Trên văn đàn miền Nam từng có những ký bút danh bắt đầu bằng “Bà”: nhà văn Bà Tùng Long; sau này, có người tự xưng Anh Bồ Câu, Anh Cỏ Cú; xưng “Chị” như Chị Hạnh Dung, Chị Thanh Tâm… Cách “xướng danh” ấy, nghĩ cho cùng ấy là do sở thích của mỗi người. Và bây giờ trong “trường văn trận bút” lại có thêm Chị Đẹp không “đụng hàng” với ai khác.
Với tập sách đầu tay Sóng đưa nước (NXB Hội Nhà văn), rồi Ve vãn Sài Gòn (NXB Trẻ) ít nhiều đã được công chúng biết đến, nay Chị Đẹp lại có tập sách khiến không ít người “choáng” với cái tên: Sài Gòn mùa trứng rụng (NXB Hội Nhà văn).
Tác giả Chị Đẹp
Tháng 7.2014. Những ngày ở Pháp, ngoài việc thăm các viện bảo tàng - như Bảo tàng Louvre (Paris), nhà thơ, nhà biên kịch Đoàn Tuấn còn có thú vui lang thang trên đường phố Paris. Ngày nay, chỉ cần một cú click chuột, trong nháy mắt lập tức toàn bộ Paris đã hiện trên màn hình. Tuy nhiên, những hình ảnh do Đoàn Tuấn chụp vẫn gợi lại nhiều nét hấp dẫn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trang web http://www.leminhquoc.vn
Những chiếc khóa tình yêu trên chiếc cầu ở Paris
L.M.Q
(VII.2014)
Nhà biên kịch, nhà thơ Đoàn Tuấn vừa đi Paris (Pháp) tham dự liên hoan phim quốc tế. Những ngày trong tháng 7.2014, anh đã đi nhiều nơi, đến nhiều chốn tại "kinh đô Ánh sáng".
Email đến trang web http://www.leminhquoc.vn, anh cho biết: "Quốc ơi, đây là những bức tượng trong phòng châu Phi của Bảo tàng Louvre. Mình thấy rất ấn tượng bởi sự cách điệu rất tuyệt vời của chúng. Dường như chúng có họ hàng với tượng nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên. Không lời nào diễn tả hết những cái hay, cái đẹp của những bức tượng này. Thôi thì cứ chiêm ngưỡng chúng. Mình sợ ''nói ra là bạc'' nên cứ lặng lẽ xem. ''Im lặng là vàng'', phải không Quốc?
Vâng, Tuấn nói đúng.
Mời các bạn thưởng ngoạn chùm ảnh các tượng châu Phi tại Bảo tàng Louvre (Paris) do Đoàn Tuấn thực hiện.
L.M.Q
(VII.2014)
Ngày qua môi cười
khóc đời thương vay
Ngày qua nghe đầy
cuộc mộng trên tay
Ngày qua ngày qua
sương trắng mi gầy...
(Ảnh: Internet)
Tìm em chân mòn
Đâu hạt sương rơi
Tìm em hoa cười
Nụ ngời sương treo
Tìm em, tìm em...
Mây cuối lưng đèo.
Tìm em trên đỉnh
Ngón đời thon thon
Bàn tay vô tình
Vỗ cánh chim ngoan
Bàn tay, bàn tay
Ôi nát tim người.
Tìm em thiên đường
Hay miền quê hương
Lời xưa chưa từng
Ngỏ lời yêu thương
Lời yêu, lời yêu...
Đã chín môi người.
Thôi thì ta tìm
Một nhành sương mai
Trên nụ hoa khai
Vài hạt long lanh
Long lanh, long lanh
Thơm ngát hiên đời.
P.V.T
Người đời cho rằng quê hương tôi là “địa linh nhân kiệt”. Tôi không biết mảnh đất eo hẹp ấy có linh thiêng và con người có thực sự kiệt xuất không? Song, dẫu xa quê từ rất nhỏ, phiêu bạc nơi đất khách quê người, nhưng cứ nghe nhắc đến hai từ Bình Định thì hình ảnh người anh hùng áo vải - vua Quang Trung Nguyễn Huệ, oai phong lẫm liệt dẫn đoàn quân chiếm Nam, dẹp Bắc, và dáng vẻ dũng mãnh của nữ tướng Đô đốc Bùi thị Xuân, dùng đôi chân bám dưới bụng ngựa vừa phi vừa bắn cung tên về phía giặc lại hiện rõ trong tâm trí tôi với niềm tự hào trào dâng; rồi cả những thửa ruộng, lũy tre làng, con sông, bến đò; tới bát canh ngót nấu bằng cá liệt, cá thu, cá ngừ lại xốn xang trong lòng tôi thật là khó tả...
Từ trái: Nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ Yến Lan & nhà thơ Hoàng Minh Châu.Con gái nhà thơ Yến Lan, chị Lâm Bích Thủy cho biết, hiện nay Thị xã An Nhơn (Bình Định) đang có kế hoạch cấp cho gia đình 200 mét vuông đất - nguyên là nhà trẻ không còn sử dụng - làm Nhà Lưu niệm Yến Lan.
Lời tâm sự của tác giả:
Tôi là người dân tộc Tày, được sinh ra và lớn lên ở bản Nà Pẳng, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng - một vùng núi biên cương phía bắc heo hút của Tổ Quốc. Thời trẻ tôi được học hành tử tế, được gửi đi học dài hạn ngành mỏ địa chất ở Liên bang Nga (1970 - 1976). Do vậy trong tâm hồn tôi có ba bà mẹ văn hoá. Đó là văn hoá Tày, văn hoá Việt và văn hoá Nga.
Tháng 5.2013, tôi vinh dự được Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam mời tham dự Trại viết văn Tam Đảo. Tại Trại này tôi đã hoàn chỉnh tập thơ dịch Em bình bình dị như mọi người vậy đó (Thơ Êxênhin) từ nguyên bản tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày. Ngoài ra tôi còn có một chùm thơ tình Tam Đảo nho nhỏ, trong đó có bản thơ tiếng Tày, bản thơ tiếng Việt và bản dịch nghĩa sang tiếng Nga.
Xin trân trọng gửi tới bạn đọc gần xa cùng thưởng thức.
Triệu Lam Châu
(A, mưa rây rây như Má sàn gạo ngoài hàng hiên, cái ngày anh còn bé xíu nấp sau cánh cửa, để tránh ánh nhìn cầu xin của những cô gái cùng xóm ngang tuổi đứng lố nhố trước sân.
Tự dưng, anh muốn làm thơ tặng thi sĩ Lê Minh Quốc.
Thơ vầy:)
"Phong trần nhưng vẫn mặc quần,
Thư sinh dẫu đã cởi trần từ lâu.
...
Đời vui chấp gì nông sâu,
Tuổi chơi mây trắng ngang đầu cứ bay.
...
Tàn đêm rồi lại đến ngày,
Để trong đơn lẻ bàn tay rất buồn".
Từ trái: Ngô Kinh Luân (NGÔ NGUYỆT HỮU), Lê Minh Quốc, Trần Hoàng Nhân
N.N.H
Cùng một chủ đề:
Thơ TRƯƠNG NAM HƯƠNG tặng LÊ MINH QUỐC
Thơ ĐOÀN TUẤN tặng LÊ MINH QUỐC
Thơ LỰU ĐÌNH TRIỀU tặng LÊ MINH QUỐC
Thơ TRẦN HOÀNG NHÂN tặng LÊ MINH QUỐC
Nguyễn Thành Nhân
NHỮNG GÃ THẤT TÌNH KHÔNG CÔ ĐƠN
(Tặng Lê Minh Quốc)
Có thể nào xé rách trời xanh
Bằng lời của chim mềm như hơi thở..."
(Thơ LMQ)
Tôi đọc bài thơ của Quốc
Chợt ngậm ngùi nghe lại nỗi đau riêng
Thời con trai mơ giấc bình yên
Có giấc mơ nào không thơm hương tóc
Tình là mơ thôi hay tình có thật
Sao vẫn nhói đau mỗi lúc nhớ về ...
Tôi cũng ôm cơn ốm sốt tương tư
Cũng trăn trở từng đêm vì nỗi nhớ
Một tiếng chim chìm trong giông gió
Lạc loài nào thấu đến trời xanh ...
Tôi và anh, hai gã thất tình
Thức trắng làm thơ, nuốt sầu vào dạ
Làm bao nhiêu thơ ...bao nhiêu thơ... chở đầy thương nhớ
Mà vẫn ngu ngơ nào thốt nên lời
Những bước chân vô tình dẫm nát tim tôi
Chắc Quốc cũng nghe nỗi buồn ứa máu
Ôi những xót xa ta lặng thầm cất giấu
Chợt đêm đêm gào xé giấc không tròn
Lời của chim không thể nào xé rách trời xanh
Ta uống giọt tương tư cay xé miệng ...
Đêm nay dưới trăng tôi một mình đối diện
Với hồn tôi chợt thấy có anh về
Ta cụng đầu thân ái giữa vần thơ...
Vầng trăng trong rơi xuống đậu hiên nhà ...
1989
N.T.N
Mặt trận vinh danh Kỷ Niệm Chương,
Lê Hưng nhà giáo rạng tông đường.
Trà thơm huynh đệ tình tha thiết,
Rượu lạt bạn bè nghĩa mến thương.
Đạo lý luân thường luôn thắm đượm,
Bể dâu trầm mặc vẫn tơ vương.
Thiện Nhân chủ tịch vừa ban thưởng,
Cao quý vô cùng Kỷ Niệm Chương.
Vĩnh Xuyên đề tặng
Vợ chồng nhà giáo, lương y Lê Hưng VKD thời trẻ & hiện nay
Bích Khê với Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 mất vào ngày 11.11. 1940; quê Quảng Bình, nhưng sống và qua đời tại Qui Nhơn - Bình Định. Đã xuất bản tập thơ “Gái quê” (1936). Bích Khê sinh ngày 24.3.1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước, có ông nội là Lê Trọng Khanh đỗ Cử nhân năm Tự Đức thứ 21 (1868), làm quan đến chức Viên ngoại lang Viện cơ mật.
Mộ Bích Khê hiện nay tại Quảng Ngãi (ảnh: Internet)
Trang web www.leminhquoc.vn đã post bài viết Suoi Hoa - Alife in the arts của Kelly L. Le. Thú vị với bài viết này, em Lê Vũ Quỳnh Phương - học sinh THPT ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã dịch sang tiếng Việt. Em vừa đạt Huy chương Bạc trong kỳ thi tiếng Anh trực tuyến khối 11 quốc gia. Trong quá trình dịch, có đôi từ em phân vân, chẳng hạn: "The Falling Action of Success, riêng 2 từ The Falling Action trong văn thơ có nghĩa là: xung đột giảm dần .... Nhưng trong bài này, em đành dịch theo nội dung: Chấp nhận thực trạng"...
Em LÊ VŨ QUỲNH PHƯƠNG
Trang 69 trong tổng số 91