Nhà thơ Vương Hoài Uyên, quê quán Quảng Ngãi. Trước năm 1975, chị tốt nghiệp Đại học Văn Khoa Huế, Đại học Sư phạm Khoa Huế và dạy Văn tại Trường Nữ Trung học Đà Nẵng. Sau năm 1975, chị dạy ở trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Từ năm tháng đi dạy, chị đã có thơ in trên báo, tạp chí Khởi hành, Thời nay, Tuổi ngọc, Thanh niên, Áo trắng… Sau nhiều ấn phẩm in chung, chị đã tập thơ Mùa trăng cũ (NXB Đà Nẵng) - gồm những bài thơ đã viết từ năm 1966 đến nay.
Chị tự sự: “Mùa trăng cũ còn là những ám ảnh của vầng trăng từ thời mới lớn cho đến tuổi xế chiều của một đời người. Trong ánh trăng huyễn hoặc đó là những vần thơ buồn nhiều hơn vui, đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Nhưng thôi, đành mượn lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng để biện minh nỗi buồn trong thơ của mình: “Tẻ vui âu cũng tính trời biết sao”.
Trân trọng giới thiệu chùm thơ của nhà thơ VƯƠNG HOÀI UYÊN đến người yêu thơ.
L.M.Q
X.2013
Trong khối Ả Rập xưa nay chỉ có hoàng tử, thái tử... chứ không dùng từ công tử. Sở dĩ gọi là công tử vì vùng đất này khiến tôi liên tưởng đến công tử Bạc Liêu - hiện thân của sự giàu có và 'chơi ngông'.
Khách sạn 7 sao - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Tác giả trẻ Vương Chi Lan sinh năm 1976 , quê quán Quảng Nam. Chị vừa có tác phẩm thơ đầu tay Rót nhớ vào đêm (NXB Hội Nhà văn. Trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.
L.M.Q
(X.2013)
Nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà giáo Bùi Hải Phong (còn có bút danh Bùi Nhựa, Bùi Danh Hải Phong...) tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Vinh năm 1965. Anh đã có những tác phẩm thơ như Thơ cho người đang yêu, Cầu vồng thu; truyện ký Sự tích Bến Đá... và gần đây nhất Bước đầu khảo sát lễ hội Bình Dương (NXB Trẻ- 2012). Anh đoạt nhiều giải thưởng văn chương như Giải thưởng Huỳnh Văn Nghệ, Giải thưởng của Hội VHNT Sông Bé...
Qúi 3 -2013, NXB Hội Nhà Văn phát hành cuốn thơ Bốn mùa thương nhớ của 4 tác giả cùng sinh năm 1939: Lê Hưng VKD - Trần Áng Sơn - Hồ Linh - Tùng Linh (trong đó “cụ” Tùng Linh vừa mất năm 2012). Ba người còn lại “giỗ đầu” nhớ bạn bằng cách “hùn vốn liếng THƠ” với nhau để “bốn mùa thương nhớ”. Bạn văn Hà Thủy (Đỗ Văn Phúc) gọi nhóm tác giả này là “bốn chàng lính ngự lâm”, vì họ đã là bạn thơ của nhau cách nay đã trên nửa thế kỷ.
Trương Nam Hương là gương mặt quen thuộc trong làng thơ Việt Nam đương đại. Anh đoạt nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, T/c Văn nghệquân đội, Văn học nước ngoài, Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc, được độc giả bình chọn là gương mặt văn học 30 năm TP.HCM…
Tác phẩm của anh cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn, tiểu luận của sinh viên các trường đại học. Sáng ngày 29 / 9 / 2013, tại trường Đại học Bình Dương, diễn ra lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của SV khoa Ngữ văn khóa 12. Trong đó có khóa luận “Tình yêu đôi lứa trong thơ Trương Nam Hương” của SV Phạm Thị Quỳnh do TS.Phạm Ngọc Hiền (ĐH Sài Gòn) hướng dẫn.
Nhà thơ Trương Nam Hương và cử nhân Phạm Thị Quỳnh
Hội đồng chấm đã đánh giá cao tính mới mẻ và những đóng góp của công trình cho việc nghiên cứu thơ Việt Nam đương đại. Luận văn gồm 80 trang, chia làm ba chương: 1: Chủ thể trữ tình trong thơ Trương Nam Hương; 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Trương Nam Hương; 3:Các cung bậc tình yêu trong thơ tình Trương Nam Hương. Trong đó, chương 1được xem là thành công nhất, nó tái hiện sinh động chân dung tác giả thông qua thơ (thay vì giới thiệu vài nét về tiểu sử và văn nghiệp như ở các luận văn khác).
Thay mặt nhà thơ Trương Nam Hương, nhà thơ Bùi Nhựa (Bình Dương) đã đến dự lễ bảo vệ khóa luận và tặng lẵng hoa cùng một số sách cho thầy trò trường ĐH Bình Dương.
Xin chúc mừng tân cử nhân Phạm Thị Quỳnh.
NGỌC HIỀN
How to Live Alone Without Being Lonely
By Philip Moeller
They are known as singles, singletons, the never-married, the divorced, and the widowed. What they share is that they are part of the country's fastest-growing living unit - more than 31 million one-person households in 2010, according to the U.S. Census.
Traditionally, relationship researchers have found that people living alone are on the bottom rung of the wellness ladder. They lack the emotional, financial, and daily help of a committed partner, which are major reasons why people in successful marriages and other strong two-person relationships fare better in measures of health, happiness, and longevity.
Cây bút trẻ Nguyễn Duy Minh, khi làm thơ ký bút danh Hạ Du, sinh ngày 9.5.1990 tại Thanh Hóa, hiện sống và làm việc tại Quảng Nam - Đà Nẵng. Hạ Du vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn chùm thơ tự chọn, trân trọng giới thiệu cùng các bạn yêu thơ/
L.M.Q
IX.2013
Cây bút trẻ HẠ DU
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà thơ Bùi Giáng, để tưởng nhớ một tài năng văn học nhiều mặt của nước ta, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức Tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng.
Thời gian: 8 giờ sáng Thứ Bảy ngày 14 tháng 9 năm 2013
Địa điểm: Hội trường D, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM (10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM).
Hiệu trưởng / Trưởng Ban Tổ chức
PGS.TS VÕ VĂN SEN
KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM KHOA HỌC VỀ THI SĨ BÙI GIÁNG
1. BAN TỔ CHỨC
Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM, Khoa Văn học và ngôn ngữ
Gia tộc học Bùi Vĩnh Trinh Quảng Nam
1. PGS, TS Võ Văn Sen - Trưởng ban, chịu trách nhiệm chung
2. TS Nguyễn Khắc Cảnh - Phó trưởng ban, chỉ đạo thực hiện
3. PGS.TS Lê Giang - UV, chịu trách nhiệm thực hiện
4. TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh - UV, thay mặt Khoa VH - NN tổ chức thực hiện
5. TS. Võ Văn Nhơn - UV, chịu trách nhiệm về tham luận
6. GS, TS Huỳnh Như Phương - UV, phối hợp về nội dung
7. TS Nguyễn Ngọc Thơ - UV, quản lý khoa học tọa đàm
Bùi Giáng thời trẻ
2. CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM
8:00-8:15 Văn nghệ (3 tiết mục của Khoa VH-NN) - Nguyễn Thùy Nương
8: 15-8:20 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu MC. Diễm Trang
8:20-8:30 PGS, TS Võ Văn Sen phát biểu khai mạc
8:30-8:40 Video clip về Bùi Giáng - BP kỹ thuật
8:40-8:50 Nghệ sĩ Kim Cương phát biểu và phát học bổng cho HV, NCS nghiên cứu về Bùi Giang
8:50-9:00 Phát quà cho HV, NCS nghiên cứu về Bùi Giáng - Nghệ sĩ Kim Cương và tộc họ Bùi
TỌA ĐÀM I
9: 00 Mời chủ tọa đoàn: PGS Võ Văn Sen, TS Bùi Văn Nam Sơn, PGS Lê Giang Diễm Trang mời
9:00 – 9:15 GS. Huỳnh Như Phương đọc tham luận
9:15 – 9:30 Nhà văn Nhật Chiêu đọc tham luận
9:30-9:45 PGS.TS. Hồ Thế Hà đọc tham luận
9:45 –10:00 Phát biểu thảo luận: 2 diễn giả phát biểu tự do: nhà thơ Lê Minh Quốc, ThS. Huỳnh Thu Hậu
10:00 – 10:25 Giải lao, cà phê và xem triển lãm
TỌA ĐÀM 2
10:30 – 10:50 Ngâm thơ và hát các bài của Bùi Giáng (4 bài) - SV VH-NN
10:50 Chủ tọa lên bàn làm việc:
10:50 – 11:05 NNC Bùi Văn Nam Sơn đọc tham luận
11:05-11:20 PGS, TS Nguyễn Thị Thanh Xuân đọc tham luận.
11:20-11:40 Phát biểu thảo luận: Mời TS. Trần Hoài Anh, PGS. Nguyễn Công Lý, Trần Nữ Phượng Nhi
11:40-11:50 Gia tộc họ Bùi kể chuyện hồi ức và cám ơn - Gia tộc họ Bùi
* Học bổng cho người NC về Bùi Giáng: Quà 5.000.000 đ ThS; 3.000.000 đ CN
- ThS. Trần Nữ Phượng Nhi (văn học)
- ThS. Nguyễn Đức Chính (ngôn ngữ)
- Và một vài người nữa
Mới đó mà đã 10 năm, Chóe từ biệt thế gian này. Chóe là họa sĩ tên tuổi của Việt Nam trong thế kỷ XX, tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11-11-1943 tại Chợ Mới, An Giang và mất 12-3-2003 tại Mỹ, đưa về an táng tại Định Quán, Đồng Nai.
Những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, làng báo miền Nam có hai cây cọ biếm nổi tiếng. Đó là Huỳnh Bá Thành - Họa sĩ Ớt và Nguyễn Hải Chí - Họa sĩ Chóe. Tên tuổi của họ gắn liền với những hoạt động chính trị, những biến động của đất nước, thấm đẫm những cung bậc của yêu thương, căm phẫn, bi tráng, dằng xé...của một thế hệ lớn lên trong bão táp chiến tranh.
Trang 76 trong tổng số 91