BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết

LÊ MINH QUỐC: Ngẫu hứng và thực tế; thực tế và tư liệu

 

 

1.

Ngày nay, người ta coi trọng nghề báo lẫn nhà báo và trong nhiều năm qua, khoa Báo chí của các trường Đại học vẫn có số thí sinh nộp đơn dự thi nhiều nhất. Nhưng thuở nghề báo mới đi những bước chập chững vào xã hội Việt Nam thì thiên hạ do không hiểu về nghề nên có những đánh giá rất... lạ lùng! Ở đây chúng tôi chỉ xin trích dẫn hai mẫu hồi ký của hai nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam.

 

2R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Bất ngờ với LÊ VĂN NGHĨA

 

Cho đến nay tôi có thể quả quyết: nhà văn Lê Văn Nghĩa là người “cứng đầu”! Ai đời, từ thuở mới cầm bút đến nay đã ngoài ngũ thập nhưng anh chỉ “chơi” một thể loại: trào phúng!

Ai khen, ai chê anh cũng nhún mình “cảm ơn”, rồi lại tiếp tục “lên đường” ngao du cùng điệp viên Không Không Thấy, đại gia Ðại Văn Mỗ, Hoa hậu phường Cây Mít, thậm chí có lúc anh còn khoác vai tung tăng với Thằng láu cá, Vua lừa, Trùm cá độ...

nghia

Truyện dài của Lê Văn Nghĩa (NXB Trẻ)

Từ đó, hình ảnh về nhà văn trào phúng Lê Văn Nghĩa đã định hình trong tâm trí bạn đọc.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: THIỆT THÀ NHƯ... BÌA SÁCH

 

Theo thông tin từ Ban tổ chức, Hội sách TP.HCM lần thứ VII sẽ diễn ra từ ngày 19.3.2012 đến 25.3.1912 TẠI Công viên Lê Văn Tám. Năm nay có gần 200 đơn vị tham gia với 500 gian hàng sách, 200.000 tên sách với hơn 20 triệu bản sách được trưng bày. Rõ ràng, mua sách vẫn còn là thú vui của nhiều người, cho dù các loại hình nghệ thuật nghe, nhìn đang đứng ở vị trí “thượng phong”. Chị Mai, một đồng nghiệp của tôi thỏ thẻ: “Em đi mua sách, nhất là lọai sách văn học nước ngoài, chỉ mới nhìn tựa sách là đã muốn rinh ngay quyển đó về nhà”.

Tại sao?

nguyenvanxuan

Một truyện ngắn của "nhà Quảng Nam học" Nguyễn Văn Xuân. Chỉ mang tính minh họa. Tư liệu L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Người Sành Điệu

 

Phải nói ngay, Người Sành Điệu không phải do tôi tự nhận. Trên một chuyên mục cố định của báo Pháp luật TP.HCM, nhiều người viết và cùng ký tên chung Người Sành Điệu. Tương tự Bút Bi của báo Tuổi Trẻ. Hoặc Tư Trời Biển trên báo Tin Sáng ngày trước v.v... 

Vài năm trở lại đây, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã làm một việc phi thường: tìm lại các bài báo của nhà văn hóa Phan Khôi. Điều khiến ông khó xử lý nhất là bút danh Tân Việt, Thông Reo... in trên báo chí Sài Gòn thập niên 1920 - 1930. Bởi làm sao có thể xác định chính xác đâu là bài viết của Phan Khôi? Diệp Văn Kỳ? (theo tôi biết, có thể còn có thêm Nguyễn An Ninh nữa). Bởi đó là bút danh chung của họ khi xuát hiện trên chuyên mục cố định của báo Trung Lập, Thần Chung...


He_tuong_1

Nhà thơ Lê Minh Quốc qua hí họa của họa sĩ Còm đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Một nén nhang cho Đam San

 

Với những bạn nhậu đáng quý, trong tôi, có Đam San (1946 - 5.5.1998). Đọc lại các ấn phẩm quay ronéo phát hành trong phong trào đấu tranh SVHS tại đô thị miền Nam, ta biết sáng tác của anh được phổ biến khá nhiều. Anh viết nhiều thể loại, nhưng nhiều nhất vẩn là thơ.

Thơ Đam San hay, rất hay. Thậm chí, theo tôi có thể xếp anh ngang hàng với những cây bút thơ như Ngô Kha, Hữu Đạo Trần Quang Long, Trần Vàng Sao. Bài Thơ tôi bây giờ là tuyên ngôn thơ của Đam San. Một tinh thần phản chiến dữ dội... Nếu chọn lấy chừng mươi bài thơ tiêu biểu nhất của phong trào đấu tranh của SVHS tại miền Nam trước 1975, dứt khoát phải chọn, phải có bài Thơ tôi bây giờ của Đam San.

Chiều nay vào goolge tìm kiếm Đam San không có một thông tin nào.

Buồn.

L.M.Q

XI.2012

 

damsan

 

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Nhà thơ TẾ HANH - Từ thương đến nhớ


Cuối tháng 3. 1994, chúng tôi có mặt tại Hà Nội tham dự Đại hội Nhà văn trẻ lần IV. Dịp này, tôi có đến thăm nhà thơ Tế Hanh tại căn phòng nhỏ chừng 20 mét vuông tại Khu tập thể số 10 Nguyễn Thượng Hiền. Nhờ vậy, nay trong sổ tay tôi còn ghi lại khá nhiều tài liệu về ông.

Tehanh-RR

Nhà thơ Tế Hanh (1921- 2009)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Gặp nhà thơ Hồ Dzếnh ở Hà Nội

 

Sau khi uống cạn ly bia Vạn Lực ở 51 Trần Hưng Đạo - Hội nhạc sĩ VN - anh Nguyễn Thụy Kha bảo tôi: “Bọn mình ghé sang thăm cụ Hồ Dzếnh nhé”. Lời đề nghị ấy đã làm tôi hoàn toàn vui sướng. Trong trí nhớ của tôi đã hiện lên hình ảnh một nhà thơ nổi tiếng từ thời “tiền chiến” với tập thơ Quê ngoại và những tập truyện ngắn, dài như tập Chân trời cũ… Con người mang hai dòng máu Hoa - Việt ấy là ai? Là một người như thế nào mà đã viết những vần thơ rất bay bướm.

hodzenh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII:

Các nhà văn thích... đùa (?)

Có thể nói, ĐạI hội (ĐH) Hội Nhà văn VN là một trong những hội chuyên ngành được công chúng quan tâm nhất. Để có thể diễn ra từ ngày 4 đến 6.8.2010 tại Hà Nội, trước đó, Hội đã tiến hành 10/10 đại hội cấp cơ sở trong cả nước nhằm quán triệt các văn bản, Chỉ thị của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo ĐH các hội văn học nghệ thuật Trung ương. Và ngay cả trước lúc tiến hành ĐH thì hầu hết Thảnh ủy các địa phương cũng đã tổ chức những cuộc gặp gỡ thân mật với nhà văn - như một sự chia sẻ, chúc mừng và gửi gắm ở các nhà văn khi tham dự ĐH của nhiệm kỳ 2010 - 2015.


giaymoi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC viết Bạt tập sách VÕ NGỌC LAN

Nghệ sĩ Võ Ngọc Lan không phải là người xa lạ của trường văn trận bút. Chị làm thơ, viết văn và ngâm thơ. Trên cả những thú vui về nghệ thuật, chị còn có một đời sống riêng tư nhiều giông bão. Những dấu hằn ấy không phai theo năm tháng. Từ đó, tập tiểu thuyết Treo tình trên sóng được ra đời. Gần như tự truyện. Truyện kể về cuộc đời của một người đàn bà tên Duyên, lúc sinh ra chiếu theo khoa Tử vi là Mệnh vô chính diệu, có sao Thiên khôi, Thiên Việt…

 

Untitled-RRjpg

 

Thật ra cuộc đời của mỗi người đã là một tiểu thuyết. Có những tình tiết, những lớp lang khác nhau mà chung quy lại, họ phải diễn, phải sống cho trọn vẹn đoạn trường của một kiếp người. Những buồn vui, hoan lạc, căm thù, đau đớn…, dù từng người có khác nhưng cũng đều là chất liệu để hình thành nên tính cách và số phận con người đó.

Ở nghệ sĩ Võ Ngọc Lan, khi đọc tác phẩm này, ta thấy hiện lên rõ nét nhất vẫn là nhân vật Duyên của những tháng ngày bươn chải vì chồng, vì con - một đức tính ngàn đời thủy chung của người phụ nữ Á đông. Bên cạnh đó, Duyên còn chấp nhận những ngọn roi của tình ái chạm đến vào nỗi đau của thân phận làm vợ, làm mẹ. Vượt lên trên những hỉ, nộ, ái, ố của trần gian muôn mặt vẫn là một phụ nữ tự tin, bản lĩnh và kiêu hãnh bước vào dòng đời xuôi ngược bằng đôi chân và tấm lòng giàu nghị lực.

Khép lại trang sách, ta lại thấy bên trong của nhân vật Duyên còn réo rắt những tiếng tơ của mùa xanh nghệ thuật. Con người ấy, tôi cảm tưởng rất gần với tâm thế của một thi bá ở xứ Huế mà tôi rất ngưỡng mộ là cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị:

Ham vui điệu cổ thi đàn

Nghe câu tuyệt xướng muôn vàng cũng mua

Sống và lựa chọn phong cách sống ấy đã là một hạnh phúc. Trong đời thường, nghệ sĩ Võ Ngọc Lan đã sống nhẹ nhàng với tâm thế đó.

Đọc Treo tình trên sóng, qua nhân vật Duyên, ta lại hiểu hơn và cảm mến hơn một con người bằng xương thịt đang hiện hữu trong cuộc đời này…

 

LÊ MINH QUỐC

18.VII.2012

(nguồn: Tiểu thuyết Treo tình trên sóng - NXB Hội Nhà văn - 2012)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: 24 năm “nhân bản”

Thế hệ chúng tôi lớn lên đã nghe âm vang tiếng còi tàu thống nhất. Lúc ấy, những đứa trẻ tuổi mười bốn, mười lăm của chúng tôi hân hoan đạp xe ra chợ Cồn (Đà Nẵng) để ngơ ngác nhìn bộ đội. Họ vừa lạ lẫm vừa gần gũi. Lạ lẫm vì quân phục màu xanh, mũ cối và dép râu nhưng lại gần gũi vì giọng nói miền Bắc. Bài thơ đầu tiên của cách mạng mà tôi được học là bài Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, được nghe đọc, nghe giảng cũng bằng giọng Bắc. Nhưng rồi chỉ một hai năm sau, chính chúng tôi mặc áo xanh, đội mũ cối, mang dép râu lên biên giới Tây Nam để trở thành bộ đội.

24-nam-nhan-ban

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 73 trong tổng số 78

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com