CÙNG MỘT CHỦ ĐỀ:
VỤ ĐIỀU TRA CHẤN ĐỘNG CỦA Sherlock Holmes
Tội gì phải nai lưng làm "đày tớ
Diễn văn trứ danh của ngài Nghị Hách
"Nghệ thuật" chuẩn bị" vào đời
Sự kinh ngạc của Thị Mịch khi lên Kẻ Chợ
Cụ Bá Kiến và Năm Sài Gòn "bàn giao công nghệ"
Thúc Sinh - Đệ nhất cao thủ võ lâm.... sợ vợ
Bí kíp thành công trong mọi cuộc thi "chạy"
"KHÔNG SAO" - NGHĨA LÝ RA LÀM SAO?
Sự linh nghiệm của một quẻ bói
SỰ TÍCH RA ĐỜI CỦA CÂU: "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ"
Có tiền xúng xính sướng như tiên?
Vì sao cụ cố cỡi hạc quy tiên?
Cuộc bình chọn bất ngờ vào phút chót
Nguồn gốc ra đời câu: "Cháy nhà lòi ra mặt chuột"
KÊT CỤC BẤT NGỜ CỦA MỘT CUỘC THI THƠ
Danh hiệu mới nhất của Kép Tư Bền là gì?
PHEN NÀY ÔNG QUYẾT ĐI THAY LƯỠI
KHỔ THÂN TIẾNG VIỆT TE TUA MỖI NGÀY
Tốt quá. Phải đi trước thời đại
Đúng không nào hỡi dân làng ta
XUÂN TÓC ĐỎ SẼ NHẬN GIẢI NOBEL?
Bí mật của Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên công bố
XUÂN TÓC ĐỎ HIẾN KẾ "NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN"
Thêm một tiết lộ động trời về XUÂN TÓC ĐỎ
Bí kíp làm báo của Xuân Tóc Đỏ
Sau khi được mời vào hội Khai Trí tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh, được trở thành con rể cụ cố Hồng, vào một ngày nắng đẹp cuối tháng 10 năm Kỷ hợi, Xuân Tóc Đỏ hào hứng chỉ huy một đoàn xe song mã về tận làng Giáp Nhất, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm (Hà Nội). Chuyến đi này mới rầm rộ làm sao, có cả những nhân vật khét tiếng nước Nam như bà Phó Đoan, Vạn Tóc Mai, Nghị Hách, Thị Mịch, ông Phán mọc sừng, nhà thiết kế Văn Minh v.v. và v.v…
Họ đi đâu?
Thưa, họ đi đến thắp nhang tri ân bậc văn nhân đã đưa họ vào tác phẩm Số đỏ nổi tiếng đến độ tận bên Mỹ Tiến sĩ Sử học, nhà nghiên cứu Petez Zinoman, còn ở ta, nhà văn Nguyễn Khải cũng thốt lên đây là quyển tiểu thuyết trào phúng làm vinh dự cho mọi nền văn học. Nói cách khác nền văn học nước nhà tự hào đã có Vũ Trọng Phụng. Khi phái đoàn đến trước Nhà Lưu niệm Vũ Trọng Phụng thì… kỳ lạ chửa? Họ ngơ ngác khi nhìn thấy cửa đóng then cài. Gọi mãi, vẫn im ỉm, không ai thèm thưa thốt, lên tiếng. Quan sát cảnh vật lặng lẽ, quạnh vắng, đìu hiu như lúc vãn chợ chiều, Xuân Tóc Đỏ rầu rầu cảm thán:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Ai nấy cùng mặt buồn rười rượi. Chẳng thể biết cơn cớ đầu cua tai nheo thế nào cả. Họ cứ gào, cứ thét nhưng cửa vẫn đóng. Trong lúc vô vọng, may sao, lão Hạc đi ngang qua đó, nhận thấy người quen, bà Phó Đoan reo lên chào hỏi rồi hỏi han sự tình. Giây lát sau, lão Hạc tặc lưỡi như than như khóc:
- Nhà Lưu niệm đổi chủ rồi
Nấm mồ cụ Vũ di dời từ lâu
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Ai nấy kinh ngạc tột cùng, bèn đồng thanh cất tiếng:
- Lão nói rõ hơn ạ?
Lão Hạc đáp:
- Ngôi nhà này là của vợ chồng con gái nhà văn họ Vũ, ngày 13.10.1995 nó được trở thành Nhà Lưu niệm Vũ Trọng Phụng - theo QĐ tại kỳ họp lần thứ 4 của HĐND TP. Hà Nội khóa XI. Năm 1996, con gái độc nhất của nhà văn mất. Tháng 5.2004, con rẻ cụ Vũ nhiều lần làm đơn gửi Ban Quản lý Di tích và danh thắng (thuộc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội) xin được xếp hạng di tích.
Xuân Tóc Đỏ sốt ruột:
- Họ trả lời thế nào?
Lão Hạc cười nhạt:
- Họ sốt sắng lắm. Họ nhiệt tình lắm. Họ bèn có công văn hồi đáp mang nội dung "hoan nghênh" và "sẽ tiếp tục nghiên cứu". Năm 2016, con rể cụ Vũ qua đời thì hồ sơ này vẫn “sẽ tiếp tục nghiên cứu”. Thế là…
Bà Phó Đoan chen ngang:
- Thế là thế nào?
- Là hiện nay, nơi này không còn là Nhà Lưu niệm Vũ Trọng Phụng nữa, đã chuyển sang mục đích khác. Mộ của cụ chuyển đi về nghĩa trang Quán Dền (Thanh Xuân, Hà Nội), các tài liệu văn học có giá trị độc nhất vô nhị liên quan đến cụ nào ai biết nay đi đâu. về đâu…
Không hẹn mà gặp, phái đoàn Xuân Tóc Đỏ cùng thốt lên não nùng:
- Thế là “xong phim” một di tích văn chương, văn hóa của Hà Nội và cả nước.
Riêng lão Hạc lại cười gằn:
- Buồn làm chi. Còn nhiều chuyện to tát, còn ghê gớm hơn nhiều. Ngay cả nơi “tột Bắc” là Lũng Cú, người ta còn phá núi xây khu du lịch tâm linh nữa kia mà. Thì, chuyện xóa sổ Nhà Lưu niệm của “Ông vua phóng sự đất Bắc” cũng chỉ nhỏ như cái móng tay chứ gì?
Nói xong, lão ầng ậng nước mắt y như lúc phải nghiến răng, đứt ruột bán đi con Vàng.
T.H
(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười - ngày 1.11.2019)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|