Hòa hợp- kỳ duyên: Tôi có Em
I- Người em yêu mến (1959 – 1969)
(Mười năm đầu)
Tâm ý - kỳ duyên Tôi biết Em,
Tuổi hai mươi đẹp mộng êm đềm…
Thư sinh giã biệt đời côi cút,
Tay trắng mơ đầy nghiệp bút nghiên!
Ngày ấy Tôi như vườn cỏ lạ,
Em vào: ong - bướm trỗi hờn, ghen…
Lời hoa ghi trọn hương tình ái,
Hòa hợp- kỳ duyên: Tôi có Em
II- Người bạn ân tình (1969-1999)
(Ba chục năm sau)
Gập ghềnh hạnh phúc chốn trần gian,
Em đã cùng Tôi dạo phím đàn:
- Bão biển mưa rừng chia sẻ sống,
Đường đời hai đứa vượt gian nan!
Em là tất cả hồn Tôi đó,
Bướm bạn hoa tình, bao chứa chan…
Từ mộng đem mơ vào trải nghiệm,
Em nguồn êm ả chốn trần gian!
III- Người chị quí thương (sau 1999)
(Những năm sau đáo tuế)
Nhịp chân đáo tuế - tuổi vào đông…
Vóc hạc thời gian nhạt sắc hồng,
Tình vẫn hơn xưa, và sáng đẹp:
- Hào quang người chị tỏa soi chung,
Bên chồng - con - cháu quên năm tháng…
Thần tượng gia đình, Em biết không?
Tôi cám ơn đời ban tặng: Vợ,
Khung trời thương quí với bao dung !
Lê Hưng VKD
(Hè 2014)
Ngày mới về lại quê nhà ngay sau Giải phóng 1975: Tất cả đã thay đổi; con sông nước trong xanh cạnh nhà bác Sáu Mai; xưa má thường ra giặt giũ; nay khô cạn, trơ sỏi đá, rác rến lấp đầy một nửa. Chiến tranh đã xóa đi nhiều dấu ấn thời trai trẻ của ba tôi - nhà thơ Yến Lan. Hoài niệm và thực tiễn cứ đan xen, chập chờn thực hư, nhớ nhớ, quên quên. Nghĩ đi nghĩ lại, tình quê lại choán hết tâm hồn ông:
Nhà thơ Yến Lan
Mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng nợ công, thậm chí đứng trước nguy cơ về sự tồn tại trong việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song vùng đất này vẫn tự hào là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đó là Hy Lạp.
Visa Schengen và 3 chặng đường bay
Nhà hàng Vietnam ở Athens - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Năm 1972, giặc Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt hơn, điều kiện sống của người dân nói chung đã điêu đứng lại càng thiếu trước, hụt sau. Đối với ba tôi - nhà thơ Yến Lan - dẫu khổ và thiếu đến đâu ông vẫn là một cán bộ tốt, chấp hành đúng bổn phận của một công dân đối với vận mệnh của Tổ quốc. Nhà có ba con trai, ông đã khuyên hai đứa vào chiến trường miền Nam. Mỗi lần nghe Đài báo tin “Đồng bào chú ý máy bay địch cách Hà Nội…cây số bà con hãy nhanh chóng xuống hầm trú ẩn” - tôi lại thấy đôi lông mày ba tôi nhíu lại, nét mặt như chùng xuống. Mùa xuân 1975, khi quân giải phóng tiến đến Bình Định, ba tôi viết bài thơ Hôm nay đã đến, Bình Định ơi, trong đó có đoạn:
Nhà thơ Yến Lan
1/Khái quát về ca trù:
Trong kho tàng thi - ca Việt Nam, nhất là hình thái cổ điển, ca trù của dân tộc ta đã được nguời phương tây giới thiệu: "c'est l'air de chanson destiné au chanteuse" ( ấy là phong thái khúc hát điệu nhạc dành cho nguời ca nữ). Tác giả những bài ca trù đã tư duy sáng tác "hài hòa luỡng tính" giữa THƠ & NHẠC giao duyên "âm -duơng" với nhau (âm là nguời kỹ nữ, dương là giới mặc khách - tao nhân). Quá trình sáng tác ca trù theo như dẫn giải của cụ Lê Lã Triệu (gốc nguời tỉnh Hưng Yên xưa, một thời nổi tiếng "hào hoa phong nhã "trong giới thương nhân hàng tơ lụa từ Hà Nội đến Đà Nẵng đầu thế kỷ 20):
Hát ca trù (nguồn: ảnh Internet)
Tác giả NGUYỄN VĂN PHÚ
CÁM ƠN
Cho tôi xin cám ơn người phụ nữ tôi yêu
Dù muôn lời nói chẳng phải là nhiều
Dù trong tim ngàn lời yêu mến
Vẫn không bằng một giây phút thương yêu
Đây người phụ nữ đầu đời tôi được biết
Ngực căng tròn dòng sữa ngọt tự nhiên
Tôi đón nhận với hai tiếng Mẹ hiền
Dìu con lớn lòng dạt dào như biển
Bên cạnh còn có người chị người em
Cũng là phụ nữ chân yếu tay mềm
Nhưng sao tôi thấy vững tâm thật
Mỗi khi chiều về khói bếp lên
Cuối cùng tôi cũng gặp được em
Dâng trọn cuộc đời một trái tim
Để tôi được làm tên nô lệ
Xích cuộc đời và chết trong mắt êm
SẦU THU
Gió thổi chiều thu cuốn nỗi sầu
Sóng cuộn tình yêu chảy về đâu ?
Để anh nguyện làm con đò nhỏ
Chở bóng hình ai lướt qua cầu
Xào xạc vàng rơi vướng gót chân
Sông thu gờn gợn ánh trăng rằm
Nhoà lệ sương đêm vương nhè nhẹ
Ướp lạnh cô đơn kiếp phong trần
Sầu thu một thoáng dài nhung nhớ
Vắng lặng hồn yêu mãi đợi chờ
Đưa nhau một lối rồi đôi ngã
Để mắt ai buồn trong tiếng thơ
Trộn lẫn trong đêm một giấc mơ
Ngày đó yêu em ta có ngờ
Mang nặng trong tim một hình bóng
Đến cuối cuộc đời cứ ngẩn ngơ
Mỗi lần thu đến gió đưa về
Một chút ân tình cuối sơn khê
Cho ta sống lại đời ân ái
Ấm lại tim kia nhớ hẹn thề
CÓ KHI NÀO
Có khi tình cờ ngang qua đời nhau
Mong rằng được thăm được hỏi một câu
Chữ duyên chữ nợ còn cao lắm
Đời thì muôn dặm vạn nẽo sầu
Có khi tình cờ biết được nhau
Niềm vui chia sẽ biết được lâu ?
Hạnh phúc đơn sơ mà sâu lắng
Là kiếp phù du chọn kiếp sầu
Có khi tình cờ mến được nhau
Cho cay cho đắng cho ngọt ngào
Đã cho thì không bao giờ lấy
Nhận thiệt về mình dẫu nó đau
Có khi mình biết yêu nhau
Chữ duyên đà đến mong được lâu
Nợ đâu kiếp trước mà không biết
Để đến kiếp này giữ chặt nhau
Chợt một ngày kía tóc đổi màu
Sỏi đá cũng lúc cần có nhau
Giờ ta ôm bóng sầu cô lẽ
Mộng dệt ngày xưa có lẽ nào
N.V.P
Lương y, nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD
1/ Sân khấu trí tuệ:
Về phuơng diện y học "sân khấu" của trí tuệ gồm các định khu thuộc hai hợp phần bán cầu đại não (y học cổ truyền gọi là "phủ kỳ hằng"):
- hợp phần bán cầu não phải là thổ cư của "cái tin" (croyance)
- hợp phần bán cầu não trái là lãnh địa của "cái biết"(connaissance).
Bất kỳ mọi diễn biến tư duy nào cũng đều có sự can dự của niềm tin & hiểu biết (croyance avec connaissance) và chất luợng sự kiện vừa nêu đuợc định danh: TRÍ TUỆ (esprit).
Về phuơng diện triết học: khi trí tuệ nghiêng nhiều hơn về phần tin tuởng (tùy thuộc môi trường sống và trình độ nhận thức cá nhân), vuợt trội hơn phần hiểu biết đang có, mà hưng phấn dự cảm truớc một tiến trình sẽ đến ..... quá trình tư duy ảo biến này, gọi là TÂM LINH (prémonition). Theo sách "Nouveau petit Larousse illustré" - NXB Paris VI -1952, nguời Pháp định nghĩa thuật ngữ Tâm Linh như sau: "sensation précédant un fait et l' annocant” - cảm giác riêng như báo trước sự việc sẽ đến cho mình. Học giả Đào Duy Anh cũng giới thiệu: Tâm linh là cái trí tuệ tự có trong lòng nguời, là dự giác điều mặc giới về tuơng lai... (Hán - Việt từ điển - quyển hạ tr. 243, NXB Truờng Thi - Saigon 1957, và Pháp - Việt từ điển tr. 1362, NXB Minh Tân - 1952).
2- Phân loại hình thái tâm linh:
Trong thực tế cuộc sống đời thuờng, ngành tâm lý học đã phân lập 3 hình thái tâm linh (morphotypologie prémonitoire):
- tâm linh khoa học (prémonition scientifique)
- tâm linh tín nguỡng tôn giáo( prémonition religieuse)
- tâm linh thế tục (prémonition du culte)
* 2.1/ Tâm linh khoa học: khoa học kỹ thuật dựa trên thực nghiệm định luợng bền vững và lôgic toán học, giúp ta có đuợc "cái BIẾT khoa học" thuờng gọi là tri thức ! Còn khi ta tự thân trải nghiệm rồi trực giác những định tính dị thuờng (bất khả tri luận = chưa thể giải thích cụ thể) thì phân tâm học (psychanalyse) gọi là "cái tin siêu hình-croyance ferme et métaphysique" và đây chính là tâm linh khoa học! Năm xưa nhà khoa học ALBERT EINSTEIN đã dự cảm trước hai sản phẩm trí tuệ: thuyết tuơng đối hẹp bàn về vật chất vận động sinh ra năng luợng (1905) và thuyết tuơng đối rộng bàn về cân bằng vũ trụ (1915) .... nói chung thì tâm linh khoa học rất cần thiết cho mọi bộ môn khoa học! là cửa ngõ cho năng lực SÁNG TẠO!
* 2.2/ Tâm linh tín nguỡng tôn giáo: Trong triết học,"cái ta biết" là tri thức lý thuyết, "cái ta làm" là tri thức ứng dụng Riêng "cái ta tin" là tri thức giải thoát, mục đích hoàn thiện quá trình sống bản thân về nhân cách, đồng thời thôi thúc-động viên những ai "chưa đuợc tốt" sẽ trở thành nguời tốt ! Đây là tâm linh tôn giáo, là dòng chảy trí tuệ tinh mẫn giải phóng bản thân giảm thiểu khổ đau, huớng về điều thiện bằng cách phát huy 3 tâm thức "lòng trắc ẩn + thái độ khoan dung + kiên trì bền bỉ ", để tiến đến phát triển đuợc tình yêu thuơng nhân loại..... trong mỗi cá thể!
* 2.3/ Tâm linh thế tục: Cũng gọi là tâm linh theo phong tục - tập quán (prémonition des moeurs,des us& coutumes). Mọi hình thái tâm linh đều khởi nguồn từ trực giác (force d' intuition), nhưng khi "vốn liếng cái ta biết" không đầy đủ (tức là tri thức khoa học còn yếu kém, kiến thức nhân văn còn bấp bênh....) thì nguy cơ "cái ta tin" rất dễ sa lầy vào vùng trũng "mê tín-dị đoan" (mê tín = niềm tin mù quáng, dị đoan = tin tuởng điều lạ lùng, sách Hán - Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, tr. 206 & tr. 554).Tại nuớc ta, là xứ sở nông nghiệp truyền thống , tất cả sự việc - sự kiện phụ thuộc vào các biến động của khí hậu - khí tuợng phức hợp vùng châu Á nhiệt đới - gió mùa xảy ra hàng năm .... đã sản sinh ra rất nhiều lễ hội cầu xin "tha lực" (sức mạnh ở ngoài năng lực của con nguời nông nghiệp) giúp đỡ để an cư lạc nghiệp! lâu dần trở thành phong tục - tập quán mỗi vùng miền.... những tha lực ấy đuợc trí tuởng tuợng loài nguời nhân cách hóa là "thần linh"..... Một cám dỗ khó tránh là "tính vị kỷ" (bản năng sinh tồn của con người: dành ưu tiên cho lợi ích riêng mình truớc!) mà nhiều cá thể đã mưu cầu thái quá (lòng tham lam) trục lợi "thần linh" để làm giàu cho mình hoặc cho nhóm lợi ích của mình.... bất chấp qui luật phát triển của xã hội văn minh đuơng đại:
- vừa tôn trọng nhân cách tính;
- vừa tăng cuờng nhân đạo tính.
Mọi "biến tuớng" của tâm linh thế tục còn rải rác ở nơi này nơi kia...sẽ dần dần bị triệt tiêu, khi nhịp sống chung của cộng đồng đuợc nâng lên (xóa đói giảm nghèo,gíáo dục -y tế đầy đủ số luợng và chất luợng...). TÂM LINH luôn luôn là giá trị ĐẸP của biểu tuợng "thăng hoa tri thức huớng thiện" cho chúng ta khi còn sống!
LÊ HƯNG VKD
(Mùa lễ hội THANH MINH -2014)
Bừng cảm bát nhã tâm kinh
Hành thiền bát nhã ngộ chân như
Ngũ uẩn vô thuờng hẹp lối tu
Hành giả minh tâm và trực giải
Gíúp đời vuợt thoát chuyện sầu tư
***
Nguồn thiền duy thức huớng dung thông
Phật tánh muôn nơi vốn dặn lòng
Ảo ngã do tham - cầu - vọng - tuởng
Lẽ đời khi CÓ lúc là KHÔNG...
***
An trú sân thiền đọng - trữ TÂM
Xả buông danh lợi cõi thăng trầm
Như lai sự vật không thêm bớt
Kiến tánh người ơi: ẩn - lặng - thầm...
***
Lão - tử... hàm sâu nỗi xót xa
Lục căn - trần - thức.... choán hồn ta
Vô minh vô trí...vô sinh - diệt
Nguồn sáng huyền KHÔNG nó - vốn- là !
***
Tịnh độ nơi về... đuốc TUỆ cao
Xóa tan mê - vọng chốn lao xao
Chúng sanh vuợt khổ tìm an lạc
Hồi huớng bình yên mở lối vào!
***
Ba đời TRÍ-HUỆ vuợt ngăn - che
Đích thực bản nhiên rõ bến về
Chư Phật hiện tiền đang mỗi lúc!
Đỉnh thiền ưu việt xóa nguồn mê...
***
Chân tánh bờ xa bỗng hóa gần
Tiêu trừ ách nạn cứu nhân thân
Niệm trang mật ngữ lời siêu thực
Lấp lánh kỳ ngôn minh triết răn...
***
Từ- Bi - Hỉ - Xả, gốc hồn nhiên
Sắc - Tuớng vuợt qua rồi vuợt lên
Giác thức Tự Tri làm bến đậu
Ngộ KHÔNG vô luợng! Vĩnh tâm thiền...
Lê Hưng VKD
(Tiết Thanh Minh - 2014)
Học giả Phan Khôi (1956)
Cứ mỗi lần nghe đến tên Phan Khôi thì trong đầu tôi lại hiện về một quá khứ không lấy gì làm vui cho lắm; hình ảnh một ông già; người cao cao, gầy yếu, nước da men mét, râu tóc bạc phơ rõ dần trong đầu tôi. Ấn tượng về cụ in đậm trong lòng tôi hơn ½ thế kỷ. Nhưng bấy giờ, tôi còn nhỏ, độ 12-13 tuổi, đang học lớp 4 tại Trường Học sinh Miền Nam, ở Hải Phòng. Cái tuổi chưa hiểu gì lắm về thế thái nhân sinh.
Người ta kể lại sự việc khi cụ Phan Khôi mất, lúc bấy giờ cả Hội nhà văn có hàng trăm người ít ai đến thắp cho cụ một nén nhang, chỉ có ba tôi - nhà thơ Yến Lan - là “người bạn thơ độc nhất đi sau linh cữu cụ Phan Khôi đến nơi an nghỉ cuối cùng ở vào giai đoạn đấu tranh gay gắt của cuộc cách mạng văn học vào năm 1959”.
Nói lại chuyện này giờ đây dễ dàng và bình thường nhưng lúc bấy giờ, khi tất cả mọi người xung quanh đều lo sợ liên lụy đến người bị xem liên quan đến Nhân văn giai phẩm thì giữ được cái tình cái nghĩa không dễ chút nào. Mỗi lần nhắc đến chuyện này, tôi lại thấy xót xa nơi con tim mình. Hình ảnh ba tôi đi sau linh cữu cụ Khôi ngày ấy chắc những người đã có tuổi vẫn còn nhớ. Thế tại sao cái đều rất bình thường ấy lại gây xôn xao trong dư luận tại Hà Nội một thời như vậy?
Ngược dòng thời gian về lại những năm của thập niên 50, thế kỷ trước. Năm 1956, gia đình tôi chuyển từ 51 Trần Hưng Đạo về 73 Phố Thuốc Bắc. Cùng chuyển về đây còn có các bác, cô, chú trong cơ quan của Hội Nhà Văn. Nhà 73 phố Thuốc Bắc có chiều dài khoảng 50 m, chiều ngang 5 m. Suốt chiều dài người ta chừa 1 m để làm lối đi chung, rồi ngăn bằng ván làm cho mỗi gia đình một gian để ở. Tầng dưới nhà có 7 gia đình, trên gác chỉ có 3. Những căn hộ ở trên gác thì rộng rãi, biệt lập, có cầu thang riêng, không chung đụng với người xung quanh - dành cho các gia đình cán bộ Hành chính. Toàn bộ các hộ đều dùng chung nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh đều nằm ở cuối nhà. Vì vậy, hàng ngày dù muốn hay không mọi người đều gặp nhau, khi thì nấu ăn, khi tắm giặt v.v…
Gia đình tôi ở phía dưới, giữa 6 gia đình khác; kề vách là gia đình cụ Khôi. Phía ngoài cụ là chân cầu thang của hộ bà Cán, đến bể nước công cộng. Căn dành cho gia đình cụ Khôi là một cái buồng khép kín, rộng chừng 9m vuông, bằng 3/4 gian nhà tôi. Có thể đây là nơi thờ cúng của chủ trước. Giữa nhà tôi và nhà cụ là một cửa sổ nhỏ, to bằng bàn cờ tướng. Tôi thường ngồi bên bể nước công cộng, cạnh cửa sổ nhà cụ để giặt giũ.
Ban đầu mới dọn về, tôi thấy ba và các chú nhà thơ hay vào phòng cụ Khôi uống trà, bàn chuyện thời sự, bình luận những bài thơ, những từ ngữ của bài thơ trên Báo. Bọn trẻ chúng tôi chạy vô chạy ra nhà cụ để chơi với các anh các chị con cụ; mọi người đều thân thiện, cởi mở. Thế rồi, dần dần tôi thấy có một điều gì đó, lung lắm. Các cô, các chú không xởi lởi như trước nữa. Trong cư xử mọi người tỏ ra dè dặt, dò xét. Nhà cụ Khôi cứ vắng dần bóng người lớn, không còn trẻ chạy ra vô nhà cụ nữa! Không khí trong ngôi nhà nặng nề, xét nét, và xa lạ. Thấy khác thường, tôi hỏi má: “Má ơi tại sao các bác, các chú không chơi với cụ Khôi nữa?” Vẻ lo lắng bà kề sát tai tôi, nói nhỏ như sợ người khác nghe được: “Ông Khôi bị coi là người cầm đầu nhóm Nhân văn giai phẩm. Con cũng đừng vào nhà cụ nữa, người ta đang theo dõi ba mình đó.”
Thật sự lúc bấy giờ tôi không hiểu Nhân văn giai phẩm là tội gì, nặng đến mức nào mà ai cũng sợ bị dính líu đến cụ Khôi như thế?! Tuy không nói ra nhưng ai cũng muốn chứng minh rằng mình không hề có quan hệ thân mật với cụ Khôi nữa. Họ tránh nhà cụ như thể nhà có dịch hạch lây lang. Với những điều nghe và thấy, tôi không biết sẽ đối xử với mấy anh chị con cụ như thế nào, không lẽ hai nhà liền nhau chung một cửa sổ, lại cùng là học sinh miền Nam; dạo nọ chơi đùa với nhau giờ lại tỏ ra chẳng hề quen biết sao mà đành đoạn! Nhưng, dường như nhà cụ hiểu được nỗi lo sợ của má tôi nên tế nhị lấy báo dán kín cửa sổ lại...
Lâu lâu tôi cũng có thấy cụ ngang qua; vẫn dáng người cao, gầy, nhưng yếu hơn trong bộ đồ Tây màu vàng nhạt. Tóc cụ rụng nhiều, còn lơ thơ vài cộng, bạc trắng, ẩn sau chiếc mũ phớt màu nâu. Trên tay cụ giờ có thêm chiếc ba-toong; nhưng bây giờ, gặp ai cụ cũng làm ngơ, mắt hướng thẳng phía trước như chưa hề biết họ! Như trước đây, tôi vẫn ngồi giặt bên bể nước, cạnh cửa sổ nhà cụ. Tôi liếc nhìn cụ qua cửa sổ. Cụ ngồi trên chiếc giường đơn, trầm ngâm, mặt buồn buồn, mắt nhìn đâu đâu vào khoảng không gian. Tôi thầm thương cụ quá chừng mà không dám thổ lộ. Càng thương hơn khi nghe cụ ngâm bằng giọng Quảng Nam:
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có điều gì cũng chẳng làm sao
Rồi, cái gì đến nó đã đến! Vào một ngày cuối đông năm 1959, cụ Khôi lặng lẽ ra đi!
Má tôi kể: “Nhà tập thể, linh cữu không được quàn lâu, chỉ một hôm phải đưa đi an táng. Tôi không được chứng kiến những gì xảy ra trong đám tang sáng hôm ấy, vì đang học tận Hải Phòng. Nhưng điều tôi nghe được thật thảm, thật buồn, thương cho cụ ra đi trong sự tuyệt vọng: Chở linh cữu cụ là một chiếc xe thổ mộ có 2 con ngựa kéo che 2 bên mắt, khoảng 6 hoặc 7 người kể cả người đánh xe ngựa và ba tôi - người bạn thơ độc nhất trong hàng trăm bạn thơ khác. Giải thích nỗi lo lắng của vợ con, ba tôi nói: “Đó là vì đạo lý của người Việt Nam - Nghĩa tử là nghĩa tận”.
Suốt những năm tháng sau này, tôi luôn muốn biết về cuộc đời của cụ. Một hôm, vào năm 2004 tôi đọc trên Tạp chí Xưa & nay với bài viết về cụ Phan Khôi của tác giả Vương Trí Nhàn. Bài báo đã khẳng định cụ Phan Khôi có góp công trong kháng chiến và trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam bằng những tác phẩm như Tình già .., ông còn nghiên cứu làm phong phú thêm cho ngôn ngữ dân tộc Việt Nam v.v…
Đọc bài báo, tôi thật sự mừng cho cụ Khôi biết nhường nào. Mừng vì người ta đã hiểu cụ.
L.B.T
Cùng một chủ đề:
Bố với ba
Truyện ngắn Lại Văn Long
Lần đầu ra Bắc, lòng tôi rộn ràng cảm xúc. Miền Bắc buồn buồn bước ra từ những trang lãng mạn của Tự lực văn đoàn, từ lời ca mộng mị đẫm sương gió tiền chiến, từ khổ đau bần hàn, uất nghẹn của văn chương hiện thực phê phán. Miền Bắc chỉ tươi vui, sáng sủa hơn qua nghệ thuật nhờ khói lửa cuộc chiến tranh chống Mỹ. Rồi có cả miền Bắc thì thầm, dằn vặt trên Internet với quá khứ bị giấu diếm… Từ sân bay Gia Lâm, ông anh cọc chèo lái ô tô đưa gia đình tôi thẳng về quê nhãn Hưng Yên. Nhà bên vợ tôi cũ mới lẫn lộn. Căn nhà ba gian mái ngói rêu phong, cột kèo mòn mỏi từ mấy đời trước để lại giờ nhỏ bé, thấp lè tè sau lưng căn nhà lầu mới kiêu kỳ. Bà ngoại của hai con tôi vẫn chít khăn mỏ quạ, ngày ngày ngồi xỉa trầu trên bộ phản cũ kỹ đặt trên nền gạch Tàu ẩm mốc bên cạnh bàn thờ gia tiên và di ảnh của chồng. Bà từng vào Sài Gòn ở với vợ chồng tôi được non tháng thì nằng nặc đòi về vì nhớ quê. Hà vợ tôi học xong đại học công tác Hà Nội vài năm rồi chuyển vào Sài Gòn. Chị Cả hơn Hà một giáp bất đắc dĩ đóng vai “trai trưởng” ở lại nhà từ đường chăm sóc cho mẹ đã gần tám mươi.
Minh họa của Đặng Hồng Quân
Khải quang
(Chia sẻ với PĐ & SHH những tháng ngày nhiều vất vả ...)
Trần thế vô thường tư mạc vấn?
Linh khu mệnh sử lý nhân sinh
Hốt nhiên kiến hạc năng di phận
Khởi cảm phân kỳ khúc nhục vinh!
(Diễn ý: Cuộc sống luôn đổi mới, bạn thắc mắc làm gì? Bộ máy người biểu tượng lịch sử sự sống; bất chợt thấy đàn chim hạc luôn dời đổi nơi an trú… mới thức tỉnh dòng đời là có thua thiệt và vẻ vang đan xen…)
Tự thông
(Chia sẻ với PĐ & SHH những chuỗi ngày buồn của bạn bè...)
Vô kế dược y nham chứng phận,
Nhiếp Sinh duy hữu khả tường tri!
Linh Khu ứng xử Âm Dương huấn …
Giải thoát vô thường … tự ngã khi !
(Diễn ý: Không có thuốc men nào chữa được người bệnh ung thư; biết sống đích thực mới thấu tỏ ngọn nguồn… Bộ máy người huyền diệu là vận hành đúng chỉ dẫn của luật Cho (dương) và Nhận (âm); cố ra khỏi mọi biến đổi … chỉ là lừa dối lòng mình!)
LÊ HƯNG VKD
Trang 73 trong tổng số 91