Ngày 14.12.2014, chúng tôi - cựu Học sinh miền Nam họp mặt kỷ niệm 60 năm tại Hà Nội. Những gì xảy ra trong những ngày đầu bước chân của tôi đặt trên mảnh đất ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.
Thầy trò của một Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc (năm 1956)
GS Phạm Khuê (1925-2003) là người con thứ tám trong số 16 người con của học giả Phạm Quỳnh. Khi nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Tám thì Phạm Khuê đang là sinh viên Trường Đại học Y khoa, sống cùng gia đình chị cả Phạm Thị Giá (1913-2000) tại nhà số 5 Phố Hàng Da, Hà Nội.
Được tin cha bị bắt ngày 23/8/1945, Phạm Khuê đã viết bức thư kêu oan gửi Hồ Chủ tịch để hai chị lớn đem lên Bắc Bộ phủ khi được Hồ Chủ tịch tiếp trưa ngày 31/8.
Vừa kéo đàn phong cầm phụ giúp gia đình chị tại rạp chiếu bóng Olympia ở gần nhà, Phạm Khuê vừa tiếp tục học. Kháng chiến toàn quốc, Phạm Khuê cùng gia đình chị và các chị, em, cháu tản cư về làng Tràng Cát, thuộc Ba La Bông Đỏ, Thường Tín (Hà Đông). Sau đó, đưa gia đình về làng Vạn Lộc, Xuân Trường Nam Định. Rồi tiếp tục tìm trường đã chuyển đến địa điểm mới và tiếp tục học. Từ đấy, Phạm Khuê tham gia kháng chiến, cứu chữa cho thương binh, gia nhập quân y, đến năm 1954, về lại Hà Nội thăm chị cả, thì đã ở cấp đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, phụ trách một viện quân y ở Thanh Hóa. Vợ, cũng là đồng đội. Và ông đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ.
Sau khi chuyển về công tác tại Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai, Phạm Khuê làm chủ nhiệm bộ môn Nội, rồi từ những năm đầu thập kỷ 1980, ông đề xuất thành lập khoa bệnh riêng cho người cao tuổi, tiền thân của Viện Lão khoa quốc gia Việt Nam và làm Viện trưởng đầu tiên của Viện, cũng làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phạm Khuê là người con đầu tiên vô Huế, tìm và viếng mộ Thượng Chi- Phạm Quỳnh.
Ông được phong Nhà giáo Nhân dân và đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa X của tỉnh Hải Dương - quê cha với số phiếu cao nhất đơn vị bầu cử số I, đạt tỷ lệ 86,11% trong 332.921 cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Phạm Khuê là Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1958 (PHẠM TÔN).
GS Phạm Khuê (1925-2003)
Tác giả thơ TRẦN VÕ THÀNH VĂN quan niệm về thơ:“Với tôi, làm thơ đó chính là ghi lại những cảm xúc thật của lòng mình. Vì thế, làm thơ với tôi như là sự tự thân, tự nhiên chứ không có sự gượng ép, giả tạo nào. Nói thế không có nghĩa là loại thơ chỉ viết cho riêng mình mà mỗi bài thơ viết ra phải có ý nghĩa và mang giá trị nhân văn gởi gắm”.
Tác giả BÁCH MỴ
HẠNH NGỘ
Thả nỗi buồn vào tháng 7 mưa ngâu
Cung đường vắng dòng đời xao xác nhớ
Nghe tiếng gió vọng về duyên với nợ
Chiều hanh hao dăm lá nhỏ lìa cành
Những nỗi niềm hạnh ngộ ở bên anh
Trong tâm tưởng rêu xanh men tình ái
Ngày tháng đẹp níu bàn tay vụng dại
Nắng thở dài một chiếc bóng - chung đôi...
ĐÊM ĐÀN BÀ
Gió cuốn vạt nắng xanh
Gói vào chiều mềm lá
Đêm căng mùi thơm rạ
Trăng phả nồng chiếu hoa...
B.M
Cùng một tác giả:
Hai mốt thế kỷ
Thăng trầm
Những con chiên ngoan đạo
Gánh trên đôi vai
Đức tin
Thiên đàng
Đi
Nát bàn chân
Không hết chiều dài
Thánh giá
T.Đ.P
Một vùng đất vươn lên từ đống hoang tàn đổ nát sau thảm họa bom nguyên tử đồng thời ghi dấu mối tình tuyệt đẹp liên quan đến một người con gái VN, đó chính là Nagasaki.
Khu phố Nagasaki ngày nay, nơi tâm điểm bom nguyên tử rơi năm 1945
Tác giả thơ THÙY GIANG
Tên thật: Trương Thị Thùy Giang
Giáo viên Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh
Tp. Bắc Ninh
Tác giả BÁCH MỴ
Đường mê
Mê mẩn đi tìm
Kéo ngày mê muội mà dìm sông đêm
Phố phường níu bước chân êm
Đường quê trầy trật nhá nhem lối về
Phủi bàn tay
Rớt câu thề
Rũ cay đắng giữa bộn bề cơn mưa
Ớ kìa gió sắp đổi mùa
Trả đêm dắt nắng lên chùa đi tu...
B.M
Cùng một tác giả:
Trang 61 trong tổng số 91