Đặng Quốc Hoàng sinh năm 1982, hiện đang giảng dạy Trường THCS Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang). Quê hương huyện U Minh Thượng là huyện vùng sâu, có rừng Quốc gia U Minh Thượng, đặc sản có khô cá sặc rằn, mắm cá lưỡi trâu, khô cá lóc, mật ong rừng… những món ăn dân dã đậm hồn quê: đoạt choại, bồn bồn, bông điên điển. Xin trích bài thơ “Miệt Thứ” của anh thay lời giới thiệu:
Phà Tắc Cậu đưa anh về Miệt Thứ
Thăm lại quê xưa mảnh đất anh hùng
Nơi hoài niệm một thời trai trẻ
Miền tuổi thơ đặc quánh hương tràm
Tuổi thơ trôi: cánh đồng hun hút gió
Nghe ngai ngái mùi bùn rơm khói rạ
Chiều nước lớn bầy trẻ vui rộn rã
Nhịp cầu quê bì bõm dưới dòng kênh
Về Miệt Thứ đêm nằm nghe cá quẫy
Mật ong rừng ngọt lịm vị đầu môi
Câu hát xa nhớ về nguồn cội
Thấm máu xương bao đồng đội… chưa về!
Mai anh về phố thị thênh thang
Có ủ chút hương tràm Miệt Thứ
Chút mắm rừng mặn tình quê xứ
Dưa bồn bồn, đọt choại… Những hồn quê…
(Ảnh: Internet)
Lạ lắm nhé, cứ mỗi lần tôi chú ý đến chuyện gì có dính dáng đến ba tôi - nhà thơ Yến Lan thì việc đó trở nên thuận lợi hẳn. Vở kịch thơ Bóng giai nhân của ba tôi có hai nhân vật tráng sĩ, một do nhà thơ Nguyễn Bính, một do nhà văn Vũ Trọng Can đóng. Và tất nhiên không thể thiếu “bóng giai nhân” do cô gái lai thủ vai trong đêm ra mắt đầu tiên tại Huế, được vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu đến dự - là một ví dụ.
Nhà thơ YẾN LAN
TRẦN HOÀNG NHÂN QUA HÍ HỌA CỦA LAP
(Nhân Tết Âm đã về!)
Càng sống ở đô thị càng thấy người đông
Phố ngày thêm chật
(Lêu bêu mọi miền
Bắc Trung Nam và cả Phi Châu
Tây Âu cùng một giòng vì đói)
Bụi và người càng nhiều
Đôi khi người nhiều hơn bụi
Đất không nở ra thêm
Đô thị mới triền miên
Đô thị như cơn điên gọi tên thành phố - thành phố
Người đóng thuế say mềm, làm tình, sinh sản
Đất không nhiều như tinh trùng, trứng rụng
Đất mẹ chết từng giờ đau đớn
Vì bầy con giẫm đạp chen giành
Đất chia nhau từng ô nhưng phân lô gồm hai phần Sống - Chết
Ồ, Nghĩa và Địa phân tranh
Ồ, những thay ma vẫn cần
Dù thở bằng môi hay bằng tim
Thở hơi bướm hay hơi chim...
Đều bay...
Linh hồn chật quả địa cầu
Bấu víu vào chút gì còn xót lại
Nếu linh hồn vui
hẳn nhiên tiệc tùng còn mãi
Nếu linh hồn say
đêm chẳng còn ai khiếu nại
và không còn gì ái ngại
Chết Đi...
Gần Tết gần về quê
Âm lịch
Cồn cào nhớ khoảng thênh thang
nơi ít bệnh viện
ít khách sạn
ít bao cao su
Người ta gần nhau vì yêu
Yêu xong có bầu không toan tính
sinh con đẻ cháu như cỏ mọc
nhưng cũng chết nhiều như rơm khô
vì it nhà hộ sinh, ít đóng thuế, ít hà hiếp...
chết như cây cỏ lại vui vầy!
Đau đớn thay giữa muôn trùng phương tiện
Người nhìn người chết thảm chẳng hề gì
Cõi này là âm hay dương!?
T.H.N
Nhà thơ Xuân Diêu cho rằng “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây..”. Ba tôi - thi sĩ Yến LaN, có lẽ cũng vậy chăng? Có phóng viên hỏi ông: “Người ta thường nói thi sĩ rất đa tình, vậy với ông?” ;. Ba tôi trả lời: “Tôi chưa bao giờ mở lời nói với bất kỳ người phụ nữ nào là “Em đẹp lắm, anh yêu em vô cùng”. Tôi chỉ tỏ bằng ánh mắt và những vần thơ nhớ nhung. Vì thế tôi đã đánh mất rất nhiều tình yêu, chỉ vì nhìn thôi nên qua luôn”. Thường tình lúc nhỏ, ba tôi hay kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn để ru ngủ chúng tôi. Khi chúng tôi ở vào lứa tuổi dậy thì, thì má tôi hay kề về các nàng thơ của ba. Các nàng thơ ấy lần lượt, từng người một, lãng mạn, thanh tao duyên dáng lướt qua rồi hiện ra từ những vần thơ tình của ba tôi. Nay tôi xin kể lại:
Nhà thơ Yến Lan, Nguyễn Thanh Mừng đi xe ngựa
Thời gian ba tôi - nhà thơ Yến Lan, lúc đó ký bút danh Xuân Khai, về dạy học ở Tam Quan (Bình Định) có một chuyện tình mà ít người biết đến. Câu chuyện tình này giàu tính nhân văn, lãng mạn, song cũng rất bi, hài. Lúc đó, thầy Nhân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học ở Tam Quan có giới thiệu cho ba tôi cô gái tên là Điệp. Sở dĩ như thế, vì thầy muốn qua đó ba tôi sẽ ở lại đây dạy học lâu dài, chứ không đi nơi khác. Vừa nhìn thấy cô gái, thầy Xuân Khai như bị hút vào nét đẹp kỳ diệu của cô. Cô đẹp mê hồn, khuôn mặt trái xoan đầy đặn, má ửng hồng, đôi môi mọng gợi cảm, hai má lõm đồng tiền làm nụ cười càng thêm quyến rũ!
Thi sĩ Yến Lan
Tình yêu, đó là chủ đề muôn thuở của nghệ thuật. Tình yêu cũng đồng thời là chủ đề được truyền thông ở nhiều góc cạnh trong năm qua, nhưng không hẳn dưới lăng kính nghệ thuật mà còn ở khía cạnh khác.
Minh họa: DAD
Trên Facebook, tôi có nickname Trịnh Lù Đù. Avatar: Một con gà trống rù vì bị cúm gia cầm. Status: “Người lù đù luôn gật gù như con gà rù”. Còn nàng có nickname Vân Lu. Avatar: Một chiếc xe lu cán đá trên đường. Status: “Em muốn luôn luôn lăn đi vì bánh xe lu lăn đi sẽ không bị bám rêu”.
Tác giả ĐOÀN DUY XUYÊN
Anh về xứ Thanh trời giăng mây bão
Thất lạc giữa dòng đời ta gặp nhau
Đâu bởi lương duyên
Chẳng phải tơ trời
Sao lại xiêu lòng thôn nữ miền cao
Thuở ấy nàng Loan nụ nhài vừa hé
Ta đã bốn mươi một gã phong trần
Rót mật vào tai
Môi nàng khe khẽ
Nắng Sài Gòn trong đó đẹp không anh?
Ừ, cũng đẹp như con gái xứ Thanh
Câu tán tỉnh tưởng chừng vu vơ ấy
Có ai ngờ thổn thức mối tình say
Ngọn gió mong manh ru giấc mộng lành
Nàng tiễn sang sông
Thay lời ly biệt
E ấp trao tay một cánh nhung hồng
Anh bối rối ép vào trang sách mới
Thổn thức nửa đời
Lạc chốn hư không
Đóa hồng hồi nớ chừ đã héo hon
Hai đứa hao mòn trong ngày tao ngộ
Trao lại nàng cánh hoa khô nhung nhớ
Sông Chu sóng vỗ
Tình mãi ngây ngô
Đ.D.X
Cùng một tác giả:
Nhớ một người (thơ)
Cõi sầu riêng em (thơ)
Tên người và số phận (tạp bút)
Công tử Ả Rập (phóng sự)
Nhật Bản vui hay buồn? (bút ký)
Đảo Phan Vinh thuộc chủ quyền của Việt Nam (ảnh: http://vi.wikipedia.org)
Anh Nguyễn Văn Mỹ, cựu chiến binh trở về từ chiến trường K, từ nhiều năm nay là người tổ chức các tour du lịch dã ngoại. Anh đi nhiều, viết khỏe. Hầu như bài viết nào của anh in trên báo TN tuần san cũng đặt vấn đề cho bạn đọc suy nghĩ, gợi mở nhiều thú vị. Anh vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn chùm thơ viết về Trường Sa - cảm hứng từ các chuyến đi thực tế. Đọc kỹ, chúng tôi chọn lấy những bài thơ này và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
L.M.Q
(1.2014)
Sau các bản dịch: Thơ dịch từ tiếng Anh của một nữ sinh lớp 11, Khoảng cách giúp tình yêu bền vững hơn, Trẻ em thường bắt chước thói quen xem tivi của bố mẹ, Làm thế nào để sống một mình mà không cô đơn, chúng tôi vui mừng nhận được cả trăm comment của bạn đọc xa gần. Vừa góp ý, vừa khen ngợi.
Nay, em Lê Vũ Quỳnh Phương vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn 2 bản dịch mới.
Em LÊ VŨ QUỲNH PHƯƠNG
Trang 74 trong tổng số 91