BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết

LÊ MINH QUỐC: Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII:

Các nhà văn thích... đùa (?)

Có thể nói, ĐạI hội (ĐH) Hội Nhà văn VN là một trong những hội chuyên ngành được công chúng quan tâm nhất. Để có thể diễn ra từ ngày 4 đến 6.8.2010 tại Hà Nội, trước đó, Hội đã tiến hành 10/10 đại hội cấp cơ sở trong cả nước nhằm quán triệt các văn bản, Chỉ thị của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo ĐH các hội văn học nghệ thuật Trung ương. Và ngay cả trước lúc tiến hành ĐH thì hầu hết Thảnh ủy các địa phương cũng đã tổ chức những cuộc gặp gỡ thân mật với nhà văn - như một sự chia sẻ, chúc mừng và gửi gắm ở các nhà văn khi tham dự ĐH của nhiệm kỳ 2010 - 2015.


giaymoi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC viết Bạt tập sách VÕ NGỌC LAN

Nghệ sĩ Võ Ngọc Lan không phải là người xa lạ của trường văn trận bút. Chị làm thơ, viết văn và ngâm thơ. Trên cả những thú vui về nghệ thuật, chị còn có một đời sống riêng tư nhiều giông bão. Những dấu hằn ấy không phai theo năm tháng. Từ đó, tập tiểu thuyết Treo tình trên sóng được ra đời. Gần như tự truyện. Truyện kể về cuộc đời của một người đàn bà tên Duyên, lúc sinh ra chiếu theo khoa Tử vi là Mệnh vô chính diệu, có sao Thiên khôi, Thiên Việt…

 

Untitled-RRjpg

 

Thật ra cuộc đời của mỗi người đã là một tiểu thuyết. Có những tình tiết, những lớp lang khác nhau mà chung quy lại, họ phải diễn, phải sống cho trọn vẹn đoạn trường của một kiếp người. Những buồn vui, hoan lạc, căm thù, đau đớn…, dù từng người có khác nhưng cũng đều là chất liệu để hình thành nên tính cách và số phận con người đó.

Ở nghệ sĩ Võ Ngọc Lan, khi đọc tác phẩm này, ta thấy hiện lên rõ nét nhất vẫn là nhân vật Duyên của những tháng ngày bươn chải vì chồng, vì con - một đức tính ngàn đời thủy chung của người phụ nữ Á đông. Bên cạnh đó, Duyên còn chấp nhận những ngọn roi của tình ái chạm đến vào nỗi đau của thân phận làm vợ, làm mẹ. Vượt lên trên những hỉ, nộ, ái, ố của trần gian muôn mặt vẫn là một phụ nữ tự tin, bản lĩnh và kiêu hãnh bước vào dòng đời xuôi ngược bằng đôi chân và tấm lòng giàu nghị lực.

Khép lại trang sách, ta lại thấy bên trong của nhân vật Duyên còn réo rắt những tiếng tơ của mùa xanh nghệ thuật. Con người ấy, tôi cảm tưởng rất gần với tâm thế của một thi bá ở xứ Huế mà tôi rất ngưỡng mộ là cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị:

Ham vui điệu cổ thi đàn

Nghe câu tuyệt xướng muôn vàng cũng mua

Sống và lựa chọn phong cách sống ấy đã là một hạnh phúc. Trong đời thường, nghệ sĩ Võ Ngọc Lan đã sống nhẹ nhàng với tâm thế đó.

Đọc Treo tình trên sóng, qua nhân vật Duyên, ta lại hiểu hơn và cảm mến hơn một con người bằng xương thịt đang hiện hữu trong cuộc đời này…

 

LÊ MINH QUỐC

18.VII.2012

(nguồn: Tiểu thuyết Treo tình trên sóng - NXB Hội Nhà văn - 2012)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: 24 năm “nhân bản”

Thế hệ chúng tôi lớn lên đã nghe âm vang tiếng còi tàu thống nhất. Lúc ấy, những đứa trẻ tuổi mười bốn, mười lăm của chúng tôi hân hoan đạp xe ra chợ Cồn (Đà Nẵng) để ngơ ngác nhìn bộ đội. Họ vừa lạ lẫm vừa gần gũi. Lạ lẫm vì quân phục màu xanh, mũ cối và dép râu nhưng lại gần gũi vì giọng nói miền Bắc. Bài thơ đầu tiên của cách mạng mà tôi được học là bài Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, được nghe đọc, nghe giảng cũng bằng giọng Bắc. Nhưng rồi chỉ một hai năm sau, chính chúng tôi mặc áo xanh, đội mũ cối, mang dép râu lên biên giới Tây Nam để trở thành bộ đội.

24-nam-nhan-ban

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Có một kiểu gọi là “nghiên cứu khoa học”

Lâu nay, bất kỳ cơ quan, đoàn thể nào cũng có thể tổ chức hội thảo khoa học (HTKH), miễn là có kinh phí. Nguồn kinh phí này, chủ yếu từ đóng góp của các tổ chức đoàn thể hoặc cá nhân nhưng thông thường do “trên” rót xuống vì nó đáp ứng nhu cầu thời sự về lĩnh vực chính trị, văn hóa… nào đó.

Vấn đề này rất đáng hoan nghênh.

1-chauvanliem-2

Quang cảnh một hội thảo khoa học. Ảnh: phunuonline

Tuy nhiên, một thời gian dài những người đứng ra tổ chức hội thảo đã không “chọn mặt gửi vàng” để có được những báo cáo khoa học đúng nghĩa. Người được chọn viết tham luận là ai? Phổ biến nhất vẫn là kiểu chọn cùng phe cánh với nhau, dù người đó không có chuyên môn về lĩnh vực đặt ra trong HTKH, dù đề tài đó không thuộc chuyên ngành mình nghiên cứu. Bằng chứng, có nhiều “nhà nghiên cứu” đi tỉnh này, tỉnh nọ quanh năm mà không tốn kém một xu, đến nơi còn được “cơm bưng nước rót”, chỉ đơn giản là họ có thư mời tham dự HTKH, được ban tổ chức lo từ A đến Z. Thực chất chỉ là cách “trả ơn” qua lại: “Suất này cơ quan tôi mời anh, thì suất sau anh đừng quên tôi nhé!”. Chính vì sự “bánh ít đi bánh quy lại” nên có những đề tài mà người thật sự có chuyên môn và tâm huyết lại… đi chỗ khác chơi.

Thông thường, sau một cuộc HTKH, ban tổ chức gom các bài tham luận in thành tập kỷ yếu nhằm báo cáo và quyết toán với đơn vị đã rót kinh phí. Các kỷ yếu này chủ yếu “phát hành nội bộ” hơn là lưu hành trong công chúng. Mà thật ra, các tham luận đó khó có thể phát hành rộng rãi vì chất lượng quá thấp.

Lại có một khoảng thời gian rất dài, các công trình nghiên cứu về địa chí của tỉnh này, tỉnh nọ chỉ nằm trong tay một nhóm người. Tôi có thể liệt kê danh sách, nếu cần. Do có học hàm, học vị và đang công tác ở viện này, viện nọ nên những người này có uy tín, có điều kiện đặt vấn đề với UBND các tỉnh, huyện, thậm chí cả cấp xã để làm địa chí. Đây là một nhu cầu cần thiết để quảng bá địa phương nên đề nghị này thường được tán thành, thậm chí tán thành nhiệt liệt! Cứ nhìn hàng loạt địa chí đã công bố thì rõ. Nhiều người cho biết, trong năm chỉ cần ký được một hợp đồng làm địa chí cấp tỉnh là “sống khỏe”, bởi kinh phí cho mỗi công trình này không có quy định cụ thể nào mà tùy theo sự hào phóng của từng địa phương. Sau khi có kinh phí, “nhóm chủ biên” lại đặt hàng cho người khác viết để cuối cùng gom lại thành sách.

Điều đáng phàn nàn nhất là các tập địa chí trên đều được thực hiện theo một dàn bài y chang nhau, bất chấp tính đặc thù của từng địa phương. Lật bất kỳ tập địa chí nào, ta cũng gặp “cấu trúc”: Tự nhiên và dân cư; Lịch sử và truyền thống đấu tranh; Kinh tế; Văn hóa; Giáo dục; Nhân vật tiêu biểu… Trong đó, giống nhau nhất vẫn là các phần viết về thời chống Pháp và chống Mỹ vì đa phần sử dụng tài liệu chung của cả nước chứ không riêng gì của địa phương đó. Nếu có khác chăng chỉ là phần hình ảnh minh họa.

Với kiểu làm địa chí như trên, chất lượng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Cả một đời sống gắn bó và nghiên cứu tận lực chưa chắc đã nên “cơm cháo” gì, thế mà có nhóm người cứ “đánh” hết địa phương này sang địa phương khác!

Cách làm “khoa học” như trên đã góp phần lý giải vì sao từ năm 1975 đến nay, chúng ta vẫn chưa có những địa phương chí đúng nghĩa. Thật ra, tính đến nay thì các nhà địa phương học của ta chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Chẳng hạn, ông Nguyễn Vĩnh Phúc với Hà Nội; Nguyễn Văn Xuân với Quảng Nam; Quách Tấn với Bình Định; Toan Ánh với vùng Kinh Bắc; Nguyễn Khắc Xương với Vĩnh Phú; Sơn Nam với Sài Gòn… Trong khi đó, hầu như địa phương nào cũng có các tập địa chí đồ sộ!

Đã đến lúc, chúng ta phải nhìn nhận thực trạng này một cách công khai và minh bạch nếu thật sự muốn thay đổi chất lượng của việc nghiên cứu khoa học.

Lê Văn Nghệ

(nguồn: Báo Phụ Nữ TP.HCM 17.10.2012)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Nhà sử học NGUYỄN KHẮC THUẦN: Không thể xem nhẹ tính chất khoa học trong một hội thảo khoa học

Hội thảo khoa học về Nhà cách mạng Châu Văn Liêm (29/6/1902 - 4/6/1930) nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông tại An Giang đã tạo ra phản ứng đa chiều trong dư luận, đặc biệt là chất lượng của các “báo cáo khoa học” mà Báo Phụ Nữ và nhiều báo khác đã phản ánh.

Nhân sự việc này, chúng tôi đã trao đổi thêm với nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần (ảnh) - Trưởng khoa Việt Nam học của Trường ĐH Bình Dương, là tác giả của nhiều bộ sách lịch sử, văn hóa, về một số khía cạnh trong sinh hoạt học thuật hiện nay.

1-Ong-nguyen-khac-thuanRR

Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tưởng nhớ nhà báo TAM LANG

"Tôi kéo xe" là một quyển phóng sự giá trị, người ta có thể coi nó là một quyển mở đầu cho lối văn phóng sự trong văn chương Việt  Nam" - người viết lời nhận định sắc bén và chính xác trên chính là Vũ Ngọc Phan - tác giả Nhà văn hiện đại.  Thế mà ròng rã mấy mươi năm, trong các sách ghi nhận về tiến trình văn học VN người ta quên đi Tam Lang (?). 

toikeoxa-taibanR

Tái bản tại miền Nam - Tư liệu L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Hoa lạc giữa rừng gươm

 

Câu thơ của nhà văn Nguyễn Vỹ (1910 - 1971) lại “vận” vào cuộc đời tôi từ mười năm nay:

Còn tôi bưng thúng theo đàn bà

Ra chợ bán văn, ngày tháng qua

Mười năm là quãng thời gian không dài đối với một người đàn ông viết báo Phụ Nữ. Thật ra, có mười năm hoặc một trăm năm thì chúng ta cũng không sao hiểu được phụ nữ!

 

hoa-lacgiuuarung-guom

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Ích gì cho sử học?

 Trên tờ Giáo dục Việt Nam (ngày 25/9/2012), tiến sĩ Đỗ Văn Khang cho rằng, thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo không phải do danh nhân Nguyễn Trãi viết (!?) mà “xét một cách khoa học chỉ có thể là của Lê Lợi”

.nguyentrai


Văn thần Nguyễn Trãi

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: PHAN HUY CHÚ - Nhà bách khoa toàn thư của Việt Nam

Một diện mạo độc đáo, phi thường trong lịch sử văn hóa VN: Phan Huy Chú (1782 - 1840) - nhà bác học, nhà bách khoa toàn thư, nhà thơ.

tac-pham-PHChuRR

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Xem ảnh nghệ thuật của một vị tướng

Xem ảnh nghệ thuật của một vị tướng : “Tôi chụp ảnh vì nhu cầu kỷ niệm”


Đó là ông tướng Trần Độ. Thời còn là học sinh, tôi đã ngồi dưới tán cây phượng của trường Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) đọc say mê quyển Lý tưởng, ước mơ và nghĩa vụ. Sau này, vào quân ngũ dưới bóng cây thốt nốt rợp mát trên đất nước Chùa Tháp, tôi đã đọc hồi ký Bên sông đón súng của ông. Trong hai quyển sách này, tác giả Trần Độ không hề nói đến chuyện ông ham thích chụp ảnh nghệ thuật từ bao giờ. Vậy mà bây giờ, trước mắt tôi là gần một trăm tấm ảnh nghệ thuật của ông.

081901trando

Tác phẩm nhiếp ảnh của tướng Trần Độ

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 74 trong tổng số 78

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com