Nhằm cổ vũ phong trào đọc thơ và sáng tác thơ trên Facebook, qua tham khảo ý kiến của một số bạn trên Facebook, dựa trên ý tưởng đề xuất và tài trợ của ông Phạm Thanh Long, chúng tôi phát động Cuộc thi thơ trên Fecebook lần thứ nhất năm 2013 với thể lệ như sau:
1. Chủ đề cuộc thi thơ: LỜI TỎ TÌNH ĐẦU TIÊN
2. Cuộc thi chấp nhận mọi thể loại thơ, trừ trường ca. Mỗi tác giả tham dự không quá 5 bài thơ. Mỗi bài không quá 30 câu và chưa phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
3. Tác giả tham gia cuộc thi được quyền post thơ dự thi lên địa chỉ Facebook Loitotinh Dautien.
4. Tác giả tham gia cuộc thi chịu trách nhiệm về nội dung và mọi vấn đề liên quan đến bản quyền.
5. Nhằm thuận tiện cho việc mời trao giải, đề nghị các tác giả dự thi cho Ban tổ chức biết tên thật; điện thoại và email. Các thông tin này mail về Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
6. Ban tổ chức có trách nhiệm giữ bí mật mọi thông tin cá nhân về tác giả dự thi.
7. Thời gian nhận bài dự thi diễn ra từ ngày 1/5/2013 đến 1/6/2013
8. Dự kiến thời gian phát giải diễn ra vào đầu tháng 7/2013. Chúng tôi sẽ công bố địa điểm và ngày phát giải sau.
Giao diện facebook Loitotinh Dautien - nơi post thơ dự thi
9. Thành phần Ban Giám khảo:
- Nhà thơ Văn Lê
- Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
- Nhà thơ Hồng Thanh Quang
- Nhà thơ Lê Minh Quốc
- Nhà thơ Nguyễn Phong Việt
10. Giải thưởng:
- Một giải Nhất trị giá: 1 máy chụp hình SAM SUNG GALAXY Camera + 5 triệu đồng.
Phần thưởng Giải Nhất
- Một giải Nhì trị giá: 1 máy chụp hình SAM SUNG NX 1000 + 3 triệu đồng
Phần thưởng giải Nhì
- Một giải Ba trị giá: 1 máy điện thoại SAM SUNG + 2 triệu đồng
- Một giải Đặc biệt trị giá: 5 triệu đồng dành cho tác giả thơ có bài thơ được độc giả like hoặc comment nhiều nhất.
- Mười giải Khuyến khích: Mỗi giải một tập Truyện Kiều bản in đẹp, có chữ ký lưu niệm của Ban Giám khảo, người đưa ra ý tưởng và tài trợ.
TP. Hồ Chí Minh ngày 19/4/2013
Thay mặt Ban Tổ chức
"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng / Em chở mùa hè của tôi đi đâu?". Từ câu thơ nghi vấn của Đỗ Trung Quân, tôi muốn tìm lại bóng dáng màu hè trong thơ của các bạn Mực tím. Trên đường đi tìm, tôi đã gặp những câu thơ không kém phần tha thiết: "Mình gửi đến MT ba bài thơ với ý nghĩ "thất bại là mẹ thành công". Rất mong nhận được lời góp ý của MT" (Nguyễn Văn Hiền - TP.HCM). "Lần đầu tiên gửi thơ đăng báo, chắc chắn bài thơ của mình có nhiều sai sót, mình mong rằng MT góp ý sửa chữa với mình" (Trần Ngọc Phương- ĐHSPKT). "Em mơ ước sau này mình sẽ trở thành nhà thơ, ước mơ của em có cáo lắm không anh chị? Nhờ anh chị góp ý những vần thơ của em" (Thục Hiền - Lâm Đồng).
Những câu hỏi như vậy nhiều lắm. Chuyện làm thơ là chuyện vô cùng. Tôi biết góp ý với các bạn những gì bây giờ? Vậy xin được bắt đầu từ những vần thơ mùa hè của chính các bạn nhé.
Với thơ, dù đang ở chân trời góc biển nào, người ta vẫn có thể tìm thấy được tri âm của mình. Những câu thơ đã viết, nói như nhà thơ Bùi Kim Anh là “bán không cho gió”, thả bay lên chín tầng trời thăm thẳm và không mưu toan một sự hồi âm, một reply nào từ phía người đọc. Một ứng xử nhẹ nhàng, cũng tựa làm xong một bài thơ là quên béng đi và lại lao theo những cảm xúc khác để tiếp tục sống với thơ. Lâu nay, tôi vẫn tưởng là vậy. Vậy mà không phải. Thơ, tự nó có sức lan tỏa và người đồng điệu sẽ tìm đến, dù tác giả không quảng bá ồn ào hoặc rao bán náo nhiệt. Tập thơ Đi tìm đi giấc mơ (NXB Hội Nhà văn) đã gợi cho tôi suy nghĩ này.
Trong trí nhớ của nhiều người, thời sinh viên vẫn là tháng năm đẹp nhất. Dễ nhớ lại khó quên. Lúc ấy, họ đủ lớn “đứng ngẫn trông vời áo tiểu thư” (Huy Cận), nhưng chưa phải lo toan với những chuyện nhọc nhằn cơm áo gạo tiền. Họ vừa trường thành lại vừa trẻ con. Đi dưới đất nhưng tâm hồn lại bay bổng trên ngọn cây. Và “có tâm sự đi nói cùng cây cỏ” (Đinh Hùng). Tháng năm ấy, chúng tôi sống ở ký túc xá trên Thủ Đức. Trong căn phòng số 6. Đọc lại một truyện ngắn của nhà văn Nga Tchekov, ta biết, phòng số 6, ông dành cho… người điên! Mà lúc đó chúng tôi “điên” thật chứ chẳng phải đùa:
Lật lại nội san số 3 của Đoàn văn nghệ sinh viên khoa học (Sài Gòn - ấn hành tháng 4-1970), đọc lại truyện ngắn “Chiếc còng” của Phượng Cầm, có đoạn viết: “Hai giờ sáng hôm sau, bệnh nhân lại chuyển dạ. Người bệnh vật vã trên giường. Thỉnh thoảng nàng rùng mình xuống để uốn cong người trong cơn đau xé ruột. Chân phải nàng không cong lên được vì vướng chiếc còng. Trong cơn đau bệnh nhân rướn người vùng vẫy một cách tuyệt vọng, đoạn dây xích bật lên những tiếng loảng xoảng (trang 61). Bỗng nhiên tôi choáng váng, tưởng như còn nghe âm vang đến rợn người tiếng xích sắt của một thời đen tối. Người nữ bệnh nhân đó là cô Phương - nhân vật chính của truyện bị tình nghi là cộng sản. Do đó, truyện càng có sức tố cáo mạnh mẽ.
Tư liệu L.M.Q
Trong tâm tưởng người dân Việt Nam, mùa xuân bao giờ cũng gợi lên những âm điệu của sự đoàn tụ - lễ hội, niềm vui-hạnh phúc, đôi lứa - tình yêu…Do đó, từ ngàn năm nay, cứ đúng tiết, mùa xuân lại đến với tùng nhà, từng người và đến với…thi ca. Và cũng qua thi ca, nhiều thế hệ yêu thơ vẫn cứ mê đắm nhan sắc của nàng xuân. Chỉ có đôi nét phóng bút tài hoa, mùa xuân như hiện ra trước mắt chúng ta, thi hào Nguyễn Trãi đã viết những câu thơ long lanh:
Sơn dầu của họa sĩ Suối Hoa
Đóa vô thường lặng lẽ giữa thinh không
Với tập thơ thứ hai này - Tiếng dạ phù sa (NXB Thanh Niên), cái nhìn của nhà thơ Nguyễn Ngọc Mai đã khác trước.
Ở tập thơ đầu tay - Giọt sương mặt trời, Mai đã vẽ lên một chân dung rời đầy nữ tính. Đoan trang. Dịu dàng. Và yêu thương nồng nàn. Thậm chí có những lúc quyết liệt. Da diết. Ừ, lúc đã yêu thì trái tim nào không như vó ngựa bất kham? Những câu thơ đó đã được công chúng đón nhận và chia sẻ. Lúc ấy, khi viết Tựa cho Giọt sương mặt trời, tôi đã gọi Mai “hồn thơ nhân hậu”.
Đọc xấp bài của bạn viết tuổi mới lớn do Mực Tím giao để viết cho Nên vần nên điệu, tôi có cảm giác như mình đã lạc trong một thế giới của những tình cảm tinh khiết nhất. Những nét bút viết bằng mực tím. Những suy tư trong đời thường… Dù chưa được chắt lọc, cô đọng hơn để thành hoàn chỉnh nhưng những bài thơ ấy đã có được những câu thơ hay.
Nhà thơ Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại thành phố Đà Nẵng. Cha quê Ninh Bình. Mẹ người Quảng Nam. Năm 1977, anh là bộ đội tình nguyện tại mặt trận Tây Nam. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TPHCM năm 1987. Hiện nay, ông là trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Phụ Nữ tp.HCM. Đã xuất bản trên 30 tác phẩm, gồm thơ (9 tập), truyện dài (6 tập), tiểu thuyết lịch sử (4 tập), các thể loại khác (trên 10 tập). Lê Minh Quốc là một trong những nhà thơ có bút lực rất sung mãn.
Lê Minh Quốc
Các nhà thơ học được gì ở ca dao? Trước hết, tôi muốn nói đến nhà thơ Nguyễn Bính. Với lối ví von duyên dáng, mộc mạc - những vần thơ của ông rất gần gũi với ca dao. Cái mô-típ bến cũ, con đò trong ca dao:
Trăm năm đã lỡ hẹn hò
Cây đa, bến cũ con đò khác xưa
Đã trở thành hình ảnh rất sáng tạo trong thơ Nguyễn Bính, người đọc gặp ở đó một tâm trạng bất đắc chí trong cảnh “Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả” và trong cảnh vất vưỡng ngao ngán:
Trang 4 trong tổng số 8