bao
* NGHỆ THUẬT CHƠI TẾT
* Nụ cười đầu xuân
* ĐẦU NĂM XIN THẺ
* CHƠI BÀI
* Các quảng cáo
Tất cả các trang

LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA


Lê quán sao lục
Xưa, các cụ “nhà nho”, ngoài việc ngâm thơ, vịnh phú, hay làm câu đối để biểu-lộ khí-phách của mình để tiêu-dao ngày tháng. Hiếu, hỷ, gặp bất cứ việc gì, các cụ cũng nhân dịp làm câu đối.
Gặp một đám cưới ? Lễ mừng của các cụ là một câu đối. Một đám ma ? Lễ viếng của các cụ cũng chỉ một câu đối. Nếu là một đám ma to, thế nào cũng có những cây bút có tiếng, nên các cụ quên ăn, quên ngủ, vò đầu, bóp trán, cố sao “cho ra” một vài câu xuất chúng. Thành ra một đám ma to là một nơi tập trung những khí phách của các anh tài ... tài đối. Chẳng thế mà, sau khi ông Cử, ông Tú...đi đám ma về, câu hỏi thứ nhất của mọi ngưới là : “Đối của ai hay nhất đám?”
Tết đến. Làm câu đối là công việc đầu tiên, quan trong kính cẩn nhất của các cụ. Ngay từ đầu tháng chạp, các cụ đã bắt đầu nghĩ. Và tối ba mươi Tết, từ cột đình cột chùa, đến cột nhà cột bếp, cho nào cũng dán đầy giấy đỏ.
Sáng mùng một, các cụ đi chúc Tết nhau, chỉ mang một thứ lễ quý nhất : tấm danh thiếp. Một mảnh giấy con gập làm tư xinh-xắn để vào lòng một cái đĩa Tàu trắng phau. Ba quả cau tròn trĩnh màu xanh biếc đè lên trên làm nội bật màu hồng thẫm hay màu vàng tươi của cánh thiếp. Còn gì nên thơ, tao-nhã, thanh-khiết, giản-dị bằng ? Và trong danh-thiếp : một câu đối chứa đầy hạnh-phúc.
Thời ấy đã xa chúng ta rồi. Ngày nay, lễ viếng ? một vòng hoa; lễ mừng ? một hộp phấn ; lễ Tết ? mấy chai rượu. Ít người dùng câu đối nữa. Người ta ngậm ngùi nhìn những cụ già râu phờ tóc bạc ngồi bán văn viết câu đối ở xó chợ đầu hè. Các cụ lấy hết gân, thu hết tàn lực cố kéo lại cái thời oanh liệt của câu đối. Nhưng vô hiệu. Thời ấy đã mai một. các cụ sợ rối “nó” đi đến diệt-vong. Nên gần đây các báo chí, mỗi khi Tết đến, đua nhau tán dương câu đối để làm vang lại “bóng thời xưa”. Nhưng họ chỉ tán dương thế thôi, không làm gì hơn nữa. Than ôi ! tiếng vang rất ngắn, xuân tàn rồi tiếng vang cũng mất ! Bao giờ lâu đài câu đối được kiến-thiết lại một cách vững chắc mãi mãi ! Nào đâu các ông Nghè, ông Bỉnh sống sót lại thời nay ?
Ta nên nhận cái công phu kiên-cố của các cụ trong câu đối. Ý, đều có điển tích; chữ, đều ở trong sách. Nên câu đối rất thâm-thuý. Song không phải cụ nào cũng đạo-mạo đứng-đắn thế đâu. Nhiều khi các cụ tìm cách châm chọc nhau ; vì thế, đã bao phen các cụ gây thù oán với nhau. Thù, oán ấy còn để lại đời đời, cha truyền con nối, chỉ tìm dịp trả lại.
Ví dụ: Cụ Nguyễn-tư-Giản (Bắc-Ninh) đỗ Hoàng-giáp. Cụ Yên-Đổ cũng đỗ Yên-giáp nhưng cùng khoa với ông nghè Nguyễn-Kham, con cụ Giản. Trong một câu đối mừng cụ Yên-Đổ, Cụ Giản có ý xếp ông này ngang hàng với ông nghè Kham. Nhăm nhe mãi, cụ Yên-Đổ đã được dịp trả thù: cụ Nguyễn-tư-Giản chết. Sinh thời cụ Giản có làm bài văn bia ca-tụng ông quận-công Nguyễn-hữu-Độ, bia ấy lập ở Sinh-từ Hanoi và nghe đâu khi còn làm quan cụ Giản không biết làm gì mà bị tội. Cụ phải cầu-cứu đến cha Sáu ở Phát-diệm (Ninh-Bình). Cụ Yên-Đổ viếng rằng:
“Nhất thiên tuyệt bút, Sinh-từ hạ,
Thiên tải du hồn Thuý-tĩnh gian”.
Ý nói: tiếng tăm của ngài còn ghi ở bia Sinh-từ, nhưng hồn của ngài có về thì phải phảng-phất quanh ngọn núi Thúy-lĩnh (Ninh-bình). Kết quả: câu đối bị xé ngay.
Một lối chơi cầu kỳ của các cụ: mượn một người để ám chỉ một người. Ông Đặng...tổng-đốc Hà-đông, sợ vợ có tiếng.
Vợ ông án-sát tỉnh ấy chết. Hôm bà Án mất, Hà-đông còn mang tên cũ là tỉnh Đơ. Ngày hôm sau, thành Đơ đổi tên là Hà-đông. Thừa dịp, ông Trần-tán-Bình xỏ ngọt ông Đặng ....bằng câu đối phúng bà án:
“....(Vế này không quan hệ),
Phu-nhân hiền đức, địa danh chung cánh tỵ Hàđông.
Ý nói: không phải là Hà-đông sư tử, nên bà không thèm sống trên cái đất mang tên Hà-đông.
Ngày trước, đại tang, các cụ không được đi thi. Rủi cho ông Bùi-hướng-Thành, còn 15 ngày nữa mới hết tang bố, mà kỳ thi đã đến. Nhưng sao lại may cho ông, kỳ thi ấy hoãn lại mười lăm ngày. Ông đi thi, đỗ cử-nhân. Nên chú ý: ông đỗ trên có một người. Ông Trần-tán-Bình mừng ông cử mới:
“Thiên ý diệc liên hoa, cống viện từ lai tam ngũ nhật,
Khuê trung ưng phá tiếu, tài lang áp đắc kỷ đa nhân.”
Ý nói: giời run rủi hoãn kỳ thi lại mười lăm ngày, về nhà vợ phá lên cười: “Chàng đè được nhiều người nhỉ? Đè được một người ? Ý ông Bình muốn nói ông Thành chỉ đè được ... vợ, kết quả: câu đối ấy theo thần hoả lên mây.
Nhiều khi các cụ ngồi chắp chữ chơi. Các cụ cũng cười, cũng nghịch, cũng trẻ trung đáo để.
Một cô hàng thịt đến xin đối tết: Cụ Tam-Nguyên Yên-Đổ đọc luôn:
Tứ thời bát tiết, canh chung thuỷ,
Ngạn liễu đôi bồ, dục điểm trang.
Một ông lý-trưởng đến xin câu đối vế dán chuồng lợn. Cụ Đinh La-Ngạn nói: muốn lợn to ? dài ? Thì viết đi:
“Trường trường, trưởng trưởng, trường trường trưởng;
Trưởng trưởng , trường trường, trưởng trưởng trường.
Lý-trưởng tần-ngần mang về.
Cụ nghè Tân làm đối cho anh thổi kèn, khóc mẹ:
“Hu ta tồ hề, tùng xích tùng tử tịch cốc”
(vế nữa không nhớ). Các bạn nghe: toàn những tiếng mõ, chiêng, trống, kèn,.. .nhưng rất có nghĩa: than ôi ! mẹ bắt chước Xích-Tùng-Tử nhịn ăn (tức là chết).
Cụ Cử Nhung, quê ở xã Bắc-Thôn, tổng trà-Lũ, huyện Giao-thủy, phủ Xuân-trường (Nam-định). Nhân tiết xuân, làng mở hội. Cụ làm câu đối dán cột đình, nơi phòng trà;
Tiết đáo xuân trường lưu nam bắc thôn cư vô hạn lạc;
Tân lai trà lũ chước, tất giao thủy ẩm hữu dư hương.
Ý nói: nhân dịp xuân kéo dài, nam bắc các thôn vui vẻ quá; khách lạ đến đây, xin rót chén trà, chỗ bạn bầu uống nước trà ấy càng có hương vỵ. Rõ ra cảnh làng vào đám. Cụ đã khéo dùng những tiếng : Xuân trường, bắc thôn, trà lũ, giao thuỷ, trong câu đối.
Đêm ba mươi tết, ông Tú-Xương còn nằm ở nhà hát, có bốn cô đầu: Yến, Oanh, Lan , Hạnh. Sáng mùng một, một ông đồ (bạn thân thường đi hát với ông Tú) đến chúc tết, thì vừa gặp ông Tú về. Ông Đồ đọc rằng:
“Tiệc yến bày nhà lan, chúc tết ngâm câu cẩm tú,
Giọng oanh vang ngõ hạnh, mừng xuân dong chữ vinh-xương”
Ông Tú nhoẻn cười nhìn bà Tú !
Nhiều cụ lại giở giọng khôi hài trong câu đối. Cụ Nghè Tân đã nổi tiếng về khoa ấy.
Cụ chúc tết cô ruột:
“Cô lô cô lốc...ốc...
Năm mới năm me...que...”
Để thay câu đối, nhiều khi các cụ chỉ dùng mấy chữ cho giản tiện, nhưng có khi các cụ cũng điểm những nụ cười để mỉa nhau.
Ông Huyện Chén ở Nam-định chết. Ông Tuần Vũ khóc:
“Tống quân nam phố”
Ông đã moi tên hèm ông huyện bằng những chén tống, chén quân, chén nam, chén phố.
Kiểm-duyệt bỏ
LÊ-QUÂN (Sông Vỵ)



Add comment