THỂ LOẠI KHÁC Tạp bút

LÊ MINH QUỐC: Lại hiền như xưa


Chủ nhật, 16/08/2009, 10:02 (GMT+7)

Đã đến Bến Tre chưa? Nghe bạn hỏi như thế, dù có tính cách như anh bạn thơ Phạm Hữu Quang “nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”, nhưng cái máu giang hồ vặt trong tôi cũng trỗi dậy. Thu xếp lại cái thời khóa biểu của một công chức mẫn cán, tôi lên đường đến vùng đất mà từ ngay sau Cách mạng Tháng Tám được mang tên thi sĩ lừng danh của Nam bộ: Đồ Chiểu. Tôi đến huyện Châu Thành của Bến Tre vào lúc trưa đứng bóng, ngoài trời nắng gắt. Làng quê của miền Nam đất Việt đáng yêu quá. Cũng bóng dừa nghiêng trong nắng, cũng hàng cau đứng thẳng trong gió, cũng tiếng ca cải lương từ chiếc máy radio vọng về như gợi lại một sự thanh bình đã đạt đến sắc màu “cổ điển”.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Lẩn thẩn từ chuyện xin lửa


06/03/2011 8:00

 Thuở còn nhỏ, có những ngày rét mướt, gió chạy ù ù trên ngọn cây sầu đông, bà ngoại tôi bảo sang hàng xóm xin lửa. Chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài cục than hồng bỏ trên cái dĩa sành, phía dưới lót tro để khỏi nóng tay cầm.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Dạy con

DẠY CON

Khi nhà thơ Tế Hanh về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), gặp một bà cụ lam lũ, quê mùa, ông đã nhờ chỉ giúp ngôi nhà của Nguyễn Du. Bà cụ ngớ ra hỏi lại: “Nguyễn Du nào, tôi chẳng nhớ tên?”. Nhưng khi nhắc đó là người viết kiệt tác Truyện Kiều, bà cụ vội vã chỉ đường ngay và đọc liền mấy đoạn thơ Kiều, kể luôn vanh vách về cuộc đời thăng trầm của Kiều.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Mình ơi tôi gọi là nhà


Mình ơi! Tôi gọi là nhà
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi

Câu thơ ngẫu hứng giang hồ của trung niên thi sĩ Bùi Giáng đã nói về cái nhà theo nghĩa bóng hay nghĩa đen? Có lẽ cả hai.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Máu ngàn đời vẫn tươi

LÊ MINH QUỐC

7f3ascd

Anh em tôi (từ trái qua phải: Tẹo, Tí Mẻ, Ủ, Quốc, Ái)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Phụ nữ ba miền

Khi nhìn một người phụ nữ đẹp, dẫu tôi là Thúc Sinh - sợ vợ một phép nhưng cũng ngầm liên tưởng đến… các món ăn được chế biến từ bột. Mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc trưng riêng biệt. Dù cũng chất liệu ấy, nhưng qua bàn tay chế biến của bà nội trợ, hương vị của nó đã khác. Từ chuyện ăn, ta thử “đá giò lái” so sánh phụ nữ của ba miền. Đây là việc làm không dễ dàng, bởi mọi sự so sánh nào cũng đều khập khiểng.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 60 trong tổng số 60

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com