BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: “Đừng để các em đánh mất tuổi thơ !”

 

Chuyên đề “Mùa hè của con trẻ” mở ra trong tuần qua xoay quanh câu hỏi trẻ nên học hay nên chơi trong dịp hè đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ của độc giả. Cuộc trao đổi của chúng tôi với Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn chuyên viết cho tuổi mới lớn - góp thêm một góc nhìn thú vị về vấn đề này.


nhavan


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với độc giả nhỏ tuổi - Ảnh: Nguyễn Tường Huy

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: BẤT NGỜ VỚI TRẦN DẦN

 

Trong vòng mươi năm trở lại đây, một loạt di cảo của cố nhà thơ Trần Dần được xuất bản. Lập tức Hội Nhà văn Hà Nội đã trao cho ông nhiều giải thưởng cao quý. Thú thật, ban đầu tôi không tin lắm vào ban thẩm định tác phẩm. Bởi chưa bao giờ các giải thưởng lại vàng thau lẫn lộn như hiện nay, thậm chí còn có những “tôn vinh” ngoài giá trị văn học. Thế nhưng, khi đọc đến tiểu thuyết Những ngã tư và những ngọn đèn (NXB Hội Nhà văn) của Trần Dần, tôi đã thay đổi suy nghĩ đó. Thì ra, với tiểu thuyết, Trần Dần đã cách tân, đã thể nghiệm trước các nhà văn VN nhiều lắm.

nhung_nga_tu_va_nhung_cot_denRR

Đây là tiểu thuyết tình cảm? Trinh thám? Hình sự? Hiện thực? Có tất. Về hình thức, ông quan niệm: “Chữ đầu đánh luôn từ dòng đầu, không thụt vào. Coi như cuốn sách gồm từng ô, như ô ruộng đầy chữ”; “y” thay thành “i”; giữ nguyên chữ nhiều nguyên âm như xìì, khèè, suỵttt… v.v..”.

Thật ra biểu hiện hình thức chỉ là chuyện nhỏ.

Cái đáng kể nhất phải là cách viết của ông. Hầu hết các nhân vật khi đứng trước độc giả đều xưng “tôi”. Nhân vật chính là Dưỡng có thời gian dính líu với  Pháp, y kể lại chuyện cuộc đời mình bằng những dòng ghi chép trong nhật ký. Y có vợ là Cốm và mối quan hệ của y cũng khá phức tạp với một lũ bạn “cùng hội cùng thuyền” như Tình Bốp, Lily, Đoành, Chắt, Ngỡi… Dưỡng xưng tôi khi viết nhật ký. Người đọc nhật ký này cũng xưng tôi. Ngoài ra còn có những nhân vật luôn bám sát và hướng Dưỡng về con đường tốt như ông Trung trố, chị Hòa, anh Thái… cũng xưng tôi.

Cái giỏi của tác giả là qua đối thoại và tự sự mà tính cách nhân vật hiện lên rõ mồn một. Không ai lẫn vào ai. Mỗi người một tính cách riêng biệt.

Độc đáo nhất còn là nhân vật không có tên, tác giả gọi gọn lỏn “sọ” - chính là cái bóng của Dưỡng. “Trò chuyện” giữa y và “sọ” là những đoạn  nhằm phân tích suy nghĩ, độc thoại nội tâm của y. Trong khi đó, có những lúc chị Hòa, Cốm lại tự kể chuyện của mình để nối vào mạch chuyện chung của Dưỡng. Đã thế về thời gian lại có những đổi thay lẫn lộn, chẳng hạn ngày tiếp quản Thủ đô, nhật ký của Dưỡng lại ghi ngày mồng Một Tết, thời gian di chuyển từ năm 1955 đến năm 1966 và ngược lại; thứ bảy nhầm sang chủ nhật… Rõ ràng ý thức về thời gian cũng là một cách thể hiện tâm trạng của nhân vật, chứ không riêng gì tình tiết của câu chuyện mà tác giả đang kể.

Một cách thể hiện Những ngã tư và những ngọn đèn, với nhà văn VN gần như chưa mấy ai thử nghiệm. Và bây giờ cũng vậy. Nói cách khác, Trần Dần đã chọn cho mình một đường đi độc đạo. Ông hoàn thành tiểu thuyết này năm 1966, sau khi được Sở Công an Hà Nội cấp giấy phép vào trại giam và tiếp xúc với ngụy binh thời Pháp để lấy chất liệu hoàn thành tác phẩm nhưng sau đó không in. Mãi đến năm 1988, Sở Công an Hà Nội trả lại bản thảo cho ông và ông lại tiếp tục sửa chữa, chủ yếu về văn phong.

Tôi dám cam đoan rằng, nếu ai đã cầm tiểu thuyết này lên, sẽ không thể buông xuống nửa chừng. Hấp dẫn và hấp dẫn đến lạ thường. Một lần nữa, Trần Dần lại tạo ra sự kinh ngạc và bất ngờ đối với thế hệ chúng ta.

 

L.M.Q

(nguồn: Báo PN TP.HCM, bút danh LÊ VĂN NGHỆ)

 

Ghi chú:

Trước đây khi phụ trách chuyên mục Thơ và tuổi trẻ của Tuổi Trẻ online, tôi đã giới thiệu bài thơ Tình của Trần Dần như sau:

"Tình yêu" của Trần Dần
06/11/2006 15:02 (GMT + 7)


TTO - “Em đọc kỹ/ trang thơ này nhé”. Lời nhắn nhủ của nhà thơ Trần Dần dành cho người tình Bùi Thị Ngọc Khuê - sau này là người bạn đời - cũng là điều mà tôi muốn gửi đến bạn yêu thơ.

Đọc kỹ, ta sẽ thấy một quan niệm về tình yêu của Trần Dần được thể hiện từ nhiều góc độ khác nhau, rất mới. Mới, bởi ở đó ông  đã sử dụng nhiều chất liệu từ cuộc sống, từ bản thân mình. Mà qua đó, ta sẽ buột miệng thốt lên “Ồ tài tình nhỉ!”.  Hình thức thơ “bậc thang” đã  giúp cho người đọc cảm nhận được nhịp ngắt quãng cần thiết của từng câu thơ...

Văn bản bài thơ này vừa công bố lần đầu tiên trên báo Tiền Phong. Một lần nữa xin được gửi đến bạn thơ TTO (Nhà thơ Lê Minh Quốc).


TÌNH YÊU

Gửi em K, những ngày phải xa nhau

Em ơi
         anh không ngủ được
                                        bốn đêm rồi!
Nhớ em
          đường phố Sinh Tử
                     đen cả mũi
                                   mùi than
                                              mùi bụi
Nhớ gian nhà
                bây giờ
                           lùi lủi
                                    một mình em
Em ạ,
          Tình yêu không phẳng lặng bao giờ
Nó đè sóng,
                  đè mưa
                             nổi bão...
Tình yêu
            không phải chuyện
                             đưa cho nhau
                                     ngày một bó hoa
Nó là chuyện
                  những đêm ròng
                                    không ngủ
tóc tai bù
               như những rặng cây to
nó vật vã
               những đêm trời lộng gió
Tình yêu
         không phải là
                    kề vai mơ
                    sầu mộng dưới trăng mòn
mà phải sống
                 phải cởi trần
                          mưa nắng
phải mồ hôi
              chảy đẫm
                        tận buồng gan
Tình yêu không phải
                    chuyện ngàn năm
                                   kề sát má
mà bỗng dưng -
                  một quả tim chung
phải bổ nó
                làm 
                đôi
người một nửa
                     người
                     ôm một nửa...
Tình yêu
            không phải là
                những chiếc toa đen
                     con tàu cuộc sống
tùy chuyến đi
               mà cắt bỏ
                       hoặc nối thêm
Mà tự nó là
           một ĐẦU TÀU HỎA
có nghìn toa
             buổi - sáng
                      buổi - không đèn
Triệu mã lực
              con tàu điên
                      tàu dại
nó đâm bừa
              gãy cẳng
                         ngày đêm
nó hú chết
            thời gian
                      khoảng cách
nó rú lên
            trên trái đất
                         chưa người
chưa xã hội
              chưa luân thường
                                 ước lệ...
Tình yêu không phải
                  chuyện bạ sao yêu
                                    cũng được
nó lạ lùng
           như giữa một trời sao
                              triệu triệu ánh
Chỉ có anh
                   đã khản tiếng
                                    kêu gào
mới gọi được
                  vì - sao - em
                                    hay khóc
Và có em
           đi mải đến mê
                                người
mới dừng lại
                ôm mình anh
                               buồn tủi
vì - sao - anh
               rốc lửa
                     xém bên trời...
Tình yêu
             không phải
                         có hoặc không
                                      cũng được!
mà nó như là
                những vần thơ
những bắp thịt
                những đường gân
                                      tổ quốc

* * * * *

Em ơi
     em lại khóc
                      em à?
Gian nhà vắng
            con chó nằm nó rú...
Anh mới đấm lên trời
                    dăm quả đấm
bây giờ anh
                    ngồi
                        chết
                             một gian buồng
bốn bức tường
               nó giữ chịt người
                                     anh
để giáo dục anh về nhiều chuyện
                                  và chuyện yêu
                               - là chuyện chúng mình...
Em đọc kỹ
              trang thơ này nhé
Em đếm xem
               bao chữ
                        bao vần
cũng tựa bao đêm
                    em ngắm sao trời
em đã thấy
                  một vì sao
                               ngất ngưởng
vì - sao - anh
            nó chuyển bến bên trời
đuôi nó cháy - đúng là
                          vì sao dữ
Anh cho phép
              em khóc nhiều
                               khóc nữa
Em ơi
         tình yêu em
                không có tuổi bao giờ
mươi thế kỷ
                vì sao
                    anh
                          vẫn cháy...

TRẦN DẦN

 

(nguồn:

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/Tho-va-tuoi-tre/170954/%E2%80%9CTinh-yeu-cua-Tran-Dan.html

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Mùa xuân là gì nhỉ?

 

Có bao giờ các bé đã bâng khuâng tự hỏi như vậy chưa? Đây là suy nghĩ của bé Nguyễn Thị Hoàng Oanh (158/35 Đoàn Văn Bơ, Q.4): “Bé băn khoăn tự hỏi: “Mùa xuân là gì? Phải chăng là cội mai vàng, là bao lì xì đỏ rói, là cánh én chao lượn giữa trời mênh mông và tiếng pháo nổ đì đùng?...”. Vâng, cũng có thể là vậy. Mỗi người đều có cảm nhận của riêng mình.

 

mau-xuan-la-gi-nhi

 

Nét chữ viết bằng bút chì, đúng chính tả, viết nắn nót của Võ Văn Hùng (lớp ½ trường Minh Đạo, Q.5) đã làm chú chú ý. Viết về “Mùa xuân đến” như thế này thì cũng đáng yêu lắm chứ! “Mùa xuân năm 94 đã đến rồi. Muôn hoa đua nở rất đẹp. Bé được nghỉ Tết. Thời gian trôi qua, hết Tết. Bé đi học lại. Bé sẽ cố gắng học giỏi để vui lòng thầy cô và ba mẹ”. Đúng vậy, Xuân mới đã đến thì mình phải cố gắng hơn năm cũ.

Và để viết những câu văn thật hay, thì việc nhận xét, quan sát cảnh vật cũng là một yếu tố quan trọng. Bé Hồ Thị Kim Diệp (87/24 Phạm Ngũ Lão, lô 19) đã có nhận xét thú vị: “Vào một ngày đẹp trời đầy nắng ấm, em ra vườn chơi. Gió thổi ngang qua các cây hoa, uyển chuyển như nàng tiên đang múa”. Sự so sánh ở đây mới lạ và gợi được sự đồng cảm ở người khác. Cũng viết về mùa xuân, Tạ Mai Khánh (218/11 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ) đã cảm thấy: “Gió từ bờ sông thổi vào mát lạnh mang theo mùi hương của hoa quỳnh thơm ngào ngạt”. Phải thật sự đứng trước ngọn gió ấy, Khánh mới viết một cách thú vị như thế. Không những quan sát bên ngoài mà ngay cả những việc đã từng xảy ra, các bé cũng nên “để mắt” đến nữa.

Và đây là “Buổi sáng đầu xuân” mà Vũ Hoàng Oanh (lớp 4A trường Quảng Biên - Đồng Nai) đã viết: “Trong vườn nhà em, những cây hoa lay-ơn rực rỡ và những cây hoa hồng cánh mịn màng như đang nghiêng mình ra đón lấy ánh nắng mặt trời. Hương thơm của hoa hồng dìu dịu đã làm em rất thích. Trên cành mai vàng, những chú chim vành khuyên và chim họa mi đang say sưa hót líu lo”. Bức tranh mà bạn Oanh đã vẽ về buổi sáng đầu xuân rất sinh động. Sinh động vì biết “nhân cách hóa” những cánh hoa hồng, cho nó “nghiêng mình”. Để làm gì vậy? Để “đón lấy ánh nắng mặt trời”. Từ đó bông hoa trở nên thân thiết với người đọc. Và bạn Oanh cũng hết sức chu đáo khi bạn không quên nhắc đến mùi hương của hoa. Bạn đã viết đúng là hương thơm ấy “dìu dịu” và vì không vô tình với hương của hoa nên Oanh xác nhận “Em rất thích”. Những chi tiết nhỏ này đã làm câu văn thêm sinh động, có đúng vậy không các cháu?

Còn Trần Vũ Thanh Phương (lớp 5/3 trường Trần Quốc Toản) viết: “Dạo ấy, em mới được mẹ dẫn đi học buổi đầu tiên. Em vừa sợ vừa hồi hộp như mầm cây  mới nhú đón ánh nắng mặt trời”. Sự so sánh như thế này quả là dễ thương. Phải biết yêu thiên nhiên, cây cỏ lắm thì bạn Phương mới có so sánh thú vị, lạ lùng mà chính xác đến thế.

Từ câu hỏi của đầu bài “Mùa xuân là gì nhỉ”, chú đã trích dẫn những câu văn này, may ra, chúng ta cũng đã tìm được đôi điều về ý nghĩa của mùa xuân trong suy nghĩ của mỗi người.

 

L.M.Q

(nguồn: báo Khăn Quàng Đỏ 3.1994)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Viết Tựa tập sách của HAI ĐẦU MÉO

 

Lai lai rồi rổn rảng… cười

 

1.

“Văn là người”? Trật lấc. Ít ra trong trường hợp của gả Hai Đầu Méo. Thoạt nhìn bản mặt của gã, tôi luôn sực nhớ đến cái tựa rất oách của nhà văn bậc thầy Nam Cao: “Cái mặt không chơi được”; hoặc nói như ngôn ngữ của thời “sát thủ đầu mưng mủ” là “chán như con gián”. Ai đời, trong những cuộc trà tam tửu tứ, thiên hạ đua nhau huyên thuyên ba hoa chích chòe, tranh nhau “nổ” tào lao xích đế thì gã cứ ngồi ngậm câm như thóc. Đôi lúc, khoái chí quá, gã mới nhếch mép cười một chút, rất hà tiện.

Thế không đáng ghét là gì?

Vậy mà tôi không ghét. Bởi gã có tài.

 

vay-oi-la-vay

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: “Dọn vườn” người cầm bút

 

Lâu nay, có thể bạn đọc vẫn nghĩ, những người sống bằng nghề cầm bút như nhà văn, nhà báo… thì câu cú, chữ nghĩa của họ dứt khoát phải chuẩn mực, đúng chính tả, ngữ pháp. Thế nhưng, bộ sách Dọn vườn (NXB Trẻ) đã chứng minh không hẳn thế. Tựa sách là tên chuyên mục xuất hiện từ năm 1955 trên báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Trương Quý đã sưu tập từ phòng lưu trữ của báo Văn Nghệ và Thư viện Quốc gia Hà Nội để biên soạn thành bộ sách dày gần 1.000 trang in.

 

8-biasach-DONVUON

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Vĩnh biệt nhà văn VÕ HỒNG

 

Nhà văn Võ Hồng sinh năm 1921 tại Phú Yên, vừa qua đời lúc 14 giờ chiều ngày 31.3.2013 tại nhà riêng ở Nha Trang. Nhắc đến ông, lập tức chúng ta nhớ đến những tác phẩm nổi tiếng của ông trong dòng văn học miền Nam trước năm 1975 như Hoài cố nhân, Lá vẫn xanh, Vết hằn năm tháng, Con suối mùa xuân, Nhánh rong phiêu bạt, Trầm mặc cây rừng… Hầu hết những tác phẩm này đều tái bản gần đây và được bạn đọc đón nhận.

 

vo-hongR

 

Nhà văn Võ Hồng đến với văn chương rất sớm, từ năm 1939, lúc đang là học sinh đệ tam, ông đã có truyện ngắn Mùa gặt in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, với bút hiệu Ngân Sơn. Đánh giá về văn tài của Võ Hồng công chúng đồng thuận với nhận định của nhà nghiên cứu T.Khuê và Nguyễn Huệ Chi: “Lối viết ôn hòa, bình dị, lặng lẽ, ông đã tìm đến những nỗi đau sâu khuất trong con người bị dằn vặt trong một thế giới nhân sinh không bao dung và ngấm ngầm tội ác”.

Từ trước đến nay nhà văn Võ Hồng viết văn và sống bằng nghề dạy học tại Nha Trang. Dù vợ mất sớm, nhưng mấy chục năm qua, ông vẫn “gà trống nuôi con” thành tài. Với văn chương, ông “tự bạch”: ‘Viết văn là phương tiện giải phóng con người, đưa xã hội loài người tiến lên. Tôi viết văn làm thơ là do sở thích. Có được chút ít thành công, bắt đầu viết mạnh thêm, hình thành những tác phẩm hoàn toàn độc lập trong suy tư, trong suy tưởng”.

Chúng tôi thành kính chia buồn với gia đình nhà văn Võ Hồng và Hội Nhà văn Việt Nam.

L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: TRẦN VĂN GIÀU - Sấm động non cao gỗ hóa trầm

 

“Yên Bái - Đây là cái từ nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ…”. Dưới ánh đèn điện mờ tại khu học xá của sinh viên Việt Nam tại Toulouse, nhiều sinh viên đã chuyền tay nhau bài thơ của nhà thơ cộng sản Louis Aragon. Sự kiện khởi nghĩa Yên Bái đã vọng sang đến nước Pháp. Thực dân Pháp điên cuồng ra lệnh xử tử những thủ lĩnh anh hùng Nguyễn Thái Học, Ký Con… Lập tức, Đảng Cộng sản Pháp hô hào quần chúng phản đối.


13395697912Giau

Trần Văn Giàu trong hồ sơ mật thám Pháp lúc bị tù ở Côn Đảo năm 1935, số tù 568

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc: TỪ “LÁ CẢI” ĐẾN “LÁ NGÓN”

 

Hiện nay, có một sự thật không thể chối cãi: Báo Phụ Nữ TP.HCM và nhiều đồng nghiệp khác đã đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ sự tác hại của cái gọi là báo “lá cải” - hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người đọc báo lẫn người bán báo. Sự kiện này đã gây ra chấn động trong dư luận báo giới, kể cả các thông tấn nước ngoài cũng quan tâm, thậm chí một hãng truyền thông phát sóng tiếng Việt cũng đặt vấn đề “Trả lại tên cho báo “lá cải”. Ta có thể thấy được vài đặc điểm của loại báo này như:

 

bao-sg-22

Một sạp báo tại Sài Gòn trước 1975. Ảnh chỉ mang tính minh họa (nguồn: Internet)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nếu tôi là đàn ông

 

Nếu tôi là đàn ông, đó là Lời Bạt của Chị Đẹp viết cho tập TÔI VÀ ĐÀN BÀ của Lê Minh Quốc, thật cảm động, sau khi đọc bài viết này, từ Hà Nội, nhà thơ Bùi Kim Anh đã cảm xúc và viết bài thơ này.

Nhà thơ Bùi Kim Anh, tôi chỉ gặp một lần tại Đại hội Nhà văn Việt Nam vài năm trước, nhưng rất quý mến, vì thơ và tôi xưng hô kính trọng là chị; và Chị Đẹp, tôi gọi trìu mến là em, để từ đó có một nhận xét như sau:

 

bS-thao-7R

Chị Đẹp trong mắt Lê Minh Quốc

 

1. Dù văn xuôi hoặc thơ, cả hai bài viết đều hay, bay bướm, giàu tình cảm và tài hoa của những người có nội lực của đường dài của sự sáng tạo.

2. Hai bài viết cho thấy sự khác nhau giữa hai thế hệ. Vô tình, đó cũng là ngụ ý, chủ đích khi viết Tôi và đàn bà, là tôi muốn nhìn người đàn bà của thế kỷ XX và thế kỷ XXI có gì giống nhau và khác nhau, về triết lý và bản lĩnh sống v.v....

Được sự đồng cảm ấy, với tôi đã là vui. Đời sống này, cho nhau niềm vui đã là sự quý báu.

Cần gìn giữ trong đời.

L.M.Q

(28.2.2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đôi điều về vở Ngàn năm tình sử:

 

LỊCH SỬ VÀ HƯ CẤU

Vở Ngàn năm tình sử (NNTS) đang “hot”, bởi lẽ nó tập trung khai thác về một khía cạnh “tế nhị” của danh tướng Lý Thường Kiệt (LTK): Vị  “hoạn quan” lừng lẫy sinh năm 1019 tại phường Thái Hòa - Thăng Long có tình yêu hay không và đã thể hiện như thế nào? Hư cấu là quyền của nhà văn, nhưng do điểm xuất phát từ “nguyên mẫu” LTK, một nhân vật có thật, được ghi trong chính sử với những chiến công hiển hách thì ta không thể làm sai lệch đi những nét chính yếu trong cuộc đời nhân vật ấy. Đành rằng, với nguyên mẫu ấy nhà văn có quyền hư cấu thêm nhiều tình tiết nhằm làm rõ hơn “nội tâm” của nhân vật, nhưng không vì thế ta được phép đi quá xa những chứng cứ của lịch sử mà chính sử đã ghi chép. Có người quan niệm, lịch sử chỉ là mắc áo để nhà văn khoát lên đó những suy tư trong thời đại mình đang sống. Nói cách khác, lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn gửi gắm một thông điệp nào đó của chính mình. Gì thì gì, sự hư cấu ấy phải phù hợp với tính cách, sự nghiệp của nhân vật lịch sử. Xem NNTS, ta thấy gì?

ngnanamtinh_su

Kịch bản Nguyễn Quang Lập, đạo diễn Thành Lộc, diễn tại Nhà hát Bến Thành (Quận 1) bắt đầu từ 20g ngày 15/8/2009

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 71 trong tổng số 78

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com