Các nhà văn thích... đùa (?)
Có thể nói, ĐạI hội (ĐH) Hội Nhà văn VN là một trong những hội chuyên ngành được công chúng quan tâm nhất. Để có thể diễn ra từ ngày 4 đến 6.8.2010 tại Hà Nội, trước đó, Hội đã tiến hành 10/10 đại hội cấp cơ sở trong cả nước nhằm quán triệt các văn bản, Chỉ thị của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo ĐH các hội văn học nghệ thuật Trung ương. Và ngay cả trước lúc tiến hành ĐH thì hầu hết Thảnh ủy các địa phương cũng đã tổ chức những cuộc gặp gỡ thân mật với nhà văn - như một sự chia sẻ, chúc mừng và gửi gắm ở các nhà văn khi tham dự ĐH của nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Ở ĐH lần này, có 776 / 923 đại biểu trong cả nước tham dự, như thế có đến 187 nhà văn đã vắng mặt. Sáng ngày 5.6.2010, Ban chấp hành khoá VII đã thông qua các Quy chế ĐH toàn quốc, Quy chế bầu cử, Quy chế điều hành của chủ tịch đoàn... Qua các báo cáo này ta đựơc biết, trong nhiệm kỳ vừa qua (2005 - 2010), Hội nhà văn VN đã đựoc Nhà nước cấp 86 tỷ 625 triệu. Hội đã sử dụng chi cho nhiều hoạt động hữu ích, trong đó Hội đã chi “kinh phí tài trợ sáng tác”: 14 tỷ 712 triệu! Đáng lưu ý Hội đã “tài trợ thường xuyên để công bố tác phẩm cho 802 lược nhà văn với số tiền 4 tỷ 281 triệu”, nhưng đến nay còn có đến 40 nhà văn chưa thanh lý hợp đồng!
Với sự đầu tư ưu ái như thế, nhưng nhìn chung trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua các nhà văn VN chúng ta vẫn chưa có được những tác phẩm thật sự lay động tâm hồn của hàng triệu triệu độc giả. Ngoài ra, trong bản kiểm của BCH Hội nhà văn khóa trước cũng thừa nhận: “Việc theo dõi sáng tác của hội viên trong từng địa phưong còn chưa thật sát sao, chặt chẽ, dẫn đến việc Hội đồng tuyển chọn còn để sót nhiều tác phẩm trong việc xét duyệt chấm giải cũng như việc kết nạp hội viên...Công tác chấm giải văn học hàng năm của Hội nhìn thực hiện đúng quy chế, chọn đựơc nhiều tác phẩm hay, nhưng phần nào cũng chưa phản ánh đứng hình hình phát triển văn học...”.
Sau khi nhà thơ Hữu Thỉnh đưa ra danh sách đề cử vào đoàn chủ tịch: 19 nhà văn, đoàn thư ký: 6 nhà văn để tiến hành ĐH, ngay lập tức nhà thơ Bùi Minh Quốc đã “xin có ý kiến”. Không đợi micro chuyển đến, ông đã nhanh chân lên diễn đàn phát biểu với yêu cầu phải có thông tin về những ngưòi được đề cử để ĐH xem xét họ có xứng đáng hay không? Ý kiến này các đại biểu đã “bỏ qua” bằng cách biểu quyết đồng ý với danh sách vừa được đề cử.
Kế đến là phần phổ biến các thông tin về thể lệ bầu cử, đã có nhiều ý kiến khác nhau khá sôi nổi, hào húng. Nhưng đã có một tình huống xẩy ra ngoài dự kiến, gây bất ngờ của nhiều ngưòi. Có lẽ do thiếu kiềm chế, hoặc vì một lý do nào đó, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã đi lại trong hội trưòng “xin phát biểu” ý kiến. Trong lúc ngưòi đang điều khiển chưong trình là nhà văn Hữu Ước chưa kịp mời, bỗng nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nhanh chóng giành được micoro! Ông phát biểu gì thì không ai đựoc rõ, vì... micro không có âm thanh. Quyết không cuộc, ông Hảo tiếp tục lao lên diễn đàn, nhưng lần này âm thanh cũng “tắt ngúm”!
Có một điều cũng khá bất ngờ nữa, là giữa lúc cần thảo luận, trao đổi về các vấn đề thuộc về quy chế, không ít nhà văn đã bàn về chuyện... sáng tác! Chẳng hạn, nhà thơ Dư Thị Hoàn đặt câu hỏi: “Vì sao báo Văn Nghệ - cơ quan ngôn luận của Hội ngày càng “xuống cấp và nghiệp dư hoá”! Nhà thơ Vy Thùy Linh lại đề nghị về chuyện phải kết nạp Hội cho các nhà văn trẻ! Có một điều dễ nhận ra nhất là thái độ của nhà văn khi không đồng tình một vấn đề gì thì họ lại dành cho đối tưọng nhiều... tràng vỗ tay. Nhà thơ Phan Vũ bức xúc: “Tôi đã từng dự ĐH nhà văn từ khoá I đến nay , nhưng chưa bao giờ tôi lại thấy các nhà văn ta có một biểu hiện kỳ cục như vậy. Bất kỳ ý kiến nào, dù hay hoặc dỡ, dù đồng tình hay không thì họ cũng cứ vỗ tay kéo dài một cách quá nồng nhiệt!”.
Thật vậy, trong phần đọc tham luận của các nhà văn thì “hiện tưọng” này đã lập đi lập lại nhiều lần. Điều này đã khiến không ít nhà văn cảm thấy nản hoặc “yếu bóng vía” đã xin rút lui, không đọc tham luận với lý do rất giống nhau là “đau cổ họng”! Mà điều đáng suy nghĩ là những vấn để được đăt ra trong tham luận ít được các đại biểu quan tâm. Có lẽ do tham luận đề cập đến những vấn đề quá cũ, chẳng hạn thế nào là một tác phẩm hay? hoặc lại đề cập đến những vấn đề mà nhà văn ít rành rẽ như chuyện về nhân sự, bầu cử v.v....?
Nhà văn Trần Thanh Giao đọc tham luận “Để có một tác phẩm”, theo ông phải là tác phẩm đạt được Chân, Thiện, Mỹ; nhà văn Võ Khắc Nghiêm cảnh báo một số nhà văn thuờng biếm nhẽ Hội, nhưng lại... không xin ra khỏi hội; nhà văn Lê Bá Thự cũng nêu các vấn đề kết nạp hội viên mới và các giải thưỏng văn học của hội vẫn chưa được sự đồng tình cao trong dư luận; nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đặt câu hỏi “Vì sao thơ ngày càng ít người đọc?”, bên cạnh đó các nhà văn Bích Ngân, Trần Hũu Lục, Phan Trọng Thưỏng, Nguyễn Gia Nùng, Phạm Đình Trọng, Lê Phương Liên, Thùy Dưong cũng đọc tham luận v.v... Không ít người trong số này đã được nhận khá nhiều... tràng pháo tay kéo dài! Vì lý do đó, vừa bước lên diễn đàn nhà văn Phong Lê đã “rào trứoc đón sau” rằng, nếu ai vỗ tay thì sẽ xuống ngay. Rồi cuối cùng cũng những tràng pháo tay vang lên! Thật khó lý giải điều này, các nhà văn không tôn trọng đồng nghiệp? hay đồng nghiệp đã nói những điều mà theo họ “biết rồi khổ lắm, nói mãi” chăng?
Có thể nói, trong suốt thời gian diễn ra ĐH không có nhiều nhà văn bỏ ra ngoài, hầu như mọi người đều tập trung trong hội trường, hỏi ra thì đựoc biết do… thời tiết bên ngoài quá oi bức.
Cuối ngày 5.8.2010, ĐH đã bầu đựoc 18 nhà văn để đưa ra ứng cử vào BCH nhiệm kỳ mới: Trung Trung Đỉnh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Hoa, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Văn Công Hùng, Đình Kính, Linh Nga Niết Đam, Đào Thắng, Lê Quang Trang, Đinh Quang Tốn, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Dưong Thuấn, Trần Đức Tiến, Vũ Hồng, Phan Trọng Thưởng, Khuất Quang Thụy.
Sáng ngày 6.8, các đại biểu sẽ bầu ra 15 ngưòi vào Ban chấp hành mới. Theo thông tin từ ban tồ chức, dịp này, Hội Nhà văn VN sẽ công bố Quyết định của Ban Bí thư tặng Hội bức trướng: “Đoàn kết - dân chủ - sáng tạo - đổi mới”.
L.M.Q
(nguồn: Báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 6.8.2010)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|