THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút

LÊ MINH QUỐC: Bí mật quá!


Bước sang năm mới, anh chồng bỗng trở nên đăm chiêu, lúc nào cũng nhăn mày nhíu trán, cứ như thể đang tập trung nghiên cứu công trình khoa học cấp quốc gia. Được thế, đã mừng. Vậy anh đang lo lắng những gì? Hỏi, không nói. Gặng hỏi thêm, chỉ cười cười. Bí mật quá? Vâng, rất bí mật.

 

bimatqua

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tết bình an bên gia đình

 

Thế nào là cảm giác Tết?

Với tôi, cả đêm giao thừa trong lòng thấp thỏm không yên. Không dám chợp mắt. Dưới gối là bộ quần áo mới kẻng, xếp cẩn thận, nằm gối đầu lên để nó thẳng thớm. Sợ ngủ quên ghê. Tết đến mà mình  không biết à? Uổng lắm. Cứ thắc thỏm không yên. Thế mà ngủ quên béng lúc nào không hay. Rạng sáng đã nghe mẹ gọi: “Tết đến rồi!”. Anh em lật đật ngồi dậy. Ủa Tết đến rồi à? Chà! Tết!

“Mẹ ơi! Tết đến rồi hả mẹ?”

 

tet-binhan-ben-gia-dinh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: MÙA XUÂN, BƯỚC TỚI



1.

Trong một năm, có lẽ thời khắc khiến con người ta bồn chồn, xao xuyến nhất vẫn là những ngày đầu năm. Thời khắc mở ra một vận hội hội mới. Quá khứ đã khép lại. Và bây giờ là lúc bước tới. “Sài Gòn mùa xuân còn có lá vàng bay. Có mùa thu nào đang ở lại” (T.C.S). Trong tâm hồn mỗi người vừa hy vọng, vừa ngỗn ngang nhớ lại ngày tháng vừa qua.

 

doannhannxuan-2014

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc: “ĂN” & “NÓI”? KHÔNG DỄ “ĂN NÓI” CHÚT NÀO


1.


Rắc rối nhất trong từ ngữ tiếng Việt, tôi nghĩ đến từ “ăn”. Trong ngày có những từ, ta không sử dụng đến nhưng không thể thiếu từ “ăn”. Lại có những hoạt động trong ngày, ta không quên béng đi nhưng dứt khoát không thể quên ăn. “Có thực mới vực được đạo”. Từ “ăn” trong tiếng Việt trùng trùng điệp điệp ngữ nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học vớ lấy từ ăn” thì tha hồ bình luận dẫn chứng. Thậm chí, lúc ấy họ còn bàn luận, tranh cãi nhau chí chóe để xác định chính xác nghĩa của nó.

Chẳng hạn, chuyện chung chạ vợ chồng, bồ bịch hú hí, chả ai dại gì bô bô hoạch toẹt ra rằng… Mà phải nói “ăn nằm” thì mới thanh lịch. Khi nàng tươi xinh mơn mởn vừa “cấn thai”, thích của chua một cách bất thường, gọi là “ăn dở”. Ai đã có vợ? Thời gian ấy, nàng còn ăn gì nữa không? Thì đây, có người không chỉ “ăn kiêng” mà còn “ăn khảnh” nữa. Khi nói “ăn hoa hồng” chắc chắn chẳng ai khờ khạo nghĩ đến chuyện phải nhai nuốt cái bông hoa cụ thể kia. “Ăn ảnh”, “nước ăn chân”, “ăn vạ”, “ăn đèn”, “ma ăn cổ”, “ăn non”… có phải chỉ động tác nhai, nuốt thức ăn không? Ắt không. Buồn cười thật, đã “ăn ở” lại còn “ở ăn” nữa. Truyện Kiều có câu:

Ở ăn thì nết cũng hay

Nói điều ràng buộc thì tay cũng già

Ối dào, kể làm sao cho xiết, nếu cứ tẩn mẩn tần mần theo kiểu “ăn nhón” thế này thì đến lúc “ăn Tết” mà Tết Ma-rốc cũng chưa xong.

 

xuan-2014RR

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: “DIỄN” MỘT VAI KHÁC

 

Khi yêu nhau, bao giờ người ta cũng có ý thức bảo vệ “người của mình”. Vì thế, trước đám đông dù lúc đó hài lòng hay bực bội, vợ/chồng cũng phải diễn một vai khác. Chỉ nghĩ đơn giản vì làm “đẹp mặt” người kia, phải nén lại nỗi bực dọc đang dậy sóng. Ví von, kể chuyện người khác dễ bị hiểu nhầm, sao không lấy ngay chuyện của chính mình? Ừ, thì chuyện của tôi đây.

 

dien-vai-khac

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Rét Sài Gòn

 

Có những ngày trời Sài Gòn đẹp đẽ đến lạ thường. Xuống phố, khoác thêm chiếc áo, vụt nhớ đến câu thơ tình tứ của Hồ Dzếnh: “Trời không nắng cũng không mưa/ Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung”. Với thời tiết ấy, áo ấm chỉ là cái cớ để nam thanh nữ tú làm duyên, nếu không, làm gì có dịp chưng diện? Thời tiết ấy gợi nhớ đến không gian vào thu của Hà Nội. Run rẩy lá biếc trong gió sớm. Hắt hiu nắng nhạt tê tái chiều. Từ nhiều năm qua, vào những ngày cuối năm, người Sài Gòn hào hứng chờ đón cái rét thơ mộng ấy.

 

retsg

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Lời chào năm mới


 Khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào, dễ dàng bắt gặp một hình ảnh quen thuộc: quyển lịch, được chủ nhân treo ở vị trí dễ nhìn thấy nhất. Nơi ấy, thời gian lặng lẽ đi qua. Thời gian gõ nhịp mỗi ngày. Như một lẽ tự nhiên. Tự nhiên như mỗi ngày xé đi một tờ lịch. Có khác chăng, ngày Chủ nhật, tờ lịch được in màu đỏ. Vậy thôi. Chẳng có gì phải bận tâm.

 

loichaonam-moi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Hơn 300 ngày kể “chuyện cái cân”

 

Làm nên điều kỳ diệu nhất của con người, chính là tình yêu. Làm nên sự rắc rối nhất của con người, cũng chính là tình yêu. Khi loài người có mặt trên trái đất, tình yêu đã xuất hiện. Trải qua năm tháng, quan niệm về cái đẹp của con người dù có thay đổi, khoa học có tiến bộ đến cỡ nào đi nữa, các tình huống trong tình yêu vẫn cũ xưa như hàng triệu năm trước. Điều này cho thấy, dù bất kỳ thế hệ nào, trước tình yêu thì con người ta cũng có những thắc mắc, những câu hỏi na ná nhau. Thế hệ này đi qua, thế hệ sau lại lặp lại. Do đó, các tình huống hầu như chẳng khác gì nhau và cách giải quyết có thể cũng chẳng khác gì mấy.

 

cai-can

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc: TIỀN CỦA AI?


Câu hỏi đó nghe lạ đời quá. Tiền của mình chứ còn tiền của ai? Tiền này do công sức lao động mỗi ngày, lúc nhận tiền có chữ ký rành rành ra đó. Ai khác có thể chen vào “quản lý” à? Đừng hòng. Tưởng là tưởng thế thôi. Trong đời sống vợ chồng chẳng hề đơn giản vậy đâu.

 

tiencua-ai

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: “HÔN NHÂN DỊ CHỦNG”


Ngày nay, có những phụ nữ Việt sẵn sàng “nâng khăn sửa túi” cho chồng là người nước ngoài. Trong mắt mọi người, “hôn nhân dị chủng” đã trở nên bình thường. Chẳng ai rỗi hơi đàm tiếu, bình luận này nọ. Miễn họ sống hạnh phúc, chẳng làm phiền đến ai, vậy can cớ gì mà mình phải ý kiến ý cò xen vào? Nhiều phụ nữ Việt cảm thấy tin cậy, ấm áp khi “nương bóng tùng quân” là ông Tây to đùng, nói năng rổn rảng, đi đứng hiên ngang. “Ngó vậy chứ ổng hiền khô à”- một chị bạn đã không ngần ngại “khoe” chồng trước bạn bè.

 

honnhnadi-chung

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 52 trong tổng số 60

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com