BÁO CHÍ Lê Minh Quốc viết LÊ MINH QUỐC: Trang sách thơm hương cà phê

LÊ MINH QUỐC: Trang sách thơm hương cà phê


 

Đêm qua nằm mộng thấy em

Sáng nay thức giấc bỗng thèm sân si

Cà phê đen giọt đắng ly

Tan trên đầu lưỡi giống khi hôn người

Mấy câu thơ tôi viết đâu đó bỗng vọng về trong trí nhớ. Thì ra, môi hôn, nếu có hương vị cà phê cũng làm cho đời sống của tình nhân thêm một phần thú vị đấy chứ? Và tôi - một người yêu sách - luôn nghĩ đến sách khi được ngồi nhâm nhi cùng những giọt đắng. Một cảm giác dịu dàng và chia sẻ. Đã đôi lần tôi nghĩ, tại sao không nghĩ đến cách quảng bá tinh hoa của sách đến người khoái cà phê? Cả hai cùng có lợi.

 

truyen-thuyet-ca-phe

Tranh vẽ về truyền thuyết chính loài dê đã phát hiện ra cây cà phê

Tôi thoạt nghĩ, khi một tác phẩm văn học ra đời thì nên quan niệm nó là một giá trị vật chất. Vì thế, nó phải cần có những động tác PR để “người tiêu dùng” biết đến nhiều hơn nữa. Thật lạ, khi Harry Poster chỉ mới “rục rịch” đến Việt Nam thì các NXB, đơn vị phát hành đã có khá nhiều động tác quan trọng để quảng bá đến bạn đọc. Thậm chí, còn có cả những cuộc thi như số lượng in bao nhiêu? Tựa tập sách như thế nào? v.v... Trong khi đó, một tập sách của nhà văn VN (dù nổi tiếng cỡ nào) cũng ít được “ưu ái” như thế. Mà không phải những người này không có fans ái mộ. Bằng chứng là buổi ra mắt tập sách của nhà thơ trẻ Đinh Thu Hiền. Tôi xúc động khi thấy độc giả xin chữ ký, tặng hoa cho tác giả và họ cũng bày tỏ sự chờ đợi ở tập sách tiếp theo.

Nếu tập sách này phát hành một cách bình thường, chỉ từ nhà in đưa ra nhà sách một cách lặng lẽ thì nó không có được sự tiếp nhận hào hứng như thế.

Nếu tập thơ viết tay trên giấy dó của các nhà thơ TP.HCM cũng xuất hiện lặng lẽ như thế, thì làm sao có thể bán đấu giá lên đến gần nửa tỉ đồng để giúp trẻ em chất độc da cam? http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/978-le-minh-quoc-va-chuyen-trong-lang.html?start=12

Rõ ràng cần phải thay đổi một quan niệm về cách phát hành sách hiện nay.

Ai đứng ra làm điều đó. Thôi thì, trước mắt chúng ta hãy “xắn tay áo” vì đồng nghiệp của mình. Vì thế, tại Miss Sài Gòn (90 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM) chúng tôi đã và đang nhiều lần làm chuyện này. Từ bán đấu giá tập thơ kỷ lục đến phát hành ra mắt tập thơ của Song Phạm, Nguyễn Ngọc Mai...; giới thiệu ca khúc mới của nhạc sĩ Vũ Quốc Việt v.v... Một nhân viên phát hành của công ty Phương Nam - đơn vị phát hành độc quyền tập sách Người nổi tiếng, tôi biết của Đinh Thu Hiền (NXB Văn hóa Sài Gòn) chia sẻ: “Đưa sách đến tay bạn đọc như thế này vẫn là cách tốt nhất ”. Tốt nhất, tôi nghĩ đến lúc  nhà văn có điều kiện gặp gỡ, trực tiếp giới thiệu sách đến người yêu sách để tạo ra một không khí giữa “người đọc - nhà văn - tác phẩm”.

Lúc đó, từng giọt cà phê là sứ giả đóng vai trò trung gian. Dù lặng lẽ, dùng không “lên tiếng” nhưng thật ra hương vị của cà phê đã “ngấm ngầm” thúc đẩy cảm hứng của người thưởng thức nó tìm đến với trang sách. Thật đấy! Nếu lúc đó, là giọt Lưu Linh thì “tình hình” sẽ khác hẳn, có thể sẽ ồn ào hơn. Sách không cần ào. Có thể sẽ náo nhiệt hơn. Sách không cần sự náo nhiệt. Sách cần sự tĩnh tâm để “thấu thị” thông điệp của tác giả qua từng con chữ. Hương cà phê, giọt đắng cà phê làm được “sứ mạng này. Đò là “sứ mạng” của người “trung gian” mà dăm năm trước đây trong bài thơ tôi tặng nhà văn Đoàn Thạch Biền http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tap-tho/731-yeu-em-da-nang.html?start=11, có đoạn:

Chọn chỗ dưới vòm cây khuất gió

Ngồi bên nhau chẳng nói một câu gì

Tay trong tay. Mắt nhìn vào mắt

Giọt cà phê run rẩy ở trong ly...


L.M.Q

(nguồn: đã in)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com