Tôi có thói quen, mỗi tối, trước khi ngủ thường với tay lên kệ sách, vớ được cuốn sách gì là cầm vào giường ngủ. Đọc để ngủ. Mới đây, đọc lại tạp chí Phổ thông (số 30 phát hành ngày 30.6.1960), tôi thấy có bài thật hay và giá trị: "Để trả thù bà TRƯNG TRẮC - người Tàu đúc tượng Mã Viện đạp lên lưng người Giao Chỉ" của tác giả Trần Hữu Tư. Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ - người sáng lập tạp chí Phổ thông, có viết lời giới thiệu như sau:
"Chuyện này ít người biết. Đến cả lịch sử của trụ đồng và câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”, cũng ít có sách nói xác đáng.
Nay nhân trong kỳ kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin trích đăng ra đây mấy trang trong quyển sách “Hải Long Du ký”, xuất bản ở Sàigòn, đã lâu nên ít người biết, của ông Trần Hữu Tư.
Năm 1900, ông Trần Hữu Tư tòng sự tại Phòng Thông ngôn của ông Belland, cò nhứt tại Sàigòn, rồi được bổ nhiệm làm Thông ngôn hữu thệ (Interprête assermenté) cho ông Turion, Quan ba Hàng hải đường trường (Capitaine aux longs cours) chỉ huy chiếc tàu Espadon. Chiếc tàu này được phái đi tuần tra bờ biển Vịnh Hạ Long, Bắc Việt. Ông Trần Hữu Tư đi theo làm thông ngôn, và do đó ông được đi với ông Turion lên Mong Cáy và sang làng Đông Hưng bên Tàu, ở biên giới Việt - Hoa.
Nhờ cuộc du lịch này, ông được đi xem đền thờ Mã Viện và viết quyển “Hải Long du ký” mà chúng tôi trích một đoạn quan trọng sau đây về việc Mã Viện đúc tượng chà đạp lên lưng người Việt Nam".
Đọc kỹ bài của ông Trần Hữu Tư, ta thấy giọng văn chân thật, khúc chiết. Tôi cho nhập liệu nguyên văn kể cả cách viết chính tả thuở ấy và post lên trang www.leminhquoc.vn - nhằm giúp cho những ai quan tâm đến sử nước nhà có thêm một tư liệu cần thiết.
L.M.Q
V.2013
Đoàn Duy Xuyên
Vắng trăng chỉ có sao
Anh nhìn lên trời cao
Trong không gian vô tận
Biết em ở chốn nào?
Có kẻ khờ thành khấn
Cầu một vì sao rơi
Thốt nhanh lời ước nguyện
Mong em xuống cõi đời
Đừng hững hờ trên ấy
Tội nghiệp trái tim côi
Thương sao nỡ đọa đày
Yêu cho đời tả tơi
Vẳng xa tiếng chuông chùa
Ta lần mò lối xưa
Giao thừa ai lạc bước
Cõng khối tình đong đưa
Trầm hương loang cửa thiền
Gã cuồng si hối lỗi
Lục tìm trong tăm tối
Chút nắng tình vô duyên
Thiên thai nàng phiêu lãng
Trần gian kẻ ngóng chờ
Đốt vần thơ nhung nhớ
Thả theo làn khói thơ...
Đ.D.X
Cùng một tác giả:
Y: Đầu trọc mắt tròn kính cận vuông. Có thời y để tóc dài chấm vai, nhưng mắt vẫn tròn và vẫn kính cận vuông. Khổ người không có căn cứ gì để bảo là cao lớn lẫm liệt, nhưng cũng chẳng đến nỗi bị xếp vào hàng nhỏ thó quắt queo, nói chung là một thứ khổ người dễ lẫn vào đám văn nghệ sỹ đang nhộn nhạo sống, ăn nhậu, tán dóc, khóc cười và “hành” nghệ thuật giữa cái đất Sài thành bộn bề nhộn nhạo bây giờ. Y, mượn chữ của cụ Tầm Dương Nguyễn Văn Tâm khi viết về cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, là cả “một khối mâu thuẫn lớn”. Mà ngẫm cho kỹ, không mâu thuẫn cũng không được. Con người không khi nào trùng khít với chính mình. Có mâu thuẫn thì người ta mới biết rằng mình tồn tại, chẳng phải thế sao?
Đọc sách y, ta nghe thấy một tiếng thở dài đồng vọng với những nỗi niềm của chính mình…
1. Đời ba tôi như quả đu đủ
Hôm ấy, tôi đang đọc cuốn Hội chợ phù hoa thì nghe ba tôi - nhà thơ Yến Lan - gọi. tôi quay lại, thấy ông quắc quắc mấy ngón tay ra hiệu tôi đến bên: “Thủy, lại đây ba bảo cái này”. Vẻ bí mật đó khiến tôi hơi lo; bởi, chưa bao giờ ông tỏ ra như vậy. Rồi, ông tâm tình: “Việc này ba chỉ nói mình con biết. Đây là toàn bộ sáng tác của ba, chưa đăng ở đâu, ba để ở góc này, con nhớ nhé”.
Vợ chồng nhà thơ Yến Lan cùng con gái út Lâm Bạch Đàn do nhiếp ảnh gia Phan Sang chụp năm 1972 tại 37 Hàng Quạt (Hà Nội). Ảnh do chị Lâm Bích Thủy - con gái nhà thơ Yến Lan cung cấp
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD vừa được Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y tế năm 2013. Ông là tác giả của nhiều tập sách mà bạn đọc có thể tìm mua tại nơi phân phối sách là NXB Tổng hợp TP.HCM (62 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38296764 - 3877326 - 38247225 - 38225340 - 38256804); hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả theo số ĐT: 01238041742.
Nhân đây, tôi post lại bài viết giới thiệu tập sách mới Nhiếp sinh- Linh khu thời mệnh của ông.
Trước đây, tôi từng nghe một vài nhà báo trẻ nói: “Ba chị, nhà thơ Yến Lan là người thật hạnh phúc, vì có chị”. Tôi nghĩ, đó là lời an ủi làm quà. Nào ngờ, mới đây, cô bạn từng là học sinh của Trường Miền Nam, từ Hà Nội gọi điện vào, trò chuyện gần cả tiếng đồng hồ và nói: “Ba cậu thật hạnh phúc vì có được mẹ cậu và cậu!”.
Bạn lý giải rằng: “Trí thức ở thế hệ ba cậu có rất nhiều người bị hàm oan. Vì bối cảnh lịch sử nước chia đôi, chiến tranh chia cắt, tàn phá, họ càng gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống và sáng tác v.v…nhưng cho đến giờ, ba cậu vẫn là người vô cùng hạnh phúc, vì có hai mẹ con cậu. Rằng, khi cụ qua đời; bằng sự nổ lực và tâm huyết của mẹ con cậu, đã ngày một ngày hai, dần dần làm cho mọi người có cơ hội hiểu rõ hơn về con người thật của ông. Trong khi đó, còn rất nhiều người chưa ai làm được cho họ điều gì …”.
Nhà văn Nguyễn Thành Long
Tranh Bùi Xuân Phái
Em thả lên trời những đám mây màu tím
Màu nhớ thương rất đỗi ngọt ngào
Ngẩng mặt nhìn bồng bềnh phiêu lãng
Em mơ thấy Anh....
Em mơ thấy Anh
Vòng tay ấm áp
Ru em vỗ về
Dắt tay em băng rừng, vượt suối
Hôn em đắm đuối ngọt ngào
Những nụ hôn ấm nắng mặt trời
đẫm mùi hương hoa buổi sớm
kiêu hãnh hát trên cánh đồng cỏ cháy
Tim em vỡ oà
Khóc như đứa trẻ lên ba
Hạnh phúc khi tìm được chút tình lạc mất
Trong cõi mênh mông, mênh mông
Anh đến...
Tóc bạc màu năm tháng
Chân gai góc dẫm đạp phong trần
Ngón tay thô ráp
Luồn vào tóc em đê mê...
Anh thả hoa thả bướm
Trồng cho em khu vườn ước mơ
Ươm tặng em những cây xanh lộc biếc
Kể em nghe chuyện của ngày thường
Em nghe tiếng của những niềm khao khát
Như tiếng sóng vỗ rầm rì
Như tiếng cười khẽ của gió xô nhau qua kẽ lá
Ngoài sân
Rằng...
Rằng Anh đang đến
Hãy ngồi yên đấy
Chờ Anh...
Hãy đi với Anh
Hãy hát cùng anh
Hãy ôm lấy Anh
Và yêu anh bằng tất cả những lần em từng yêu cộng lại...
Rồi ta sẽ say...
Phạm Tuyền
(Tháng 3/2013)
Báo Cadn.com.vn vừa đưa tin:"Quảng Nam Đà Nẵng-Đất và Người": Là chủ đề ngày hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại TPHCM diễn ra trong hai ngày 16 và 17-3 2013 tại Khu du lịch văn Hóa Đầm Sen (Q.11, TPHCM).
Với chủ đề "Quảng Nam Đà Nẵng - Đất và Người", ngày hội sẽ có nhiều hoạt động giao lưu trong cộng đồng những người con quê hương Quảng Nam Đà Nẵng đang sống xa quê. Theo đó có các hoạt động: giới thiệu thành tựu phát triển KT-XH, tiềm năng đầu tư, du lịch tại tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng; giới thiệu các làng nghề: gốm Thanh Hà, lụa Mã Châu, nón lá Mỹ Xuyên, mộc Kim Bồng, Yến sào Hội An; thư pháp, sách, thơ văn, lồng đèn, triển lãm tranh ảnh về "Đất và Người QN - ĐN", các trò chơi dân gian...
Ngoài ra có sự tham gia biểu diễn nghệ thuật của các ca sĩ, diễn viên các đoàn ca nhạc đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng, giao lưu với nhà thơ - nhà báo Lê Minh Quốc và nhiều hoạt động khác mang dấu ấn Quảng Nam và Đà Nẵng do công ty truyền thông Liên Việt phối hợp tổ chức. Dịp này Ban liên lạc đồng hương Quảng Nam và TP Đà Nẵng biên soạn ấn phẩm "Quảng Nam Đà Nẵng - Đất và Người" (NXB Thông tấn 2013) với sự cộng tác giúp đỡ của các nhà báo đang công tác tại Báo Công an TP Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Quảng Nam, Báo Thanh Niên... và nhiều cây bút của bà con đồng hương tại TPHCM. (Mai Phúc - nguồn:http://cadn.com.vn/News/Van-Hoa/Tac-Gia-Tac-Pham/2013/3/13/93684.ca).
Báo Thanh Niên đưa tin: "Nhà thơ Lê Minh Quốc (nhân vật chính của talkshow Tính cách và văn hóa xứ Quảng) phát biểu: “Đây là một sự kiện quan trọng, vì lần đầu tiên hai hội đồng hương Quảng Nam và Đà Nẵng cùng phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa xứ Quảng tại TP.HCM. Là dịp để mọi người có điều kiện hiểu thêm về văn hóa, tiềm lực kinh tế… của vùng đất đã sinh ra những danh tài như cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Trần Cao Vân… Từ sức mạnh của văn hóa, tôi tin rằng không riêng gì người Quảng Nam mà bất cứ người dân vùng miền nào khi sinh sống, lập nghiệp tại TP.HCM cũng đều có ý thức phát huy bản sắc văn hóa của địa phương mình nhằm góp phần làm đời sống ngày một tốt đẹp hơn” (Hà Đình Nguyên - nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130317/ngay-hoi-cua-nhung-nguoi-dat-quang.aspx)
Nhân đây, tôi post bài viết Những người Quảng không xa quê của nhà thơ, nhà báo Trương Điện Thắng.
L.M.Q
(III.2013)
Tết vừa rồi gặp vợ chồng nhà văn Đinh Lê Vũ tại Hội An. Vẫn còn nhớ đến quán cơm gà bà Thuận ngon ơi là ngon. Lại Tết năm kia ở Cửa Đại, có cả Trương Anh Quốc. Vũ cho biết sắp in một tập truyện ngắn và cũng có thể là tập tùy bút nữa. Viết về Hội An.
Nhà văn Đinh Lê Vũ
Tôi quen Vũ trước khi Vũ in tập Lụy tình và đã đọc lai rai những bài thơ của Vũ. "Những ngày nâu" là bài thơ Vũ vừa gửi đến trang web này. Đọc đi. Bài thơ này hay và gợi mở nhiều màu sắc dẫu chỉ đơn độc của "trong màu nâu thâm sâu như màu sự chết…
L.M.Q
(III.2013)
Bạn có thể nghĩ "Chị Đẹp" là tên của một người phụ nữ có nhan sắc. TVTD hoàn toàn đồng ý rằng, có hơi tự kiêu một chút khi dùng tính từ "đẹp" làm nick name của mình, nhưng đó là tính cách của người đàn bà sắc sảo, ngọt ngào: Lê Phương Thảo.
Xin được nói thêm, sở dĩ TVTD quyết định chọn chị Lê Phương Thảo - "Chị Đẹp" làm nhân vật chính cho "Chuyện số 5: Khi nàng yêu" lần này, không chỉ vì tác phẩm mới ra lò của chị Sóng đưa nước" vừa được NXB Hội Nhà văn và Phương Nam book ấn hành mà còn vì chị đã khiến 3 nhà văn, nhà thơ lãng tử Nguyễn Đông Thức, Đỗ Trung Quân, Lê Minh Quốc nhận lời cùng chung tay chăm sóc bản thảo cuốn sách này. Hãy cùng tìm hiểu xem sức hấp dẫn của người đàn bà này nằm ở đâu và khi yêu trái tim chị đặt ở đâu?
Trang 80 trong tổng số 91