VĂN XUÔI Truyện ngắn TÚ HỢI: Nguồn gốc ra đời câu: "Cháy nhà lòi ra mặt chuột"

TÚ HỢI: Nguồn gốc ra đời câu: "Cháy nhà lòi ra mặt chuột"

 

nguionngoc-ra-doi-cau-chay-nha-ra-mat-chuot

Cùng một chủ đề:

BÀI HỌC VỀ HƯU

NGHỆ THUẬT THOÁT HIỂM

VỤ ĐIỀU TRA CHẤN ĐỘNG CỦA Sherlock Holmes

Tội gì phải nai lưng làm "đày tớ

Dân tình tệ bạc quá đi mất

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

ĐỘNG CƠ LÀ ĐỘNG CƠ GÌ?

LỜI DẠY CỦA CỤ BÁ KIẾN

Diễn văn trứ danh của ngài Nghị Hách

Ông trời của làng Vũ Đại

"NGHỆ THUẬT" NÓI

"Nghệ thuật" chuẩn bị" vào đời

Thêm một tiết lộ động trời về XUÂN TÓC ĐỎ

Chí Phèo tân truyện

Luật... mọc sừng

"Độc chiêu" của Xuân Tóc Đỏ

Phường chèo làng ta

Bí mật của Xuân Tóc Đỏ lần đầu tiên công bố

Bí kíp làm báo của Xuân Tóc Đỏ

Sự kinh ngạc của Thị Mịch khi lên Kẻ Chợ

Cụ Bá Kiến và Năm Sài Gòn "bàn giao công nghệ"

Chúa Chổm và ông già Noel

Thúc Sinh - Đệ nhất cao thủ võ lâm.... sợ vợ

Dân đen sướng lắm chứ

"BÍ KÍP" QUAN TRỌNG NHẤT

Bí kíp thành công trong mọi cuộc thi "chạy"

Cuội đời mới

Nỗi lòng cụ Ngáo

"KHÔNG SAO" -  NGHĨA LÝ RA LÀM SAO?

LAI RAI NGẪM NGHĨ CHUYỆN ĐỜI

Tội trạng của con kiến

Sự linh nghiệm của một quẻ bói

KHÓ LẮM, KHÓ LẮM CƠ

KINH NGHIỆM NÓI DÓC

Sự đời, đơn giản vậy thôi

THẾ MIỆNG NHÀ MÀY CÓ GÌ?

Vì sao Don Juan ngủm củ tỏi?

SỰ TÍCH RA ĐỜI CỦA CÂU: "MIỆNG QUAN TRÔN TRẺ"

Có tiền xúng xính sướng như tiên?

Vì sao cụ cố cỡi hạc quy tiên?

SỰ CỐ NÀY MỚI LÀ SỰ VINH HOA

XIN LỖI, ÔNG LÀ AI?

Cuộc bình chọn bất ngờ vào phút chót

TUYỆT ĐỈNH KUNGFU

 

1.

 

Đêm trăng sáng. Như thông lệ vào những đêm trăng sáng, từ già trẻ lớn bé đều tập trung ở Nhà Văn hóa của làng để nghe cụ Bá Kiến giảng giải kinh sách. Nhờ vậy, từ nhiều năm nay làng ta đã được Bộ Văn hóa phong tặng danh hiệu Làng đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Sau một hồi trống giòn giã từ cánh tay của Tư Cách Mõ vung dùi nện vào trống, ai nấy đều im phăng phắc. Bấy giờ, cụ Bá Kiến mới thong thả từng lời:
 

- Từ ngày xửa, ngày xưa dân làng ta luôn sống hạnh phúc, an lạc, sung sướng. Dù không phải rừng vàng, biển bạc, chỉ cần há mồm ra là sung rụng đầy miệng, nhai rồi nuốt, no nê cái bụng mà họ cũng phải làm việc đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn mới có miếng ăn. Bù lại vị quan cai trị trong làng nổi tiếng thanh liêm, đức độ, đạo đức sáng ngời.  Vì lẽ đó, sau khi qua đời, ngài tôn lên làm Thành hoàng. Xuân thu nhị kỳ khói hương nghi ngút. Dân làng muôn vàn thương tiếc. Sụt sùi thương khóc không nguôi.

Vốn từng say mê đọc truyện ngôn tình đến mụ mị tâm thần, bà Phó Đoan xúc động đến độ không kìm được nước mắt, bèn cắn răng để không bật ra tiếng khóc; có người còn òa lên nức nỡ. Cụ Bá Kiến gật gù:

- Vâng, làm quan thanh liêm, không ăn hại đái nát, bòn rút của công thì đời sau người ta vẫn còn nhớ ơn mãi. Vâng, một đời làm quan thanh bạch ắt gia cảnh cũng chẳng giàu có gì. Vâng, chính xác là thế. Con cái nhà quan cũng không khác gì dân đen trong làng. Dù vậy, sau khi bố mất, họ cũng quyết tâm phải tạc tượng thờ. Ối dào, tượng to đùng đoàng thờ ngay trong tư gia. Tượng nặn bắng đất sét ư? Tất nhiên. Chỉ ngày giỗ, gia chủ mới cho dân làng đến thắp nhang và bày tỏ lòng thành biết ơn quan.

Bấy giờ, ánh trăng đã chênh chếch ngọn tre. Đâu đó, có tiếng gà gáy cầm canh. Như thông lệ, biết đêm đã khuya bèn, cụ Bá bèn “chốt hạ” rằng: “- Sự tích về Thành hoàng làng ta là thế. Vì nề nếp gia phong, vì kỹ cương phép nước, vì truyền thống nhân văn, vì bản sắc văn hóa, chúng ta hãy nhìn theo gương Thành hoàng làng ta mà học tập”. 

Như mọi lần, trước lúc giải tán, ai về nhà nấy, đám đông đồng loạt đừng dậy, đồng thanh hô to: “Học tập! Học tập! Học tập!”.

2.

Ngày tháng thoi đưa như bóng câu vụt qua cửa sổ. Từ đời này đến nọ, sự tích về Thành hoàng làng ta còn lưu truyền mãi. Tóm lại, câu chuyện này dứt khoát phải là thế. Không một ai có thể kể khác đi. Trăm người như một đều kể vanh vách, y chang từng tình tiết như thời cụ Bá Kiến còn sống nhăn răng trên cõi trần đã kể.

Rồi một ngày nọ, thời tiết oi bức, hạn hạn khắp nơi, lúa ngoài đồng héo rũ, ao hồ cạn kiệt, thế là Bà Hỏa bèn ngao du tìm cảm hứng giải sầu. Thật bất ngờ, bà tìm đến tư gia của Thành hoàng. Thế là lửa bốc lên ngùn ngụt. “Cháy nhà! Cháy nhà! Cháy nhà”. Tư Cách Mõ vừa nện trống ầm ầm, vừa phóng loa kêu gào làng trên xã dưới. Khổ thay, dù tay xách nách mang nào những xô, chậu, thùng… đầy những nước nhưng rồi dân làng ta vẫn chịu thua Bà Hỏa một phép. Kết quả là căn nhà có tượng thờ Thành hoàng vẫn bị cháy rụi.

Đứng trước sự đổ nát, tanh bành canh hẹ, tan hoang đau buồn này, vốn đọc nhiều tác phẩm văn chương, Xuân Tóc Đỏ phán: “Ối trời cao đất dày, ối ông cao xanh ơi, lòng ta đau đớn, tâm ta ủ dột chẳng khác gì nhà văn Lê Văn Trương khi đứng “Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích”. Ối làng nước ôi”. Lập tức, đám đông cùng gào lên: “Ối làng nước ôi”. Nghe ra sầu thảm lắm.

Tại sao? Xuân Tóc Đỏ thốt ra lời ấy? Xem hồi sau sẽ rõ.

3.

Kỳ lạ chữa? Vâng, rất ư kỳ lạ. Dù căn nhà đã cháy tan hoang, tan tành xí quách nhưng kỳ lạ thay, tượng thờ Thành hoàng vẫn sừng sững bóng loáng một sắc vàng rực rỡ. Ngài linh thiêng quá đi mất. Uy nghiêm của ngài cao như trời, sâu như đất, vì lẽ đó, Bà Hỏa cũng không thể thiêu rụi được ngài.

Bằng con mắt tinh đời, đã từng lăn lộn kiếm sống ở Kẻ Chợ bằng đủ nghề từ thượng vàng đến hạ cám, Xuân Tóc Đỏ quả quyết: “Tượng Thành hoàng được đúc bằng vàng”. Vàng ư? Đám đông kinh ngạc tột cùng. Vàng ư? Tại sao lại là vàng?

Lập tức bà Phó Đoan xông tới: “Láo toét. Bỉ bai cái miệng ăn mắm ăn muối nhà cậu. Thành hoàng làng ta thanh liêm đức độ làm gì có vàng để lại để con cháu đúc tượng?”. Phụ họa thêm là giọng quả quyết chắc nịch của Tư Cách Mõ: “Bà Phó nói đúng lắm. Hơn nữa con cháu ngài cũng thanh bần nối chí đấng sinh thành, làm gì có vàng đúc tượng cho bố?”.

Xuân Tóc Đỏ bèn cười khẩy: “Đục khoét xưa rày núp ở đâu?/ Cháy nhà thấy chuột chạy lao nhao/ Dương oai bà Hỏa vừa lên mái/ Khiếp vía ông Thiên vội ló đầu/ Rường cột rã rời phơi mặt địa/ Cống chù quay quắt chổng hàm râu/ Tai bay vạ gió đà ra rứa/ Chĩnh nếp dòm vô đã sạch làu” (1).

Bấy giờ là canh niên Mậu Tuất. Ở đâu thì không biết, chứ ở làng ta, thiên hạ bảo rằng, câu chuyện này là nguồn gốc của sự ra đời câu: “Cháy nhà lòi ra mặt chuột”.

T.H.

(1) Thơ của Quỳ Ưu Nguyễn Đôn Dư.

 

(Nguồn: TTC số ra ngày 1.4.2018)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com