Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941) - * Ngày Tết ở Nhật

Mục lục
Báo TRUNG BẮC CHỦ NHẬT (số TẾT 1941)
* HÃY CAN ĐẢM MÀ BƯỚC SANG NĂM MỚI
* TÍNH SỔ KẾT TOÁN CANH THÌN
* Ngày xuân (VŨ BẰNG)
* Năm Tân Tỵ sẽ đem cho ta những gì?
* NĂM MỚI CHÚNG TÔI XEM CHIẾT TỰ Bốn ông chủ báo hàng ngày
* Nàng mai
* Đảo phi hoa
* Ba vợ chồng táo quân
* Thiếu một cây nêu
* NHỮNG PHONG TỤC LẠ trong ba ngày Tết ở khắp trong nước
* TẾT TÂY Ở TA
* TẾT TA DƯỚI TRỜI MỸ
* TẾT Ở LÀO
* BA CHUYỆN LẠY MỪNG TUỔI LẠ ĐỜI
* Ba mươi Tết của trâu bò gà lợn
* LÀM CÂU ĐỐI ĐỂ CHƠI CHÙA
Những ngày đầu tiên một năm vô duyên (NGUYỄN TUÂN)
* Ý xuân (trích “NGƯỜI MẸ” nữ sĩ Pearl S.Buck)
* Ngày Tết ở Nhật
* THƠ TẾT
* NGHỆ THUẬT ĂN TẾT - đồng bào ba kỳ ăn Tết ra sao ?
* Thơ mán Vẩn-bao
* NGHỆ THUẬT CHƠI TẾT
* Nụ cười đầu xuân
* ĐẦU NĂM XIN THẺ
* CHƠI BÀI
* Các quảng cáo
Tất cả các trang

Ngày Tết ở Nhật


Ăn zoomi chàm với misso rồi uống rượu tosso trong ngày Tết, người Nhật-bản kiêng nhất vần “ shi “ cũng như ở nước ta kiêng nói đến tên con ... bố dù.
Từ khi người Nhật theo dương lịch (1872), ngày Tết của họ không còn được linh-đình như hồi còn theo âm-lịch và cũng vì thế, ngày đầu năm mất đi nhiều thi vị.
Bắt đầu từ 13 Décembre họ đã sửa soạn cọ rửa khắp cả nhà lau chùi đồ đạc để kịp đến ngày lễ Motchis (tức là lễ bánh nhân gạo) ; nhiều nhà đến  dịp này phải mời các tay đầu bếp chuyên môn. Họ đến từng nhà và mang theo các đồ nghề lỉnh kỉnh dùng vào việc gói bánh.
Trước Tết hai ba ngày, ngoài cửa trong nhà đều trang hoàng một cách có ý nghĩa. Mỗi cửa đều có chậu trồng những cây thông (kadomatsu) và tre cao để cầu phúc vì người Nhật tin rằng ở trong những cây ấy có trú ẩn những vị phúc thần. Trên mái hiên mắc một giàn rơm Tết như Tết đuôi sam, Tự ở giàn, rủ xuống những sợi rơm lơ thơ khác. Lối trang hoàng này là một cổ-tục truyền lại. Tổ tiên người Nhật xưa trong những hội hè vẫn ưa làm cái gì đơn giản. Thêm vài giàn rơm ấy, còn mắc lủng lẳng vài quả chanh, mấy con tôm rồng, vài nhánh rêu bể, mấy cây dương-xỉ tục gọi là đuôi cáo và một ít lá xanh của cây Irizousia. Mỗi thứ này đều mang một ý nghĩ tốt lành cho người trong nhà.
Đêm hôm 1 er janvier, một vài đền miếu mở cửa. Trong cung đèn thắp sáng chưng, các thiện-nam tín-nữ đến đó ấy mồi lửa đem về. Họ dùng mồi lửa này để nấu zoomi, một thứ bánh gạo tẩm nước chấm Misso, một món ăn có đậu trắng nhiễn ra trộn với lúa mạch và muối. Bữa tiệc đầu năm, ăn trước khi mặt trời mọc, chỉ độc có một món này. Sau đậu trắng đến đậu đen ngưới Nhật dùng trong gia-đình, trong những bữa cơm thường cùng với hai thứ cá: giống Kazannoki đánh ở bể Yezo và giống Gomaníe thường sống từng đàn đông vô kể như cá mòi.
Những hạt đậu nhỏ và nhiều trong lòng trái đậu, những con Kazannoki thường sinh nở từng đàn, những con Gomaníe thường sống tụ họp hàng mấy ngàn con, đối với dân Phù-tang là tượng-trưng câu châm-ngôn : “Hãy sinh nở cho nhiều gấp bội lên” và là chỉ-thị một hi-vọng đẹp ! Lúc đó người ta mới uống rượu “tosso” nấu bằng các dược-thảo, vị hơi đắng, nhưng theo các tay sành uống thì có một hương vị êm-ái lắm.
Tất cả cái mỹ-vị-pháp tượng trưng ấy cũng không khiến người Nhật quên các lễ-nghi ngày đầu năm bó buộc tất cả các dân trong nước phải theo.
Trong triều
Thiên-hoàng tiếp các văn võ, quần thần, Võ quan bậc phẩm phục có tua, phẩm phục văn quan thêu kim tiến nhiều ít tuỳ theo quan cấp, ngài nào ít tước-vị thì mặc thường phục đen.
Năm 1872 - bắt đầu bỏ âm-lịch – là năm cuối cùng Thiên-Hoàng tiếp,các quần thần theo nghi lễ ngày xưa. Vua bận đại triều phục lối ngày xưa Chỉ trong vài phút, các quan liêu ngoịa quốc được trông thấy như thế, rồ một cái màn che đi thế là một thời-đại cổ-điển chấm hết. Bậy giờ thì vua đội mũ có lông chim trắng, áo có tua, quần bằng len casimir viền nẹp kim tiến.
Tại nhà các quan cao cấp.
Rộn rịp, đi thăm và chúc tụng lẫn nhau; các mã-phu tranh nhau đón khác trước cửa dinh các quan thượng. Những ai không có xe thì đi gúeta (một thứ guốc gỗ), họ tươi tỉnh dẫmlên bùn hay trên tuyết, tay khư khư cầm giầy.
Tại tư gia
Đi thăm lẫn nhau, uống trà. Những nhà theo cổ tục, hôm đó tránh dùng đến vần “shi” (ngữ căn của tiếng Tử: chết); đó là một điều xấu. Vì tránh vần “shi” (nó là một vần trong nhiều tiếng Nhật) nên người ta phải dùng từng tràng tiếng nói bóng thay vào.
Hôm đó, kẻ dưới mang lại biếu người trên nào cam nào trứng sống; họ buộc thêm vào lễ-vật một mẩu đuôi cá Kazannoki hay Gomaníe bằng những sợi dây màu xinh xắn. Chủ nhân đối với nô-bộc thì cho tiền. Trẻ con được đồ chơi.
Trong dân gian
Được nghỉ cả tuần lễ đầu năm. Họ đi chơi rải rác khắp phố, du-xuân những hôm tiết trời đẹp, nếu không họ họp nhau chơi đàn sa-mi-sen và uống trà. Khí trời ấm áp thì phong cảnh còn hữu tình hơn nữa.. Đâu đâu, từ trong nhà đến ngoài đường đều dập dìu như ngày hội.. Họ vui cười, gặp nhau cúi mình thi-lễ, tay xa đến gối và không quên câu chào mừng đã thành lệ.: “Omedetto”. Nhiều cửa hàng mở giữa trời, đồ chơi vô số, nhiều cái rất kỳ quặc.
Ngày cuối năm đối với những ngưới có công nợ là cái khoảnh khắc mà ngưới Pháp gọi là  khoảnh khắc Rabelais.. nghĩa là y như bên ta cuối năm công nợ đâu phải trang trả cho sạch, đừng để mang tiếng là ăn-quịt, mới được người ta tôn kính. Trang trải nợ nần xong còn phải mua đồ chơi, sắm Tết, cho nên tốn, nhiều anh nhà nghèo muốn tránh sự phiền toái ngày đầu năm phải tìm sự quên trong cốc rượu sakê.
Cái thú ngày Tết của trẻ con Nhật thì hoàn toàn. Chúng chạy rông ngoài phố, con trai thả diều, dây diều có khi mắc cả vào chân các khách qua đường ; con gái cầm vợt và quả cầu tung tăng.
Khách du lịch thấy Phù-tang Tam-đảo quả là mộ thiên-đường trên lục-địa.
TRỌNG
(Ảnh : Ngày xuân mấy cô Ghesa nhảy múa)



Add comment