Tôi có duyên may được làm quen với thầy thuốc - nhà giáoLê Hưng VKD - một học giả hiếm hoi trong thời đại ngày nay , đang giữ gìn một kho kiến thức đồ sộ của nền Văn hóa phương Đông (Nho Y Lý Số) và đang hiện đại hóa nó để truyền thừa lại cho con cháu mai sau…
Là người đã thành lập viện Nghiên cứu Văn hóa phương Đông (thuộc Hội Khoa học Đông Nam Á Việt Nam), tôi có sự đồng cảm sâu sắc và mến trọng Lê Hưng VKD khi được đọc nhiều tác phẩm của ông.
Từ trái: Nhà giáo, lương y Lê Hưng (thứ 3) cùng Ban Quản lý hoa viên Nghĩa trang Bình Dương
1.
Vào những năm 1930-45 thế kỷ 20, tại dải đất Bàn Thành, thị trấn An Nhơn thuộc Bình Định có bốn người bạn làm thơ, họp lại thành nhóm “Tứ hữu Bàn Thành”. Nhà nghiên cứu văn học thời bấy giờ tên Trần Kiên Mỹ, quê ở đất võ Tây Sơn, chơi thân với họ, ông yêu mến và nhận thấy thơ của bốn ông bạn tuy ngẫu nhiên nhưng sao tương ứng với các linh vật, thơ Hàn Mặc Tử thì như rồng (Long), thơ Yến lan lành như Lân, Quách Tấn như Qui, còn Chế Lan Viên như Phụng; vì vậy ông lấy tên các linh vật ấy đặt cho từng người và gọi nhóm với tên “Tứ Linh”. Từ đó, cái tên Tứ hữu Bàn Thành hay Tứ Linh luôn song hành trong văn đàn là vậy đó.
Vợ chồng nhà thơ YẾN LAN và con gái nuôi Nguyễn Thị Hảo, người dân tộc Nùng (con gái Chánh văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng), học cùng khóa 10 Trường ĐHNN Châu Quỳ với Lâm Bích Thuỷ niên khoá 1965-1969.
ĐI MỘT MÌNH ĐỂ NHỚ NHIỀU NGƯỜI
Những chuyến đi của Đinh Lê Vũ thường đi một mình. Không phải vì anh thích hát ca khúc Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh: Đường thênh thang gió lộng một mình ta… Anh đi một mình vì đấy là những chuyến đi công tác, không thể đi cùng người thân.
Công ty chỉ định Vũ đi nơi nào, anh phải đến nơi đó làm việc trong hai, ba ngày. Tranh thủ thời gian sau khi giảng dậy ở một lớp nghiệp vụ, Vũ đi loanh quanh nơi mình vừa đến như một người “cưỡi ngựa xem hoa”. Với thời gian bị hạn chế, Vũ biết nếu cố sức xem tất cả các loại hoa ở một nơi thì rồi sẽ chẳng nhớ được gì. Anh chọn ngắm tỉ mỉ một vài loại hoa để chúng còn đọng lại trong ký ức.
Bìa 1 Những chuyến đi một mình của ĐINH LÊ VŨ
Màn đàm vui ngày Tết:
TÁO QUÂN - vua bếp mọi nhà
Năm hết Tết đến, mọi người đều như có thói quen nhớ và nhắc nhau cúng "vua bếp" vào ngày 23 tháng chạp; người miền nam gọi vua bếp là Táo Công, còn người miền bắc gọi là Táo Quân .... Theo Hán Việt từ điển của cố học giả Đào Duy Anh, thì ý nghĩa các từ vựng nêu trên như sau:
- táo: bếp nấu ăn
- công: người tôn trọng công bằng, không tư vị với ai ....
- quân: người cùng vai vế xưng hô với nhau, cùng là bạn thân gọi nhau....
Táo quân theo tranh dân gian Việt Nam
Thôi thì rũ áo ra đi
Âm thầm thương mãi lắm khi dại khờ
Tỏ tình qua mấy vần thơ
Mới hay tình đã lững lờ lá thu
Thà rằng thoát tục đi tu
Còn hơn trọn kiếp mịt mù khói sương
Yêu chưa hết cuộc tình trường
Mới hay tình đã trọng thương lâu rồi
Ừ thì ta chẳng xứng đôi
Đường anh chim hót, đường tôi hoa tàn
Tắc kè cất tiếng thở than
Sao em nấc tiếng oán nhân bạc tình?
Xuân về rạng ánh bình minh
Có anh đứng đợi một mình trước sân
Dang tay ôm mối tình thân
Chợt bừng tỉnh giấc, định thần, em mơ
Thiên thần ngoảnh mặt làm ngơ
Ong xa bướm lạc, hững hờ trăng sao
Dẫu cho có phép nhiệm màu
Cũng không xóa được nỗi đau vô bờ
Cầu trời trở lại tuổi thơ
Cho ai bối rối ngẩn ngơ tình đầu
Còn hơn trải cuộc bể dâu
Tình thì tan biến, cõi sầu em mang
Đ.D.X
Tác giả ĐOÀN DUY XUYÊN
Cùng một tác giả:
Nhớ một người (thơ)
Tên người và số phận (tạp bút)
Công tử Ả Rập (phóng sự)
Nhật Bản vui hay buồn? (bút ký)
Linh hoa tuệ đàn
(Tặng ThS. Nguyễn Văn Thiền)
Linh ứng (hề) Xuân Giáp Ngọ về!
Hoa khai (hề) rực đẹp sơn khê …
Tuệ quang (hề) chiến công kim cổ !
Đàn sáo (hề) vui khúc nhạc quê …
Lê Hưng VKD
Chú thích:
Hề: Trợ ngữ (tiếng đệm) trong thơ cổ, mỗi khi được lập lại nhiều lần là hàm nghĩa “như thế đấy, như vậy đấy”.
Linh: Thiêng liêng, hồn người chết, ứng nghiệm..
Hoa: điều tốt - đẹp …
Tuệ: thông minh, sáng suốt, tinh mẫn
Đàn: công trình kiến trúc cao & rộng (phục vụ lễ hội) …
Thư pháp GIANG KHÁNH PHONG
(TP.Thủ Dầu Một)
Tôi biết đến nhà thơ Thy Ngọc lần đầu qua nhật báo Tin Sáng (chủ nhiệm Ngô Công Đức) khoảng năm 1979-1980. Số là trên tờ báo này thỉnh thoảng có đăng thơ viết cho thiếu nhi (ngoài trang thơ người lớn ổn định), và tên tôi - một kẻ hậu bối, được vài lần đứng bên cạnh cái tên Thy Thy Tống Ngọc lừng danh trên mục thơ này!
Không lâu sau đó, được gặp mặt ông, tôi hơi hẩng. Cái tên ông trẻ trung và lơ lẵng, nhưng trước mặt tôi khi ấy ông đã là một ông già! Một ông già phúc hậu, không sai. Vậy rồi, tiếp sau đó, trên trang sáng tác của báo Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng TP.HCM, tôi và ông “liền tên” hơn và chúng tôi gặp nhau cũng khá thường xuyên hơn tại tòa soạn báo.
Nhà thơ Thy Ngọc qua cái nhìn của họa sĩ Bùi Xuân Phái (trích: Bìa 4 tập sách Thy Ngọc - "Anh Bồ câu trắng" vẫn bay (NXB Kim Đồng - 2013)
Nhà báo Ngô Thị Thu An
Đã có quá nhiều thơ viết về nghề báo. Những bài thơ ấy, hầu hết trợt qua trí nhớ. Trôi mất hút. Tình cờ trên facebook của người bạn, tôi được đọc một thơ hay. Và ấn tượng. Bài thơ thể hiện tâm trạng của một người gắn bó với nghề đã gần 30 năm nay. Người ấy, Ngô Thị Thu An (báo Tuổi Trẻ- bạn học của tôi thời sinh viên.
Tôi bảo: “Q không thể viết được bài thơ về nghề báo như An được. Đơn giản, tình yêu về nghề của bạn là thật, thật đến độ mà từ đó, trong sâu thẳm cảm xúc bật ra được một tứ thơ mới. Tứ thơ này chưa ai nói đến”.
Vì những lẽ đó, được sự đồng ý của tác giả, nay tôi post lại bài thơ này để thấy rằng, trên đời vẫn còn nhiều, rất nhiều nhà báo yêu nghề đến tận chân tơ kẽ tóc. Với họ, đó là tình yêu. Tình yêu dành cho nghề không phai theo năm tháng.
L.M.Q
(XI.2013)
Có một phóng viên Báo Thanh Niên lần đầu đến Nhật Bản đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đất nước này và nói rằng, nếu được đi nước ngoài, cô ấy chỉ muốn đến Nhật Bản mà thôi. Tại sao?
Trang 75 trong tổng số 91