ANH THƯ: Quầng sáng tuổi thơ

 

Quen nhau từ mươi năn trước, từ lúc Anh Thư  còn đơn thân đến nay đã tay bồng tay bế. Thật bất ngờ,  Thư viết sách.  Sau tập truyện ngắn Thư không gửi cho ba, Cafe & quán vắng là tác phẩm thứ hai của Thư. Nhà thơ Trần Đăng Khoa viết Tựa.


3anh-thuRjpg

Từ phải: Anh Thư, Lê Minh Quốc, Trương Nam Hương, Trần Luân Tín

 

Tôi thích những tản văn viết về tuổi thơ, dòng sông quê cũ, mái nhà trong hoài niệm... Đẹp như thơ. Những tản văn có pha chút cau có, triết lý lại nhẹ nhàng cũng đủ lôi cuốn người đọc. Chúc mừng Anh Thư, tôi post tản văn Quầng sáng tuổi thơ như một sự chia sẻ cùng đồng nghiệp.

L.M.Q

(VI.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Hoàng Dũ Linh: THẦN TIÊN TUỔI ĐÓ

 

Hoàng Dũ Linh là bút danh của Nguyễn Văn Phú, tức facebook Phú Nguyễn. Anh cùng tôi sinh hoạt trong Gia đình Thiếu Nhi tại Đà Nẵng, trước 1975. Thuở mơ làm... thi sĩ, chúng tôi đã có nhiều thơ in trên báo. Nay tôi post lại bài viết ngắn Thần tiên tuổi đó và bìa báo Thiếu Nhi phát hành ngày 1.4.1974  in bài đó của anh.

L.M.Q

21.6.2013

hoang-du-linh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Albert Einstein - MỘT VĨ NHÂN CÓ TUỔI THƠ TỰ KỶ


1-    Tuổi thơ tự kỷ

Theo nhà báo Walter Isaacson (chủ bút tạp chí Time, tác giả sách “Einstein - his life and universe”) cho biết: vĩ nhân thế giới Albert Einstein sinh hồi 11 giờ 30 trưa ngày 14/3/1879 tại Ulm (tây nam nước Đức); đối chiếu sang âm lịch phương đông Châu Á là giờ ngọ ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, người viết giới thiệu linh khu đồ của nhà khoa học thiên tài này như sau: (1)

* Người âm nam cục kim hành thổ

* An mệnh & an thân đồng vị trí khung địa chi Dậu

* Dạng thức theo mẫu “sát phá tham liêm tử vũ”

* thế lực Âm (nhận) & Dương (cho) thuận lý

Tuổi ấu thơ của Albert Einstein được mô tả những nét chính như sau: rất chậm biết nói, gần 3 tuổi mới biết sử dụng từ ngữ với tật nói lắp - lập bập (chứng echolalia của mẫu người đần độn - der depperte), tính trầm lặng thường né tránh tham gia đám đông bạn bè cùng học, nhưng lại hay bùng phát cơn cáu giận đột suất (trạng thái “crise psychomotrice - tâm thần cường hoá vận động”) hiếu động tay chân liên tục (trừ khi ngủ), thích ném liệng đồ vật vào đối tác tiếp xúc (chứng tăng nhiễu vận động: hyperaction disorder); thích ngồi tư lự một mình và không tập trung nghe lời chỉ dạy của người bảo mẫu (nên bị nhiều thầy cô đã phê phán: Einstein bướng bỉnh? Thậm chí thầy giáo Hiệu trưởng nhận xét cậu học sinh 5 tuổi Albert Einstein với doanh nhân thành đạt Hermann Einstein, là người cha hiền hậu của cậu bé: “Nó sẽ chẳng bao giờ thành đạt được điều gì”) Nét nổi trội ở tuổi thơ Einstein là kỹ năng lắp ghép mô hình (kết cấu phức tạp) ở các trò chơi rất nhanh chóng. Phải chăng đây đã hé mở “dấu hiệu thiên tài” khoa học sau này? Từ những ngày còn thơ dại nhưng lại ấn nấp dưới hiện tượng phổ quát của bệnh lý (schizophrénie) tâm thần phân liệt.

2. Cấu trúc dị thường trong “phủ kỳ hằng” của Einstein

hinh-lh-1RR

Những người hâm mộ cuộc đời minh triết của nhà khoa học bất tử Albert Einstein đều đã rõ: Ông qua đời vào sáng sớm ngày 18/4/1955 thọ 76 tuổi, thi thể của ông được hoả thiêu và tro cốt được gia đình rải xuống sông Delaware … Nhưng bộ não của ông đã bị người bác sỹ pháp y Thomas Harvey lấy trộm trước khi hoả táng (vì quá hâm mộ tài năng bất tử của ông). Sau này, cũng chính nhờ việc làm “không chính đáng” của Harvey, mà giới y học được cơ hội “nghiệm lý” thêm mối tương quan nhân quả giữa cấu trúc của phủ kỳ hằng (não bộ) với tiềm năng trí tuệ con người …

2.1- Năm 1982: TS. Merian Diamond (Đại học Berkeley - Cali) công bố não trạng của Albert Einstein có đặc điểm: rất nhiều tế bào đệm (loại tế bào vừa bảo vệ vừa nuôi dưỡng neuron) hội tụ ở dưới thuỳ đỉnh phía trái; đây là tín hiệu dự báo tiềm năng toán học phong phú …

2.2- Năm 1996: BS. Anderson cho biết vùng thuỳ trán phía phải não bộ Einstein có mật độ tế bào thần kinh rất cao

2.3- Năm 1997: BS. Kigar thông tin thêm chi tiết vùng thuỳ thái dương não bộ Einstein hiện diện rất nhiều tế bào đệm (mặc dù trọng lượng não bộ Einstein chỉ nặng 1,230kg, so với người trung bình là 1,350g)

2.4- Năm 1999: BS. Sandra Witelson (Đại học Mac Master de Hamilton – Canada) cho biết: vùng thuỳ đỉnh não bộ Einstein phì đại, đồng thời hình thái khe Sylvius rất khác lạ, không giống như mọi người …

2.5- Năm 2006: TS. Colombo tiếp tục khảo sát não bộ Einstein và nhận thấy khối lượng tế bào hình sao (tức tế bào thần kinh trung ương) tập trung rất lớn so với người bình thường..

2.6- Năm 2010: nhà nhân chủng học Dean Falk đã xác định chỉ số thông minh (IQ) hiếm có của Albert Einstein là do cấu trúc dị thường ở “phủ kỳ hằng”: như vùng vỏ não trước trán tăng số lượng mạng lưới kết nối dây thần kinh hơn hẳn nhiều người; các nếp gấp (cuộn não) tuy ngắn nhưng lại khá phức tạp (tức não bộ Einstein đã phát triển tối đa số lượng neurons); diện tích hai định khu: nhận thức & vận động (ở hai bên rãnh Rolando) rất rộng lớn (phát triển nguồn tiềm năng tư duy toán học siêu hình và trực giác đa lãnh vực sắc bén …). Lại nữa bà Dean Falk nhận xét thêm: vùng dưới thùy đỉnh to khác thường, hình thái khe Sylvius lại có nhiều nếp gấp kỳ lạ trong lúc cuộn não ngắn hơn nhiều so với mọi người) là nền móng cho khả năng tư duy toán vũ trụ nhiều chiều lạ lùng của nhà khoa học bất tử Albert Einstein (người đầu tiên năm 1917 đề xuất ý tưởng khai thác “sử dụng bức xạ LASER” cho xã hội ngày nay) đó là vũ trụ thuyết:

- 4 chiều(1 thời gian & 3 không gian)

- 10 chiều (1 thời gian & 9 không gian, ngoài 3 chiều quen thuộc còn 6 trong số đó tự xoay tròn chính thực thể của mình)

3. Lý giải theo LKĐ cổ truyền

Theo nghiệm lý Linh Khu mệnh học của dòng họ Lê Lã - Hưng Yên, thì học thuật này là bộ môn tương cận với tâm lý xã hội học (chủ yếu phát hiện tính tình con người); do đó, nhóm nghiên cứu hậu TL. đã khảo sát 4 chủ điểm chính (trong số 12 chủ điểm mỗi LKĐ): khung an mệnh – khung an thân – khung phúc đức và khung tật ách, để thống kê định lượng “vòng tròn tâm lý – hành vi” của cậu bé tự kỷ … Albert Einstein (xem lại bài 2 mục 2 “phủ kỳ hằng”) như sau:

3.1- Khung an mệnh (tại địa chi Dậu) có 14 dữ kiện thông tin:

- 1 dk. bản năng: lưu niên văn tinh

- 7 dk. hoạt động: đại hao, hoá quyền, hữu bật, tuế phá, thiên giải, tử vi, tham lang.

- 1 dk. kinh nghiệm: linh tinh

- 5 dk. phương pháp: mộ , thiên hư, thiên quan, tuần, triệt.

- 0 dk. phản xạ.

Căn cứ vào cách phân loại ngôn ngữ “sức khoẻ đích thực” ẩn mặc trong các dữ kiện thông tin trên LKĐ (ở bài 3 “tầm soát thông tin về rối loạn hành vi và khác thường cảm xúc …”), chúng ta phân loại được 7 dk. thuộc loại thông tin tốt và 7 dk. thông tin xấu.

3.2- Khung an thân (cũng tại địa chi Dậu), mô hình của liên kết “Tuế phá - Tang môn - Điếu khách” điều này chứng tỏ cá tính “bướng bỉnh - khó bảo” của cậu bé Albert Einstein (bởi tam giác tuế phá - tang môn - điếu khách, theo kinh nghiệm của cụ TL. là thích làm những gì mà mình nghĩ ra,để không phải làm theo lối mòn của người khác”!) Người am tường linh khu mệnh học rất thông cảm chia xẻ nỗi niềm này … Dấu hiệu dự báo khả năng khám phá, sáng tạo cái mới.

3.3- Khung tật ách (tại địa chi Thìn) có 8 dữ kiện:

- 2 dk bản năng: mộc dục, văn xương

- 1 dk hành động: thiên không

- 1 dk kinh nghiệm: thiên sứ

- 3 dk phương pháp: thanh long, thiên đồng, thiên la

- 1 dk phản xạ: thiếu dương

Định tính: Có 4 dk. thông tin tốt & 4 dk. thông tin xấu

3.4- Khung phúc đức (tại địa chi Hợi) có 5 dữ kiện:

- 0 dk. bản năng

- 1 dk. hành động: thiên tướng

- 2 dk. kinh nghiệm : bạch hổ, đường phù

- 0 dk. phương pháp

- 2 dk. phản xạ: bệnh, hỉ thần

Định tính: có 4 dk. thông tin tốt & 1 dk thông tin xấu

Bảng tổng kết phân tích LKĐ của Albert Einstein:

Dữ kiện    Thông tin tốt    Thông tin xấu

Bản năng      2                        1

Hành động    5                        4

Kinh nghiệm     2                    2

Phương pháp     4                  4

Phản xạ    2                              1

Định tính    15                          12

Nhìn tổng thể các thông tin dự báo nêu trên, chúng ta lạc quan “Canh lịch sự biến” như các nhà giáo dục trẻ em tự kỷ hiện nay (cố gắng khắc phục những nhược điểm tâm lý – cảm xúc cho các bé mầm non!) về tương lai sáng sủa của cậu học sinh “sẽ thiên tài” này!

Một kinh nghiệm khác (của nhà n/c Linh Khu mệnh học Lê Kim Thành – San Jose, Hoa Kỳ) theo 4 tiêu chí khảo sát “trẻ em tự kỷ”:

a) Âm Dương có lạc hãm không?

b) Mệnh & Thân có nằm trên địa chi tứ chính (Tý – Ngọ - Mão – Dậu) không?

c) các dữ kiện xấu có hội tụ đông đảo ở các khung an mệnh và tật ách không?

d) Dạng thức chính của khung an Mệnh có thuộc loại hoạt động thần kinh không?

Chúng ta thấy ngay trên LKĐ của Einstein đã có:

* á) dk. VIP Thái Âm bị dk. Tuần & Triệt bao vây cô lập, thậm chí lại còn an trú sai vị trí: nằm trên địa chi Thân là khung dương nghi!

* b’) Khung an mệnh & khung an Thân đúng là nằm trên địa chi tứ chính: địa chi Dậu.

* c’) Các dk. thông tin bất lợi lại hội tụ quá đông ở khung an mệnh & tật ách: linh tinh, đại hao, tuế phá, thiên hư, mộ, tuần, triệt, tham lang, thiên không, thiên sứ, thiên la, mộc dục …

* d’) Dạng thức chính khung an mệnh là “Sát phá liêm tham tử vũ” tức là : có chí tự lập, có óc thực dụng, giải quyết theo thực tế lý đoán, đam mê vật chất phồn thực … (2) thuộc mẫu người phải sử dụng trí óc nhiều (trùng hợp với các khảo nghiệm y học về cấu trúc giải phẫu bộ não Albert Einstein, đã được công bố ở phần 2 của bài viết này)

Tạm kết

Vĩ nhân Albert Einstein (1879 – 1955) đã có tuổi thơ “không bình thường” về hoạt động não bộ, nhưng quá trình hội nhập cộng đồng của ông từ khi vào tuổi trưởng thành lại rất vẻ vang

- Năm 1905 thành tích công bố thuyết tương đối hẹp về năng lượng bắt nguồn từ vật chất có vận động E = mc2 cũng đồng thời hàm nghĩa chính ánh sáng đã lấy đi khối lượng của vật thể. (đại vận vòng thái tuế là dạng thức Phủ Tướng 24 – 33 tuổi)

- Năm 1915 thành tích công bố thuyết tương đối rộng về cân bằng vũ trụ:

 lehungh-3RRR

Mô tả kết cấu không gian – thời gian bị bẻ cong, để vật chất chuyển động! (đại vận vòng lộc tồn dạng thức Cự Nhật 34 – 43 tuổi với dk. VIP Thái Dương an cư địa chi ngọ quá ư sáng láng); tất cả sự việc này cũng là nhờ công chăm sóc bền bỉ của người mẹ có ý chí mạnh mẽ là bà Pauline Koch; bà mẹ này truyền lại cho con trai một khối óc thực tế biết quan sát sự vật, bà luôn luôn động viên “khen ngợi con thông minh” qua những lá thư gửi con trai A. Einstein lúc phải đi học xa nhà (Luitpold Gymnasium gần trung tâm thành phố Munich)

Điều này giúp chúng ta phấn khởi thêm suy nghĩ:

-    Trẻ em tự kỷ không bị … vong thân!

(như nhiều người suy nghĩ bấy lâu nay) Nếu các cháu được phát hiện sớm các “dấu hiệu tự kỷ” (bằng cấu trúc thông tin từ LKĐ cổ truyền) và với sự cộng tác chặt chẽ giữa: gia đình & nhà trường, nhất định các cháu có tuổi thơ tự kỷ vẫn trở thành công dân hữu ích cho xã hội …

 

Lê Hưng VKD (và nhóm n/c hậu TL)

 

Chú thích:

(1) xem LKĐ của Einstein

(2) tham khảo sách “Biết mình – hiểu người, hài hoà cuộc sống” NXB Tổng Hợp tp.HCM – 2012, trang 173

(3) tham khảo sách “Nhiếp Sinh” NXB Tổng Hợp tp.HCM – 2012, bài “Nhận dạng vũ - trụ - thời - không theo tư duy Einstein” trang 40 – 46.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

ĐOÀN XUÂN HẢI: Những ngày đàng... tác nghiệp

 

Đến nay, tôi đã làm việc ở Báo Thanh Niên 20 năm. Nhờ làm báo tôi có dịp đi công tác đến 20 nước trên thế giới, có những quốc gia tôi đến hai, ba lần. Mỗi khi đặt chân đến miền đất lạ, đều mang đến cho tôi những cung bậc cảm xúc khác nhau.


anh-1dxhai-RR

Tác giả (đứng giữa) với 2 sinh viên VN tham gia rước đuốc Olympic Torino 2006 ở Italia. - Ảnh: Thanh Vân.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ LÊ VĂN LÂM

 

IMG_2176LAM

Nhà thơ Lê Văn Lâm (sinh năm 1986, hiện làm việc tại TP.HCM)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ LÊ HƯNG VKD

 

 

Nắng xưa

(Kỷ niệm 70 tuổi)


imagessen


Đoản khúc 1:

 

Nắng sớm tinh khôi

 

Nắng lụa hương tinh khôi,

Chút hoe vàng phồn thực

Mây yên ả mồ côi

Từ mạch nguồn vô thức

Gió bâng khuâng phận người

 

Nắng lụa hương tinh khôi,

Chút mặn mà mộng mị?

Mây men theo cuộc đời

Dệt bức tranh kỳ vĩ

Đầy hồn đá trao ngôi?

 

Nắng lụa hương tinh khôi

Chút rưng rưng dung tục

Tháng năm xưa gọi mời

Vẫn mạch nguồn vô thức

Vẫn hồn đá trao ngôi!

 

Đoản khúc 2 :


Nắng trưa lụa vàng

 

Nắng lụa vàng chia sẻ

Vẫn mỏng tanh mây trời

Cũng vang âm thầm khẽ

Những vần điệu tinh khôi

 

Nắng lụa vàng chia sẻ

Chút huyền hoặc đong đưa

Bằng âm vang nhè nhẹ

Chuỗi kinh cầu ngày xưa!

 

Nắng lụa vàng chia sẻ,

Chút hanh hao gió hè

Nhìn quãng đời dâu bể

Bừng cảm những ngày mê?

 

Đoản khúc 3 :

 

Nắng chiều yên ả

 

Nắng chiều xuyên kẽ lá

Chút hoài niệm ngày xưa

Mây bập bềnh - nong nã

Thêu màu tranh bốn mùa

 

Nắng chiều xuyên kẽ lá

Nhớ hương rơm trải lòng

Đêm, thời gian yên ả

Ngày, không gian xanh trong

 

Nắng chiều xuyên kẽ lá

Gió hiu hắt chở che

Qua thơ trầm tuổi đá

Vang vọng mãi hồn quê !

 

Đoản khúc 4:

Nắng lửa hồn quê


Nắng rực lửa hồn quê

Cả một thời tâm cảnh

Đường xưa dẫn lối về

Vẫn sao khuya lấp lánh

Vẫn trăng sáng chở che

 

Nắng rực lửa hồn quê

Với bao nhiêu kỳ vọng

Sách vở như bạn bè

Hóa thân tìm vốn sống…

Hành trang ngổn ngang khoe

 

Nắng rực lửa hồn quê

Phận đời này còn mãi

Bằng vần thơ vẫn nghe

Bằng thánh ca thần khải

Chung thân tỉnh trong mê

 

(2010)

Lê Hưng VKD

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ ĐỖ TRỌNG KHƠI

 

Thật lạ, dù chưa gặp nhau nhưng chỉ qua thơ, đọc thơ lẫn nhau, vậy mà các nhà thơ đã xem nhau như tình thân. Lúc có tập thơ mới là tìm cách để tặng; lúc gặp gỡ, đã có thể khề khà đối ẩm.

Tôi và bạn thơ Đỗ Trọng Khơi là trường hợp như thế.

Có lần, tôi phát biểu với báo Thể thao & Văn hóa: “Trong xã hội có những người bị khiếm khuyết nhưng họ biết tự vươn lên để cống hiến trí tuệ, tài năng ngang bằng với người bình thường. Ngoài Bích Lan trong giới viết văn có anh Đỗ Trọng Khơi người Thái Bình, anh Nguyễn Ngọc Hưng ở Quảng Ngãi… Đó là những người không thể sinh hoạt như chúng ta nhưng tác phẩm của họ đã đánh động tâm hồn nhiều người đọc. Có cô gái ở Cà Mau quá yêu Đỗ Trọng Khơi đã đến Thái Bình và chọn anh làm chồng, sẵn sàng nâng khăn sửa túi cho anh - một người khuyết tật” (http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/dich-gia-nguyen-bich-lan-mot-hien-tuong-van-hoc-nhu-nguyen-ngoc-tu-n20130109080509799.htm).

IMG_CHAN-DUNG-DTKRR

Nhà thơ ĐỖ TRỌNG KHƠI

Hôm trước, gặp nhau trong đám cưới, bạn thơ Trương Nam Hương đã chuyển tôi tập thơ của Đỗ Trọng Khơi. Nay, những bài thơ của anh vừa gửi đến. Lòng vui mừng trong hân hoan tình bạn, tôi trân trọng giới thiệu bạn thơ của trang web www.leminhquoc.vn tác phẩm thơ của một người mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận xét: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”.

L.M.Q

(V.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÂM BÍCH THỦY: Nhà thơ YẾN LAN - Tuổi thọ được dự báo từ trong giấc mơ

 

Bỡi lẽ, được sống trong không gian nhà chùa từ ấu thơ, nên trong ba tôi - nhà thơ Yến Lan, có chút tâm linh. Song, cũng thật khó giải thích về những liên quan trong cuộc đời 82 năm của ông. Câu chuyện sau chỉ là một ví dụ: Ông được một thiếu nữ đến trong giấc mơ báo cho biết tuổi thọ của ông.

Năm ông 75 tuổi, mỗi lần ốm nặng thấy vợ con vất vã vì mình, ông giơ bàn tay gầy gò ra, bấm đốt đếm và buồn bã nói: “Tôi còn làm khổ bà và các con những  7 mùa trăng nữa, khi tôi đủ 82 tuổi vào mùa trăng đấy!”

Để giải thích thắc mắc của vợ con, lúc khỏe ông kể:

nha_tho_yen1_lanmages

Nhà thơ YẾN LAN thời trẻ

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Ths Nguyễn Thị Quỳnh Nga: Nét riêng trong thơ tình TRƯƠNG NAM HƯƠNG

 

Nhận định về nét đặc trưng riêng trong thơ Trương Nam Hương, người viết cho rằng đó là nỗi bơ vơ:“Nỗi bơ vơ mang đến niềm nuối tiếc trong hoài niệm, nỗi bơ vơ mang đến sự khao khát được tìm gặp và nương tựa nơi tình yêu và cũng chính bơ vơ đã thổi hồn thơ Trương Nam Hương đến với nỗi ám ảnh với những người thân đã mất. Trương Nam Hương mang nỗi bơ vơ đi giữa đất trời, cõi đời và hát lên nó ở nhiều giai điệu để tìm sự đồng cảm”. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết sẽ đi tìm hiểu không gian đầy mẫn cảm trong thơ Trương Nam Hương để làm nổi bật nét bơ vơ đó.

 

TRUIONGNAM-HUONG

Nhà thơ TRƯƠNG NAM HƯƠNG

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Vugia K7:ỐNG ĐỒNG RỖNG

 

“…há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy". 

 ( Sử gia Lê Văn Hưu )


MỘT


Gã vừa hổn hển chạy vừa chửi thề. Phía trước có hơn mười tên oằn lưng vác trên vai các hòm chứa đầy của cải. Vừa run rẫy cạo râu, cắt tóc bằng con dao nạm vàng, gã vừa hốt hoảng lấm lét nhìn về phía sau, rồi lại chăm chú nhìn xuống đường xem có vật gì rơi ra từ các hòm kia không. Nhảy vội vào bụi rậm ven đường, lát sau gã bước ra xúng xính trong bộ y phục đàn bà. Chắc hẳn bọn chúng vừa ăn cướp ở đâu đó và đang bị truy đuổi.

- Mẹ nó, đã chở về biết bao nhiêu chuyến rồi không đủ sao mà giờ này còn tham!

Các tên đi trước hằn học lẩm bẩm.

HIABA-TRUNG

Tranh vẽ Hai Bà Trưng "phất cờ nương tử" của họa sĩ Vi Vi trên bìa báo Thiếu Nhi số 121 phát hành tại Sài Gòn ngày 15.2.1974. Tư liệu L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 79 trong tổng số 91

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com