Thời gian trôi nhanh như dòng nước xiết, cuốn hết bốn mùa vào quá khứ. Thoáng đó mà đã mười mấy lần xuân qua. Mỗi mùa thu, tôi và các em từ hai đầu đất nước rong ruổi về quê để làm mân cơm tưởng nhớ cha - người thi sĩ của Bến My Lăng - Yến Lan đã qua đời vào ngày 15.8.1998 âm lịch. Trong không khí thiêng liêng của đất trời, tôi như nhìn thấy bóng dáng người cha thân yêu đang tựa lưng trên chiếc ghế gỗ ở góc trái nhà, mắt hướng về khu chợ đầy mùi cần lao, để cảm nhận quá khứ và hiện tại của thị trấn mà ông gắn bó cả một đời.
Ảnh của nhà văn Mang Viên Long. Nhà thơ Yến Lan ngồi bên phải, nhìn ra chợ
Om mani padme hum
The mantra in Tibetan
with the six syllables coloured
(Ảnh: nguồn Wikipedia)
* Chú thích:
Thuật ngữ " thần khải" hàm nghĩa: thấy được cái tinh hoa nhất!
(1) Phật giáo mật tông (Kim cương thừa Tây Tạng ) phổ cập rộng trong dân gian câu nhật tụng 6 âm: Aum Mani Padme Hũm" (đọc theo âm Việt: ôm - ma -ni - pat - mê - hung), đại lược nội dung là "tịnh hóa đuợc bản thân thì thấy viên ngọc quí là tâm hồn giác ngộ!".
( 2 ) Các cao tăng-ni Tây Tạng (rinpoche = bậc quí nhân , thánh nhân...) cũng thường nhắc nhở môn sinh nhật tụng câu 12 âm: "Aum Ah Hũm Vajra Guru Padma Siddhi Hũm" (đọc theo âm Việt : ôm - at - hung - vay - ra - gu - ru - pat - ma - xit - đi - hung), nội dung đại luợc: "khi tịnh hóa đuợc cả 3 : thân xác- lời nói - ý nghĩ, thì sẽ đạt ân sủng cao quí như đóa sen bất khả hoại ( trí tuệ bất nhị : giác ngộ)".
LỤC NGÔN THẦN KHẢI (1)
Aum vang thân sắc khổ
Mani mở lối mòn
Padme nhìn sen nở
Hũm sáng thần khải ngôn
THẬP NHỊ ÂM THẦN KHẢI ( 2)
Aum vang thân sắc khổ
Ah tịnh hóa càn khôn
Hũm về phuơng giác ngộ
Vajra chân lý tồn
Guru thiền soi rọi
Padma nở sen thơm
Siddhi thành tựu gọi
Hũm sáng thần khải ngôn
(Mùa Vu Lan 2014)
Lê Hưng VKD
Thời gian qua, nhà xuất bản Hội Nhà Văn liên doanh với Phương Nam Book, và NXB Trẻ đã lần lượt xuất bản hai tác phẩm văn xuôi của Lê Phương Thảo, bút hiệu Chị Đẹp.
Đó là hai tạp văn tựa đề Ve vãn Sài Gòn và, Sài Gòn mùa trứng rụng. Hai tác tác phẩm đã và đang tiếp tục tạo thành những con sóng yêu thích nơi độc giả. Vì những đặc điểm như cá tính, dí dỏm, tinh tế, tâm lý, thâm sâu bất ngờ… Và nhất là tác giả luôn cho thấy cô rất hồn nhiên, thênh thang vượt qua những “taboo” bởi truyền thống hay, giới hạn xã hội cột, buộc một người nữ. (Dù là người nữ viết văn).
(Ảnh: Internet)
Ở Huế, có quán bánh khoái Lạc Thiện.
Tôi đã từng đến nơi ấy vào dịp Tết vừa rồi. Ăn và thấy ngon. Hàng ngàn người đã đến ăn. Chuyện ấy bình thường. Ăn, và viết được truyện ngắn lấy bối cảnh từ nơi ấy, chỉ có thể nhà văn. Sông Hương có nói chi mô là truyện ngắn của nhà văn Đoàn Thạch Biền viết năm 1993. Đọc xong, ta cảm nhận được câu chuyện hư hư thật thật, nhân vật như thật như ảo. Nào ai biết bao nhiêu phần trăm lấy từ "người thật việc thật" hay chỉ hoàn toàn hư cấu?
Không sao cả. Miễn là truyện ngắn hay. Hay đến độ khiến nhà báo, nhà thơ Đinh Thu Hiền năm 2014 khi đến Huế, chị đã gặp chủ nhân quán Lạc Thiện và viết bào báo "Sông Hương có nói chi mô".
Truyện ngắn và bài báo cùng tựa của Đinh Thu Hiền & Đoàn Thạch Biền sẽ gúp bạn đọc hiểu hơn nữa về phong cách, phương thức tác nghiệp của nhà văn và nhà báo.
L.M.Q
(VII.2014)
Nhân kỷ niệm ngày sinh nhà triết học (duy vật khoa học) Karl Marx 5/5/2013, các chuyên gia y học thần kinh của Đại học Manchester (Anh Quốc) đã công bố các nguy cơ chứng tự kỷ ở trẻ em như sau:
* Trẻ sơ sinh có trọng lượng 4,5 Kg dễ bị rối loạn chức năng tâm thần.
* Số trẻ tự kỷ phái nam thường cao gấp 4 lần trẻ tự kỷ phái nữ.
* Thống kê xã hội học cho thấy ở các nước Âu - Mỹ trung bình 88 trẻ em thì có 1 cá thể bị chứng tự kỷ …
Nhà Giáo dục Montessori
Tìm tia nắng đổ trên phố
Yên Minh - Ảnh: Anh Nguyễn - Lê Minh Quốc
Với người đàn bà đẹp viết văn Lê Phương Thảo (bút danh Chị Đẹp), phố Ngô Đức Kế là nơi mà người tha hương khi quay về muốn tìm tới cho thỏa nỗi nhớ…
(Ảnh: Internet)
Mưa đưa từng sợi nhớ
Gió về gợi lòng đau
Mây chiều nay qua ngõ
Buồn nào có bay mau.
Mưa đan từng sợi nhớ
Sầu còn len mắt nhau
Chao ôi...là sương khói
Mắt xanh nhạt mấy màu...
Tóc em từng sợi nhớ
Như mây hờn qua vai
Cho hồn anh ngủ muộn
Đêm vọng tiếng thở dài
Đêm nghe mưa về phố
Ở trên tận rừng sâu
Gió gào lay biển mộng
Tình ai lỡ chuyến tầu...
Lạy em thôi gieo sầu
Lạy em ngàn lần nữa
Lạy trời thôi mưa ngâu
Thiên thu vỡ giọt sầu...
Đêm nay mưa về phố
Cho nỗi niềm dâng cao
Ai vo tròn thương nhớ?
Lạy trời... đêm qua mau
P.V.T
Hai chữ ÂM và DƯƠNG, theo cách nghĩ của nhiều người từ trước tới nay (đầu thế kỷ 21) là từ vựng thuộc phạm trù “tâm linh cổ phương đông” (prémonition traditionelle de l’Asie orientale), chỉ định cõi chết (ÂM PHỦ) và cõi sống (DƯƠNG GIAN). Hai từ vựng này còn sử dụng làm thuật ngữ cho y học cổ truyền, cho phong thủy, cho tín ngưỡng dân gian như tang lễ, lễ hội… Sự việc này dễ sinh ra thành kiến: nói chuyện ÂM DƯƠNG trong đời sống đương đại, là chậm tiến, là cản trở văn minh!
Biểu tượng âm - dương trong tranh dân gian Việt Nam
Không biết tự bao giờ cái không gian mơ, thực đầy tình người của một bến sông tên là Bến My Lăng đến và lắng lại trong tôi...? Phải chăng một sáng nọ, khi tôi học lớp 10, thấy ông anh họ hí hoáy vẻ trên sổ tay cái tựa của một bài thơ là Bến My Lăng. Chữ Bến My Lăng anh viết bằng bút máy Trường Sơn, nét chữ thanh mảnh, mực xanh mờ dần rất nghệ thuật. Xa xa anh vẻ vài bụi cỏ có hoa nở đỏ li ti lã lướt …tôi thấy thinh thích; nhưng không biết mình thích nỗi gì?! chỉ nói: “Anh viết đẹp nhỉ!” Anh cười và hỏi: “Em biết bài thơ này của ai không?”. "Không"- tôi trả lời gọn lỏn. Vì lúc ấy bạn ơi, tôi không quan tâm đến công việc của cha mình - nhà thơ Yến Lan - đâu. Rồi sau đó, tôi lại được nghe chị cùng cơ quan - người Huế kể: "Bài thơ của ba em, trước đây, ở Huế, có một họa sĩ rất mê, anh ta đã thể hiện hình ảnh về cái Bến My Lăng bằng bức tranh vô cùng nên thơ, và lãng mạn! Bức tranh ấy hiện có thể ở đâu đó trong nhà của một gia đình thuộc dòng dõi quan lại ở Huế".
Nhà thơ Yến Lan
(Ảnh: Internet)
Xướng - họa Đường luật là thú vui tao nhã của các nhà thơ ngày trước. Thể loại thơ này xuất hiện trong văn học Trung Hoa đời nhà Đường (618 - 907).
Không phải nhà thơ nào cũng có thể làm thơ Đường luật được bởi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về bố cục, quy tắc về đối, quy tắc về vần, quy tắc về thanh (hay còn gọi luật bằng trắc) và quy tắc về niêm.
Anh em yêu thơ Đường luật trên facebook vừa email cho tôi hàng trăm bài thơ xướng - họa với nhiều chủ đề khác nhau. Nay, tôi chỉ chọn dăm bài thơ Vịnh cái bát, ít nhiều có hơi hướm Hồ Xuân Hương giới thiệu cùng bạn yêu thơ Đường luật.
L.M.Q
VII.2014
Trang 68 trong tổng số 91