Trong tâm tưởng người dân Việt Nam, mùa xuân bao giờ cũng gợi lên những âm điệu của sự đoàn tụ - lễ hội, niềm vui-hạnh phúc, đôi lứa - tình yêu…Do đó, từ ngàn năm nay, cứ đúng tiết, mùa xuân lại đến với tùng nhà, từng người và đến với…thi ca. Và cũng qua thi ca, nhiều thế hệ yêu thơ vẫn cứ mê đắm nhan sắc của nàng xuân. Chỉ có đôi nét phóng bút tài hoa, mùa xuân như hiện ra trước mắt chúng ta, thi hào Nguyễn Trãi đã viết những câu thơ long lanh:
Sơn dầu của họa sĩ Suối Hoa
Đóa vô thường lặng lẽ giữa thinh không
Với tập thơ thứ hai này - Tiếng dạ phù sa (NXB Thanh Niên), cái nhìn của nhà thơ Nguyễn Ngọc Mai đã khác trước.
Ở tập thơ đầu tay - Giọt sương mặt trời, Mai đã vẽ lên một chân dung rời đầy nữ tính. Đoan trang. Dịu dàng. Và yêu thương nồng nàn. Thậm chí có những lúc quyết liệt. Da diết. Ừ, lúc đã yêu thì trái tim nào không như vó ngựa bất kham? Những câu thơ đó đã được công chúng đón nhận và chia sẻ. Lúc ấy, khi viết Tựa cho Giọt sương mặt trời, tôi đã gọi Mai “hồn thơ nhân hậu”.
Đọc xấp bài của bạn viết tuổi mới lớn do Mực Tím giao để viết cho Nên vần nên điệu, tôi có cảm giác như mình đã lạc trong một thế giới của những tình cảm tinh khiết nhất. Những nét bút viết bằng mực tím. Những suy tư trong đời thường… Dù chưa được chắt lọc, cô đọng hơn để thành hoàn chỉnh nhưng những bài thơ ấy đã có được những câu thơ hay.
Nhà thơ Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại thành phố Đà Nẵng. Cha quê Ninh Bình. Mẹ người Quảng Nam. Năm 1977, anh là bộ đội tình nguyện tại mặt trận Tây Nam. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TPHCM năm 1987. Hiện nay, ông là trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Phụ Nữ tp.HCM. Đã xuất bản trên 30 tác phẩm, gồm thơ (9 tập), truyện dài (6 tập), tiểu thuyết lịch sử (4 tập), các thể loại khác (trên 10 tập). Lê Minh Quốc là một trong những nhà thơ có bút lực rất sung mãn.
Lê Minh Quốc
Các nhà thơ học được gì ở ca dao? Trước hết, tôi muốn nói đến nhà thơ Nguyễn Bính. Với lối ví von duyên dáng, mộc mạc - những vần thơ của ông rất gần gũi với ca dao. Cái mô-típ bến cũ, con đò trong ca dao:
Trăm năm đã lỡ hẹn hò
Cây đa, bến cũ con đò khác xưa
Đã trở thành hình ảnh rất sáng tạo trong thơ Nguyễn Bính, người đọc gặp ở đó một tâm trạng bất đắc chí trong cảnh “Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả” và trong cảnh vất vưỡng ngao ngán:
Các bạn biết không, đời người, ai cũng có một thời rất đẹp và rất đáng nhớ. Đó là thời tuổi trẻ. Thời mới lớn. Thời học trò. Thời mới bắt đầu biết để trái tim thổn thức rung động trước một ai đó tóc ngắn tóc dài… Cho dù cuộc sống có khó khăn vất vả hay xuôi buồm thuận gió thì quãng đời ấy hồ dễ mấy ai quên. Trong ngăn kéo ký ức của mỗi người, nơi đẹp nhất là nơi cất giấu những vui buồn thời mới lớn. Đây là một “gian hàng” riêng của Tuổi Ngọc dành… bật mí cho các bạn biết những “bí mật” thời… tuổi ngọc của những người… lớn hơn mình và có đôi chút (hoặc thật nhiều) tiếng tăm trong các lĩnh vực xã hội. Nếu như các bạn có tình cờ hoặc cố ý phát hiện ra điều gì mới mẻ của… ai đó trong lĩnh vực này, xin hãy “ký gửi” vào gian hàng đặc biệt này nhé! Còn bây giờ, mời các bạn cùng chia sẻ với “người lớn” này những phút lội ngược dòng thời gian…
Văn chương là điều hết sức lạ lùng, nó đã gây ấn tượng với tôi ngay từ những năm tháng còn học cấp hai. Bấy giờ tại miền Nam đã có những tờ báo dành cho thanh thiếu niên như Thiếu Nhi (chủ bút: Nhật Tiến, anh ruột của nhà văn Nhật Tuấn), Thằng Bờm (chủ nhiệm: nhà thơ Nguyễn Vỹ)… tôi đọc ngấu nghiến tập tành viết lách và có thơ in http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tho-truoc-1975/739-thuo-mo-lam-thi-si.html. Bài thơ đầu tiên của tôi là bài Em tôi (in trên tuần báo Thiếu Nhi ra ngày 13-5-1973). Năm đó tôi 14 tuổi. bài thơ như sau:
LTS: Anh Lê Minh Quốc, hội viên Hội nhà báo VN, Hội nhà văn TPHCM là sinh viên khoa học ĐH Tổng Hợp TP.HCM (niên khóa 1983 - 1987). Sau khi tốt nghiệp anh về công tác tại báo Phụ nữ TP.HCM và đã xuất bản: Thơ: Trong cõi chiêm bao, Ngày mai còn lại một mình tôi; Truyện dài, tiểu thuyết: Sân trường kỷ niệm, Mùa thu đứng trước cổng trường, Về nơi nào để nhớ, Thời của mỗi người, Hoa cúc không phải màu vàng, Xin lỗi ông là ai? Bây giờ, anh kể chúng ta nghe về thời S V của anh trong bài viết ngắn này.
Nghệ thuật đã đạt đến chỗ điêu luyện khi cũng từng ấy chữ, cũng chữ ấy nhưng bằng tài năng, họ đã biến hóa dưới nhiều hình thức khác nhau. Nỗ lực ấy có lẽ xuất phát từ ý tưởng muốn đổi mới sự rập khuôn quen thuộc. Có người thành công và có kẻ thất bại. Điều này bình thường thôi, bởi lẽ, sự thể nghiệm nào cũng được người đồng tình và kẻ phản đối. Để diễn tả cơn mưa, nhà thơ Nguyễn Vỹ viết câu đầu chỉ một chữ, sau đó nhiều chữ và cuối cùng chỉ… một chữ. Khoan đọc bài thơ, nhìn hình thức ta có thể hình dung bắt đầu mưa vài giọt, rồi mưa lớn và mưa tạnh hẳn (xem minh họa ở cuối góc phải trang này).
Tạp chí Văn số đặc biệt về thơ (Sài Gòn - 1972). Chỉ mang tính minh họa. Tư liệu L.M.Q
Trang 5 trong tổng số 8