Bài viết về thi pháp trường ca trong thơ Việt Nam hiện đại của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hậu (nguồn: Tạp chí Nhà Văn - Hội Nhà văn VN - số tháng 1.2011). Đọc để có thể chia sẻ cảm xúc, thi pháp Hành trình của con kiến của Lê Minh Quốc.
Mê xem bóng, nhất là các trận tranh tài tầm cỡ thế giới như World Cup đã là thú vui thời thượng, sáng giá của nhiều người. Thế nhưng, trong đám đông ấy, lúc bàn chuyện rôm rã ngoài quán cóc vỉa hè, ầm ĩ tại bàn nhậu hoặc trong công sở hoàn toàn toàn không có mặt y. Y từ hành tinh khác rơi xuống bởi không biết chút tẹo tèo teo gì môn bộ môn nghệ thuật đang “hot” nhất của nhân loại. Nói nôm na, khi nhìn thấy y, bạn bè vội sua tay “đi chỗ khác chơi”. Chẳng tội nghiệp gì. Bởi nghe những lời bàn luận, đấu hót về các đội Tây Ban Nha, Ý bị loại ngay vòng đầu, Brazin lọt vào tứ kết và đội Đức vô địch v.v… thì y biết gì về đấu pháp, kỹ thuật sút bóng, chuyền bóng mà hóng chuyện?
(Ảnh: Internet)
Tháng 5.2010, Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) 0, thànhphần ban giám khảo có: nhạc sĩ Tôn Thất lập, Trương Quang Lục, Nguyễn Văn Hiên, nhà văn Nguyễn Đông Thức, Đoàn Thạch Biền, Trần Ngọc Châu, nhà thơ Lê Thị Kim, Thanh Nguyên, Lê Minh Quốc. Sau đây là phát biểu nhà thơ Lê Minh Quốc trong lễ trao giải tại Lực lượng TNXP TP.HCM (8A Hàm Tử, phường 1, quận 5).
THÔNG BÁO MỚI NHẤT CỦA BAN TỔ CHỨC
Chắc chắn người tham dự cuộc thi thơ và người yêu thơ đang sốt ruột từng ngày, từng phút từng giây về kết quả cuộc thi. Ban Tổ chức cũng đang có tâm trạng náo nức, chờ đợi như vậy.
Bìa tập sách Thơ hay Facebook - tuyển chọn thơ của 115 tác giả vào chung khảo
Sinh nhật thứ 70 của nhà thơ Kiên Giang (1927- 1997)
Hồn thơ của miền Nam đất Việt
Khi tôi xuất hiện trên văn đàn với tư cách một nhà thơ, lúc ấy, nhà thơ Kiên Giang đã hoạt động hẳn bên sân khấu. Rồi tình cờ một buổi sáng nọ, Kiên Giang đã tặng tôi tập thơ tuyển Hoa trắng thôi cài trên áo tím (NXB Văn Học), in theo khổ 20x 26cm. Điều này khiến tôi cảm động hết sức, vì tôi đã tìm lại được ở đó nguyên vẹn những cảm xúc của tuổi nhỏ qua những tập thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Quê hương thơ ấu, Lúa sạ miền Nam… do NXB Phù Sa in từ thập niên 60 mà tôi đã từng đọc.
Từ bao giờ mùa hạ trở thành cảm xúc của nhà thơ? Có lẽ, từ thời nữ sĩ Ngô Chi Lan (Thế kỷ XV) viết bài Hạ từ chăng? Tiếp nối truyền thống đó, trong vài tuần trở lại đây hầu hết thơ của các bạn đều xoay quanh chủ đề về mùa hạ. Đó là những cảm xúc rất thật mà tôi nghĩ, chỉ những ai đang tuổi học trò mới có thể cảm nhận hết được. Bạn Trương Mỹ Linh (hộp thư 21, Thống Nhất, Đồng Nai) viết:
Tác giả xứ Quảng cùng bạn bè thành lập giải thưởng thi ca đầu tiên dành cho cộng đồng mạng. Chiều 25/4, nhà thơ Lê Minh Quốc có cuộc gặp gỡ báo chí công bố giải thưởng cuộc thi thơ chủ đề "Lời tỏ tình đầu tiên" trên trang xã hội facebook.
Một góc giao diện của cuộc thi thơ "Lời tỏ tình đầu tiên".
Phùng Khắc Khoan (1528-1613), trong lời tựa tập thơ Thị ngôn chí có viết: “Cái gọi là thơ thì không phải láu lưỡi trong tiếng sáo, chơi chữ dưới ngòi bút, mà là để ngâm ngợi tính tình, cảm động mà phát ra ý chí nữa. Chí mà ở đạo đức thì tất phát ra lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng núi ngõ hang thì giọng thơ liên tịch, chí ở phong vân tuyết nguyệt thì thích vẻ thanh cao, chí ở nỗi uất ức thì làm thơ ưu tư, chí ở niềm thương cảm thì làm ra điệu thơ ai oán”.
Khi được đọc những vần thơ học trò thì điều gì đây sẽ được “phát hiện”?
Trang 3 trong tổng số 8