Albert Einstein - MỘT VĨ NHÂN CÓ TUỔI THƠ TỰ KỶ


1-    Tuổi thơ tự kỷ

Theo nhà báo Walter Isaacson (chủ bút tạp chí Time, tác giả sách “Einstein - his life and universe”) cho biết: vĩ nhân thế giới Albert Einstein sinh hồi 11 giờ 30 trưa ngày 14/3/1879 tại Ulm (tây nam nước Đức); đối chiếu sang âm lịch phương đông Châu Á là giờ ngọ ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, người viết giới thiệu linh khu đồ của nhà khoa học thiên tài này như sau: (1)

* Người âm nam cục kim hành thổ

* An mệnh & an thân đồng vị trí khung địa chi Dậu

* Dạng thức theo mẫu “sát phá tham liêm tử vũ”

* thế lực Âm (nhận) & Dương (cho) thuận lý

Tuổi ấu thơ của Albert Einstein được mô tả những nét chính như sau: rất chậm biết nói, gần 3 tuổi mới biết sử dụng từ ngữ với tật nói lắp - lập bập (chứng echolalia của mẫu người đần độn - der depperte), tính trầm lặng thường né tránh tham gia đám đông bạn bè cùng học, nhưng lại hay bùng phát cơn cáu giận đột suất (trạng thái “crise psychomotrice - tâm thần cường hoá vận động”) hiếu động tay chân liên tục (trừ khi ngủ), thích ném liệng đồ vật vào đối tác tiếp xúc (chứng tăng nhiễu vận động: hyperaction disorder); thích ngồi tư lự một mình và không tập trung nghe lời chỉ dạy của người bảo mẫu (nên bị nhiều thầy cô đã phê phán: Einstein bướng bỉnh? Thậm chí thầy giáo Hiệu trưởng nhận xét cậu học sinh 5 tuổi Albert Einstein với doanh nhân thành đạt Hermann Einstein, là người cha hiền hậu của cậu bé: “Nó sẽ chẳng bao giờ thành đạt được điều gì”) Nét nổi trội ở tuổi thơ Einstein là kỹ năng lắp ghép mô hình (kết cấu phức tạp) ở các trò chơi rất nhanh chóng. Phải chăng đây đã hé mở “dấu hiệu thiên tài” khoa học sau này? Từ những ngày còn thơ dại nhưng lại ấn nấp dưới hiện tượng phổ quát của bệnh lý (schizophrénie) tâm thần phân liệt.

2. Cấu trúc dị thường trong “phủ kỳ hằng” của Einstein

hinh-lh-1RR

Những người hâm mộ cuộc đời minh triết của nhà khoa học bất tử Albert Einstein đều đã rõ: Ông qua đời vào sáng sớm ngày 18/4/1955 thọ 76 tuổi, thi thể của ông được hoả thiêu và tro cốt được gia đình rải xuống sông Delaware … Nhưng bộ não của ông đã bị người bác sỹ pháp y Thomas Harvey lấy trộm trước khi hoả táng (vì quá hâm mộ tài năng bất tử của ông). Sau này, cũng chính nhờ việc làm “không chính đáng” của Harvey, mà giới y học được cơ hội “nghiệm lý” thêm mối tương quan nhân quả giữa cấu trúc của phủ kỳ hằng (não bộ) với tiềm năng trí tuệ con người …

2.1- Năm 1982: TS. Merian Diamond (Đại học Berkeley - Cali) công bố não trạng của Albert Einstein có đặc điểm: rất nhiều tế bào đệm (loại tế bào vừa bảo vệ vừa nuôi dưỡng neuron) hội tụ ở dưới thuỳ đỉnh phía trái; đây là tín hiệu dự báo tiềm năng toán học phong phú …

2.2- Năm 1996: BS. Anderson cho biết vùng thuỳ trán phía phải não bộ Einstein có mật độ tế bào thần kinh rất cao

2.3- Năm 1997: BS. Kigar thông tin thêm chi tiết vùng thuỳ thái dương não bộ Einstein hiện diện rất nhiều tế bào đệm (mặc dù trọng lượng não bộ Einstein chỉ nặng 1,230kg, so với người trung bình là 1,350g)

2.4- Năm 1999: BS. Sandra Witelson (Đại học Mac Master de Hamilton – Canada) cho biết: vùng thuỳ đỉnh não bộ Einstein phì đại, đồng thời hình thái khe Sylvius rất khác lạ, không giống như mọi người …

2.5- Năm 2006: TS. Colombo tiếp tục khảo sát não bộ Einstein và nhận thấy khối lượng tế bào hình sao (tức tế bào thần kinh trung ương) tập trung rất lớn so với người bình thường..

2.6- Năm 2010: nhà nhân chủng học Dean Falk đã xác định chỉ số thông minh (IQ) hiếm có của Albert Einstein là do cấu trúc dị thường ở “phủ kỳ hằng”: như vùng vỏ não trước trán tăng số lượng mạng lưới kết nối dây thần kinh hơn hẳn nhiều người; các nếp gấp (cuộn não) tuy ngắn nhưng lại khá phức tạp (tức não bộ Einstein đã phát triển tối đa số lượng neurons); diện tích hai định khu: nhận thức & vận động (ở hai bên rãnh Rolando) rất rộng lớn (phát triển nguồn tiềm năng tư duy toán học siêu hình và trực giác đa lãnh vực sắc bén …). Lại nữa bà Dean Falk nhận xét thêm: vùng dưới thùy đỉnh to khác thường, hình thái khe Sylvius lại có nhiều nếp gấp kỳ lạ trong lúc cuộn não ngắn hơn nhiều so với mọi người) là nền móng cho khả năng tư duy toán vũ trụ nhiều chiều lạ lùng của nhà khoa học bất tử Albert Einstein (người đầu tiên năm 1917 đề xuất ý tưởng khai thác “sử dụng bức xạ LASER” cho xã hội ngày nay) đó là vũ trụ thuyết:

- 4 chiều(1 thời gian & 3 không gian)

- 10 chiều (1 thời gian & 9 không gian, ngoài 3 chiều quen thuộc còn 6 trong số đó tự xoay tròn chính thực thể của mình)

3. Lý giải theo LKĐ cổ truyền

Theo nghiệm lý Linh Khu mệnh học của dòng họ Lê Lã - Hưng Yên, thì học thuật này là bộ môn tương cận với tâm lý xã hội học (chủ yếu phát hiện tính tình con người); do đó, nhóm nghiên cứu hậu TL. đã khảo sát 4 chủ điểm chính (trong số 12 chủ điểm mỗi LKĐ): khung an mệnh – khung an thân – khung phúc đức và khung tật ách, để thống kê định lượng “vòng tròn tâm lý – hành vi” của cậu bé tự kỷ … Albert Einstein (xem lại bài 2 mục 2 “phủ kỳ hằng”) như sau:

3.1- Khung an mệnh (tại địa chi Dậu) có 14 dữ kiện thông tin:

- 1 dk. bản năng: lưu niên văn tinh

- 7 dk. hoạt động: đại hao, hoá quyền, hữu bật, tuế phá, thiên giải, tử vi, tham lang.

- 1 dk. kinh nghiệm: linh tinh

- 5 dk. phương pháp: mộ , thiên hư, thiên quan, tuần, triệt.

- 0 dk. phản xạ.

Căn cứ vào cách phân loại ngôn ngữ “sức khoẻ đích thực” ẩn mặc trong các dữ kiện thông tin trên LKĐ (ở bài 3 “tầm soát thông tin về rối loạn hành vi và khác thường cảm xúc …”), chúng ta phân loại được 7 dk. thuộc loại thông tin tốt và 7 dk. thông tin xấu.

3.2- Khung an thân (cũng tại địa chi Dậu), mô hình của liên kết “Tuế phá - Tang môn - Điếu khách” điều này chứng tỏ cá tính “bướng bỉnh - khó bảo” của cậu bé Albert Einstein (bởi tam giác tuế phá - tang môn - điếu khách, theo kinh nghiệm của cụ TL. là thích làm những gì mà mình nghĩ ra,để không phải làm theo lối mòn của người khác”!) Người am tường linh khu mệnh học rất thông cảm chia xẻ nỗi niềm này … Dấu hiệu dự báo khả năng khám phá, sáng tạo cái mới.

3.3- Khung tật ách (tại địa chi Thìn) có 8 dữ kiện:

- 2 dk bản năng: mộc dục, văn xương

- 1 dk hành động: thiên không

- 1 dk kinh nghiệm: thiên sứ

- 3 dk phương pháp: thanh long, thiên đồng, thiên la

- 1 dk phản xạ: thiếu dương

Định tính: Có 4 dk. thông tin tốt & 4 dk. thông tin xấu

3.4- Khung phúc đức (tại địa chi Hợi) có 5 dữ kiện:

- 0 dk. bản năng

- 1 dk. hành động: thiên tướng

- 2 dk. kinh nghiệm : bạch hổ, đường phù

- 0 dk. phương pháp

- 2 dk. phản xạ: bệnh, hỉ thần

Định tính: có 4 dk. thông tin tốt & 1 dk thông tin xấu

Bảng tổng kết phân tích LKĐ của Albert Einstein:

Dữ kiện    Thông tin tốt    Thông tin xấu

Bản năng      2                        1

Hành động    5                        4

Kinh nghiệm     2                    2

Phương pháp     4                  4

Phản xạ    2                              1

Định tính    15                          12

Nhìn tổng thể các thông tin dự báo nêu trên, chúng ta lạc quan “Canh lịch sự biến” như các nhà giáo dục trẻ em tự kỷ hiện nay (cố gắng khắc phục những nhược điểm tâm lý – cảm xúc cho các bé mầm non!) về tương lai sáng sủa của cậu học sinh “sẽ thiên tài” này!

Một kinh nghiệm khác (của nhà n/c Linh Khu mệnh học Lê Kim Thành – San Jose, Hoa Kỳ) theo 4 tiêu chí khảo sát “trẻ em tự kỷ”:

a) Âm Dương có lạc hãm không?

b) Mệnh & Thân có nằm trên địa chi tứ chính (Tý – Ngọ - Mão – Dậu) không?

c) các dữ kiện xấu có hội tụ đông đảo ở các khung an mệnh và tật ách không?

d) Dạng thức chính của khung an Mệnh có thuộc loại hoạt động thần kinh không?

Chúng ta thấy ngay trên LKĐ của Einstein đã có:

* á) dk. VIP Thái Âm bị dk. Tuần & Triệt bao vây cô lập, thậm chí lại còn an trú sai vị trí: nằm trên địa chi Thân là khung dương nghi!

* b’) Khung an mệnh & khung an Thân đúng là nằm trên địa chi tứ chính: địa chi Dậu.

* c’) Các dk. thông tin bất lợi lại hội tụ quá đông ở khung an mệnh & tật ách: linh tinh, đại hao, tuế phá, thiên hư, mộ, tuần, triệt, tham lang, thiên không, thiên sứ, thiên la, mộc dục …

* d’) Dạng thức chính khung an mệnh là “Sát phá liêm tham tử vũ” tức là : có chí tự lập, có óc thực dụng, giải quyết theo thực tế lý đoán, đam mê vật chất phồn thực … (2) thuộc mẫu người phải sử dụng trí óc nhiều (trùng hợp với các khảo nghiệm y học về cấu trúc giải phẫu bộ não Albert Einstein, đã được công bố ở phần 2 của bài viết này)

Tạm kết

Vĩ nhân Albert Einstein (1879 – 1955) đã có tuổi thơ “không bình thường” về hoạt động não bộ, nhưng quá trình hội nhập cộng đồng của ông từ khi vào tuổi trưởng thành lại rất vẻ vang

- Năm 1905 thành tích công bố thuyết tương đối hẹp về năng lượng bắt nguồn từ vật chất có vận động E = mc2 cũng đồng thời hàm nghĩa chính ánh sáng đã lấy đi khối lượng của vật thể. (đại vận vòng thái tuế là dạng thức Phủ Tướng 24 – 33 tuổi)

- Năm 1915 thành tích công bố thuyết tương đối rộng về cân bằng vũ trụ:

 lehungh-3RRR

Mô tả kết cấu không gian – thời gian bị bẻ cong, để vật chất chuyển động! (đại vận vòng lộc tồn dạng thức Cự Nhật 34 – 43 tuổi với dk. VIP Thái Dương an cư địa chi ngọ quá ư sáng láng); tất cả sự việc này cũng là nhờ công chăm sóc bền bỉ của người mẹ có ý chí mạnh mẽ là bà Pauline Koch; bà mẹ này truyền lại cho con trai một khối óc thực tế biết quan sát sự vật, bà luôn luôn động viên “khen ngợi con thông minh” qua những lá thư gửi con trai A. Einstein lúc phải đi học xa nhà (Luitpold Gymnasium gần trung tâm thành phố Munich)

Điều này giúp chúng ta phấn khởi thêm suy nghĩ:

-    Trẻ em tự kỷ không bị … vong thân!

(như nhiều người suy nghĩ bấy lâu nay) Nếu các cháu được phát hiện sớm các “dấu hiệu tự kỷ” (bằng cấu trúc thông tin từ LKĐ cổ truyền) và với sự cộng tác chặt chẽ giữa: gia đình & nhà trường, nhất định các cháu có tuổi thơ tự kỷ vẫn trở thành công dân hữu ích cho xã hội …

 

Lê Hưng VKD (và nhóm n/c hậu TL)

 

Chú thích:

(1) xem LKĐ của Einstein

(2) tham khảo sách “Biết mình – hiểu người, hài hoà cuộc sống” NXB Tổng Hợp tp.HCM – 2012, trang 173

(3) tham khảo sách “Nhiếp Sinh” NXB Tổng Hợp tp.HCM – 2012, bài “Nhận dạng vũ - trụ - thời - không theo tư duy Einstein” trang 40 – 46.

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com