Tìm mua sách của LÊ HƯNG VKD ở đâu?

 

LE-HUNG-1

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD vừa được Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y tế năm 2013. Ông là tác giả của nhiều tập sách mà bạn đọc có thể tìm mua tại nơi phân phối sách là NXB Tổng hợp TP.HCM (62 Nguyễn Thị Minh Khai,  Phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38296764 - 3877326 - 38247225 - 38225340 - 38256804); hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả theo số ĐT: 01238041742.

LEHUNG-3

Nhân đây, tôi post lại bài viết giới thiệu tập sách mới Nhiếp sinh- Linh khu thời mệnh của ông.

LEHUNG-2

Nhiếp sinh - Linh khu thời mệnh lý

 "Là nhà nghiên cứu Kinh dịch - tinh hoa của nền văn hóa phương Đông, trong nhiều năm qua, nhà nghiên cứu - lương y Lê Hưng VKD

đã ấn hành nhiều tác phẩm “nặng ký” như Nghiệm lý phong hòa thủy tú, Tâm Thiền lẽ Dịch xôn xao, Nghiệm lý hệ điều hành Âm Dương… Và tác phẩm mới nhất của ông là Nhiếp sinh - Linh khu thời mệnh lý (NXB Tổng hợp TP.HCM).

Tác giả cho biết, Linh khu thời mệnh lý “là tên gọi học thuật tử vi phương Đông, theo mục đích “văn hóa tam lịch”, đó là thế giới quan “hiểu biết về lẽ biến hóa của vạn vật”; nhân sinh quan “tìm cách giải quyết tốt các xáo trộn xảy ra” nhằm đạt đến mục đích tích cực “điều chỉnh tốt các quan hệ giao tiếp thường ngày” để biết mình, hiểu người, hài hòa trong cuộc sống.

 

 

Đọc tập sách này, ta thấy nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD giải thích vấn đề rành mạch và dễ tiếp thu. Không những thế, bằng kiến thức nghiên cứu sâu về sử học, ông đã viết những chương rất thú vị thuộc “hồi cứu y sử”.

Về những nhân vật lịch sử, ông có “Bài thuốc sức khỏe phồn thực của vua Minh Mạng”. Lâu nay nhiều người vẫn bàn tán, tìm hiểu về toa thuốc “nhất dạ ngũ giao sinh lục tử” rất nổi tiếng của nhà vua, hư thực ra sao? Sau khi phân tích qua nhiều tài liệu, ông khẳng định: “Vua Minh Mạng sở dĩ có “sức khoẻ phồn thực” là do các ngự y của Thái y viện triều Nguyễn thời cận kim (từ thế kỷ 19 trở đi) đã hợp chẩn và dâng lên vua bài thuốc bồi dưỡng toàn thể trạng (chứ không phải là bài thuốc bổ dương hay cường dương như nhiều người nghĩ)”.

Ông còn trở lại với “Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long”. Căn cứ vào “ngự dược nhật ký” năm Kỷ Mão - 1819, ghi chép lại 94 lần kê toa (gồm 24 bài thuốc) của Thái y viện triều Nguyễn đã dùng để chữa bệnh cho vua Gia Long, ông kết luận: “Phải chi thời đó có khả năng “cận lâm sàng” như hiện nay thì vị vua “khai sáng triều Nguyễn” đã có thể sống vượt qua năm Kỷ Mão 1819 (vì phát hiện được sớm bệnh trạng thuộc hệ tiêu hoá, do ký sinh trùng tai hại gây ra… tổn thương gan).

Về nhân vật Trâu Canh - giữ chức Ngự y và Thái y viện đời nhà Trần, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD cũng đề cập đến. Sau khi được sự sủng ái của các vua Trần, theo sách Đại Việt sử ý toàn thư, “Canh từ đấy càng được yêu quí hơn, ngày đêm luôn ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác, Thượng hoàng (Trần Minh Tông) định bắt Trâu Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha”. Sau khi trình bày lại các dữ kiện, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD bình luận xác đáng: ‘Không nên lưu danh những nhân vật “tai tiếng về đạo đức” này v.v…

Đọc tập sách nghiên cứu về Nhiếp sinh - Linh khu thời mệnh lý và qua đó nhẩn nha với những chuyện sử học được nhìn nhận từ góc độ y khoa là điều hết sức lý thú.

K.N

(nguồn: http://phunuonline.com.vn/nguoi-yeu-sach/tac-pham-va-du-luan/nhiep-sinh-linh-khu-thoi-menh-ly/a87474.html)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com