BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết

LÊ MINH QUỐC: Nỗi buồn Cóc Xanh

 

Hiện nay, trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật chỉ có “giải thưởng” Trái Cóc Xanh của tờ Tuổi Trẻ Cười là tổng kết các sự kiện ấm a ấm ớ đó trong năm qua và trao giải. Tất nhiên chả ai dám đến nhận, nhưng cũng là một cách phê phán của dư luận xã hội nhằm chấn chỉnh lại “tình hình”.

 

traicocxanh

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Muỗi đốt gỗ?

 

 

DƯ LUẬN VỀ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIÊT NAM:

MUỖI ĐỐT GỖ?

Thật lạ, hằng năm cứ vào dịp cuối năm thì y như rằng, sóng gió dư luận về Hội Nhà văn Việt Nam (HNV) lại nổi lên. Có hai chuyện cứ lặp đi lặp lại nhiều lần: kết quả giải thưởng văn chương và xét kết nạp hội viên mới. Cứ nhìn lại mà xem, sự việc hội viên từ chối một giải thưởng danh giá trên văn đàn hiện nay đã trở thành phổ biến.

 

bia-sach-the-ky-mat-cap-R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Báo động giả!

 

 Gần đây, phải thừa nhận rằng văn hóa đọc đang có chiều hướng phát triển tốt. Điều này có thể ghi nhận qua thống kê hàng tuần, hàng tháng của hệ thống phát hành quốc doanh lẫn tư nhân. Và có một điều rõ nét nhất, hầu như tuần nào cũng có cuộc ra mắt sách tại một quán cà phê, hoặc tụ điểm sinh hoạt văn hóa, Câu lạc bộ sách nào đó. Dù không đông người, náo nhiệt kiểu “thời thượng” nhưng lại là những người thật sự yêu sách. Họ có nhu cầu cần tìm đọc sách mới và trò chuyện với tác giả mà mình yêu thích.

 

Bia-1-Nha-co-cua-khoa-traiRR

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đo Đo thơ

 

Một ngày kia, tại xã kia, có cô gái nọ đến ủy ban nhân xã để làm giấy đăng ký kết hôn. Tay thư ký nhìn chị một lúc rồi hỏi: “Chồng của chị tên là Chiêm hay Chim?”. “Thưa, tên là Chim”. Như sợ người nghe không rõ, chị nhấn mạnh: “Chim”! Với cách phát âm của người miền Nam thì Chiêm cũng như Chiêm. Tay thư ký nghe xong ngắc ngứ hỏi lại: “Rắc rối quá! Chiêm hay Chim? Thế, Chim có “ê” hay không?”. Chị ta bẽn lẽn: “Dạ, lúc đầu cũng có “ê”, nhưng bây giờ thì... quen rồi!”.

 

Qun_tai_quan_o_do2

Từ trái qua phải: Huỳnh Hoàng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Minh Quốc, Đỗ Trung Quân tại quán Đo Đo

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Vĩnh biệt nhạc sĩ HOÀNG HIỆP

 

Trên đường đời, có những con người dù mình ít gặp, ít chuyện trò bù khú, đàn đúm bia bọt nhưng lại dành nhiều tình cảm quý mến. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp trong tôi là vậy. Vì thế, từ năm 1997, tôi hào hứng viết kịch bản phim “Hoàng Hiệp - Tình tự với quê hương”. Đơn giản, tôi muốn công chúng biết nhiều hơn về sự đóng góp của ông cho nền âm nhạc nước nhà. Khác với nhiều người, nhạc sĩ Hoàng Hiệp dù có tài nhưng lại kiệm lời và không thích tự nói về mình.

 

vinhbiet-nhac-si-Hoang-Hiep

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (1931 - 2013)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Đạo đức và bản lĩnh nhà báo

LTS: Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, THT đã mời các nhà báo: Từ Nguyên Thạch (Báo Pháp Luật TPHCM), Hồ Thi Ca (Báo VietNamNet) và Lê Minh Quốc (Báo Phụ nữ TPHCM) cùng mạn đàm về “chuyện nghề nghiệp”. Dưới đây là ý kiến của họ…

nhabaopg

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Vài kỷ niệm với Tập san Áo Trắng

 

Bien-Thuc

Nhà văn Nguyễn Đông Thức, Đoàn Thạch Biền - những người thực hiện Tập san Áo Trắng hiện nay (2012)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Trang sách thơm hương cà phê


 

Đêm qua nằm mộng thấy em

Sáng nay thức giấc bỗng thèm sân si

Cà phê đen giọt đắng ly

Tan trên đầu lưỡi giống khi hôn người

Mấy câu thơ tôi viết đâu đó bỗng vọng về trong trí nhớ. Thì ra, môi hôn, nếu có hương vị cà phê cũng làm cho đời sống của tình nhân thêm một phần thú vị đấy chứ? Và tôi - một người yêu sách - luôn nghĩ đến sách khi được ngồi nhâm nhi cùng những giọt đắng. Một cảm giác dịu dàng và chia sẻ. Đã đôi lần tôi nghĩ, tại sao không nghĩ đến cách quảng bá tinh hoa của sách đến người khoái cà phê? Cả hai cùng có lợi.

 

truyen-thuyet-ca-phe

Tranh vẽ về truyền thuyết chính loài dê đã phát hiện ra cây cà phê

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: GS LÊ TRÍ VIỄN - Một nhân cách lớn trong ngành giáo dục

 

Vĩnh biệt GS - Nhà giáo Nhân dân Lê Trí Viễn:

MỘT NHÂN CÁCH LỚN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

Thời đi học, chúng tôi thường nghe các bạn bên Sư phạm kể về thầy Lê Trí Viễn (1918-2012). Một ấn tượng khó quên nhất với tôi vẫn là tính cách mô phạm của thầy. Khi nhận được đơn xin phép sinh viên, việc đầu tiên thầy xem đơn viết có… đúng ngữ pháp, chính tả? Nếu viết sai, thầy gạch bỏ, sửa chữa, giảng giải rồi trả lui cho họ, phải viết lại chỉnh chu thầy mới ký. “Rằng quen mất nết đi rồi”. Thầy hóm hỉnh chọn một câu Kiều để nói về tính cách này.

3a-2198

GS - NGND Lê Trí Viễn (1919- 2012)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Viết Tựa tập sách Thành phố không mặt người

 

TRONG CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI TRẺ

 

Trong lãnh vực sáng tác văn học, không phải cứ có cuộc thi, có đầu tư, có “phát động phong trào” là có tác phẩm tốt. Có những năm mùa màng văn học thất bát. Tìm mờ mắt, đếm mỏi tay vẫn không thấy, không nhặt được một nhúm thóc nào là “đỉnh cao của thời đại”. Ngược lại, có những năm lại nở rộ nhiều vụ gặt khiến công chúng hào hứng, tung hô. Cứ thế, năm tháng lại đi qua. Và thời gian, quái quỷ thời gian, nó lại sàng lọc một cách công bằng và tàn nhẫn. Có thể Giải nhất của hôm nay, nhưng qua ngày sau đã trôi tuột vào lãng quên. Và cũng có thể ngược lại chứ sao?

R

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 72 trong tổng số 78

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com