Dân gian thường nói “đẹp như tiên”’. Sau này lại thêm’ “đẹp như Tây”. Liệu điều đó có chính xác không? Trong thời đại ngày nay, khi điện ảnh không còn biên giới về tính đại chúng, nhưng trong quan niệm thẩm mỹ, giữa phương Đông và phương Tây, vẫn còn những khoảng cách không dễ xóa.
Tuyệt tác của Leonardo da Vinci: Mona Lisa - Tiếng Ý: La Gioconda, Tiếng Pháp: La Joconde
Nhà thơ Huệ Triệu tên thật Triệu Thị Huệ, quê quán ở Hưng Yên, sinh ra và lớn lên tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1986. Thạc sĩ văn học. Hiện là trưởng bộ môn văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP.HCM. Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM. Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Huệ Triệu
Chị đã in những tác Mùa cây thay lá (thơ, NXB Thanh Niên, 2009), Thức một miền xanh (thơ - NXB Thanh Niên, 2011), Gặp miền ký ức (phê bình - tiểu luận). Trang web www.leminhquoc.vn trân trọng giới thiệu chùm thơ của nhà thơ Huệ Triệu, trích trong tập Cảm thức sông (NXB Hội Nhà văn) vừa ấn hành.
L.M.Q
(X.2014)
Ông nhà văn Đoàn Thạch Biền là người sáng tạo ra kiểu xưng hô ông - em. Nhiều lúc ngồi nghĩ, thấy tài, tài thật. Sáng nay ông nhà văn Nguyễn Đông Thức hân hoan reo lên trong facebook: Cô bé Lê Vi Thủy gọi chú Hùng, chú Biền nhưng là anh Nguyễn Đông Thức. Lại cũng tài nữa...
Đoàn nhà văn Đoàn Thạch Biền - Nguyễn Đông Thức trao quà các em học sinh nghèo, hiếu học tại Tây Nguyên. Ảnh Văn Công Hùng
Lâu lắm rồi, tôi mới chạy xe gắn máy trên phố vào thời điểm ấy. Đường vắng lặng, người vắng lặng, đèn vàng trên cao. Một người mà tôi kính trọng vừa mất, chạy xe song song với tôi là một người tôi kính trọng khác tuổi cũng đã gần 80. Người mà trước năm 1975, giới tay chơi đều gọi bằng cái tên đầy kính trọng, James Dean Hùng. Tôi gọi James Dean Hùng là chú, xưng con. James Dean Hùng cũng trò chuyện với tôi bằng danh xưng này.
Tự nhiên, James Dean Hùng quay sang tôi và bảo “N.K.L biết không. Và rồi chúng ta đều mất tích trong cõi đời này”. Khi James Dean Hùng nói câu ấy, xe của chúng tôi đã đến gần vòng xoay Hàng Xanh. Nơi có cái đồng hồ như là biểu tượng của cửa ngõ Sài Gòn. Vòng xoay đã không còn nữa, chỉ còn một cây cầu vượt thép bắc ngang qua giao lộ Điện Biên Phủ - Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh, TP HCM).
Chao ôi, tôi buồn! Nỗi buồn vỡ vụn như nỗi buồn trai trẻ.
Tranh sơn dầu Lê Minh Quốc (ghi chú: đã tặng)
Trang 64 trong tổng số 91