THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút

LÊ MINH QUỐC: Sếp nhìn tôi “là lạ”

 

“Em ơi, nếu mộng không thành thì sao? Mua chai thuốc chuột uống cho rồi đời”, nghe sếp câu hát boléro bằng giọng nhão nhoẹt là chúng tôi phá lên cười vui vẻ. Sếp vui tính thật. Trong công việc, sếp rất nghiêm, thậm chí có pha một chút gia trưởng, nhưng khi đàn đúm hát hò karaoke với các anh chị em trong cơ quan, sếp vui ra phết. Được làm việc trong một cơ quan có không khí thân mật, hòa nhã ai cũng thích. Thích nhất là sếp luôn quan tâm đến mọi người, và đặc biệt chỉ dành cho riêng… tôi!”.

 

SEP-NHIN-TOI

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đằng sau người đàn ông thành đạt là…

 

Trong đời, hầu như bất kỳ người đàn ông nào cũng có một (hoặc nhiều người đàn bà), ở phía sau và lặng lẽ. Họ không xuất hiện thường xuyên với chồng nơi bá quan văn võ, nếu có cũng đóng một vai trò nhún mình và gần như không nhất thiết phải khẳng định gì về sự có mặt. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”. Điều này lúc nào cũng không sai. Suy nghĩ ấy trúng chóc và trở thành câu nằm lòng của nhiều đôi lứa.

 

dan-ng-thanh-dat

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: "Cơm" và "phở"


Ai là người đầu tiên đã nghĩ ra từ “cơm” “phở” để chỉ quan hệ trong và ngoài luồng của người đàn ông? Có trời mà biết. Tại sao lại chọn phở chứ không là món ăn gì khác? Ta hãy nghe một nhà văn bậc thầy thuộc hàng thượng thừa sử dụng tiếng Việt nói về phở: “Mùa nắng ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt thắm tươi lại...” (Nguyễn Tuân). Rõ ràng, xuân thu nhị kỳ, mùa nào con người ta cũng có thể dùng phở. Trong Món ngon Hà Nội, nhà văn Vũ Bằng đã “định nghĩa” một cách tinh tế, phở là “món quà căn bản”.


QUOCCOM-VAPHO

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Về Đà Nẵng

 

Tôi sống với Đà Nẵng bằng những hoài niệm và thương nhớ. Mới hôm qua thôi, khi còn nằm trên căn gác trọ đìu hiu ở Sài Gòn, tôi đã viết:

Lời đầu tiên tôi muốn nói với em

Gặp Đà Nẵng là tôi thèm đi học

vedannang

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc: Tết - Niềm vui của sự sum họp

Trong dòng chảy tất bật của ngày tháng, bỗng có một chiều thong dong đi trên phố, ngước nhìn vòm cây xanh, dòng người đi tấp nập, ta chợt kêu lên: “Tết đến rồi”. Tiếng gọi thầm dù không vang vọng, nhưng đủ đem lại một cảm giác lạ lùng. Có thể là cảm giác của người đi xa nhớ về đoàn tụ; của đứa trẻ hồi hộp chờ phong bì đỏ có tiền mừng tuổi; của những người tha hương mơ về bếp lửa ấm… Những cảm giác ấy, với tôi, cũng rạo rực như lần đầu tiên hò hẹn với người tình. Biết bao là hân hoan, xao xuyến và bấm đốt ngón tay mà đếm từng ngày. Đếm từng ngày đợi Tết.

 

viettuantrinh9_n

Ảnh: Việt Tuấn Trinh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nơi em về làm dâu

 

“Đất lành chim đậu”. Sài Gòn là một vùng đất như thế. Năm tháng sinh viên, tôi đã có những ngày lang thang trên “ngựa sắt” khắp hang cùng ngõ hẻm của chốn phồn hoa đô hội này. Và đã yêu một người yêu một người.

Xin cám ơn con ngựa sắt cà tàng

Rong ruổi theo em chưa hề bỏ cuộc

Chiếc xe đạp như một vần thơ

Chuyên chở tôi đi tỏ tình khó nhọc

  Ai cũng có hoa trái của một thời tuổi trẻ trong mộng mị lẫn đời thường. Hoa trái thơm tho như mắt môi của một người con gái ấy. Gặp một người, yêu một người. Và chúng tôi đã có kế hoạch nên duyên sắt cầm. Năm 1987, tôi viết bài thơ Nơi em về làm dâu.

 

noi-em-ve-lam-dau

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Ngẫu hứng về những chuyến đi


 

Trong một tập tùy bút của Nguyễn Tuân, ông có lấy câu văn của nhà văn nước ngoài làm đề từ, đại khái: ước gì sau khi chết đi, người ta lấy da mình thuộc làm va li. Để làm gì vậy? Để chiếc va ly ấy tiếp tục được theo người viễn du đến những chân trời mới. Với ý tưởng ấy, Nguyễn Tuân đã đã triển khai thêm một ý mới hẳn: “Cái va ly đẹp nhất ở cuộc đời này vẫn là một cái va ly chứa toàn bản thảo của những năm, những tháng đi làm việc thui  thủi ở phương xa trở về”. Đó là quan niệm “đi để viết”. Phóng tầm mắt đến những chân mây cuối trời để đem về những câu văn tươi rói.

 

IMG_0766RR

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đạo làm con

 

Có những giá trị văn hóa của một dân tộc, dù đã ngàn năm đi qua nhưng vẫn không thay đổi. Chẳng hạn, nghĩa vụ và đạo làm con. Từ ngàn xưa, trong tâm thức của người Việt, chữ hiếu luôn được coi trọng và đó là một trong những phẩm chất cần thiết khi đánh giá về tư cách, đạo đức của một con người. Ta có thể khảo sát qua lời ăn tiếng nói trong dân gian:

ba-me-LMQ-thoi-tre

Ảnh ba mẹ Lê Minh Quốc chụp thời trẻ (khoảng năm 1969)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Những ngày đi học

 

 

Đất miền Trung không cằn cỗi tiếng chim

Em cứ hồn nhiên ra sông gánh nước

Hình ảnh quê nhà đã trở về trong ký ức của tôi bằng những câu thơ từ tháng năm ngồi ở giảng đường đại học. Câu thơ vọng lên dịu dàng, nhưng thấp thoáng một chút bùi ngùi trong trí nhớ. Những sáng mưa trắng trời. Những chiều mưa xối xả. Đó là nắng mưa của miền Trung mà phương ngữ có câu:

quoc-van

Sách Quốc văn giáo khoa thư

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tản mạn chuyện du lịch

 

u-1

Một chuyến đi du lịch của người thân (Mỹ)

 

“Mưa chi mưa mãi

Lòng biết thương ai

Trăng lạnh về non không trở lại

Mưa chi mưa mãi

Lòng nhớ nhung hoài

Nào biết nhớ nhung ai

Mưa chi mưa mãi

Buồn hết nửa đời xuân

Mộng vàng không kịp hái...”

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 58 trong tổng số 60

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com