"Đàn bà rắc rối quá". Đột nhiên, tôi buột miệng sau khi đọc xong tạp bút này. Họ "rắc rối" thật sao? Đọc thì biết. Trên đời này, họ đánh giá với người đàn ông (của họ) hoàn toàn theo suy nghĩ chủ quan, bất chấp logic, không thèm theo bất cứ một chuẩn mực nào cả. Nếu được khen, người đàn ông đó vẽ vang với danh hiệu "người đàn ông gương mẫu"; bằng không cũng chỉ là "đứa trẻ không chịu lớn" (trong mắt họ). Có phải vậy không Anh Thư?
L.M.Q
X.2012
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Trung niên thi sĩ Bùi Giáng sinh năm 1926, thuộc dòng họ Bùi có tiếng ở Vĩnh Trinh (Quảng Nam). Suốt một đời, ông chỉ sống với văn chương và triết học.
Trích trong tập sách Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay của Tạ Tỵ in tại miền Nam 1972. Tư liệu L.M.Q
Những năm 40 của thế kỉ XIX, nhiều lần Cao Bá Quát đã đặt chân đến xứ Quảng. Ông đến đây trong tình cảnh của một “trục khách” (người bị đuổi đi), một “trục thần” (bề tôi bị đày đi xa kinh đô). Có thể nói, những năm tháng đầy dập vùi, cay đắng này đã để lại trong ông bao dư vị mặn chát về tình đời, về thái độ phải lựa chọn giữa nhân dân và vương triều đương thời.
Thủ bút Cao Bá Quát - trích tạp chí Giáo dục phổ thông in tại miền Nam số 34 (15.3.1959). Có thể tài liệu quý này rút từ tập sách của Trúc Khê Ngô Văn Triện viết về Cao Bá Quát trước năm 1945. Tư liệu L.M.Q
“Giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Lấy ngắn khống chế dài là lẽ thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa to, gió táp thì đó là tình thế dễ chế ngự. Nếu chúng dùng lối như tằm ăn lá, hành binh dần dà, không ham của dân, không cốt thắng mau thì phải kén chọn tướng giỏi, liệu xem quyền biến, giống như đánh cờ, phải tùy tình thế mà đưa nước chống cho thích hợp. Phải xây dựng được một “đội quân cha con” rồi mới có thể sử dụng được. Vả lại, khoan sức dân để làm kế “sâu rễ bền gốc”, đó là thượng sách giữ nước vậy”.
Hội nghị Diên Hồng - tranh vẽ trong tập sách Thần tích Đức Thánh Trần của Bắc Việt Tương Tế Hội, in tại miền Nam năm 1963. Tư liệu L.M.Q
Vừa đọc lại lời dạy của danh tướng Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, định khép sách đi ngủ, tôi check email lại nhận được bài thơ mới nhất của nhà thơ Phan Hoàng (hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) gửi về trang web www.leminhquoc.vn
Đọc bài thơ này, bỗng nhiên lại thấy rất rõ tư duy chiến lược “khoan sức dân” của Người vẩn còn tỏa sáng đến ngàn sau. Và nhà thơ Phan Hoàng đã tìm cảm hứng từ đó, để viết bài thơ này.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn yêu thơ.
L.M.Q
IX.2012
Bây giờ, trên văn đàn của chúng ta, nhiều người đại ngôn lắm. Thơ văn thì lời lẽ có khi to tát, có khi khó hiểu. Họ nói, họ viết nhưng lại ít nghĩ đến người đọc. Sự việc này đã diễn ra trong nhiều năm, song chẳng thấy ai lên tiếng cả. Chú ý theo dõi những lần đại hội, những kỳ hội nghị do các hội đoàn văn học - nghệ thuật tổ chức, không thấy ai lưu ý, phê phán hay báo động về hiện tượng lộng ngôn trong sinh hoạt văn chương. Văn đàn ngủ cả sao ? Đọc trên sách báo, thấy rặt một giọng khen nhau, lời lẽ nhiều khi đọc thấy khó chịu vô cùng, vậy mà đâu cũng vào dấy, ngẫm đi nghĩ lại, thấy buồn !
Tạp chí Văn Học (Sài Gòn - 15.3.1971). Ảnh chỉ mang tính minh họa. Tự liệu LMQ
"Đời sống trôi hoài không nghỉ ngơi, đời sống kéo dài cõi trần ai..." (Phạm Duy). Và đôi lúc cũng mệt mõi. Ngựa mỏi vó. Chồn chân. Thèm một chút tĩnh lặng cho riêng mình. Rồi không thể. Mở mắt ra lại chạy theo cơm áo gạo tiền ta bà tị nạnh bon chen và gươm đao tuốt sáng...
Chạy hoài với hư không
Biết bao giờ tới đích ?
Người cõi âm bịt mắt
Tôi chạy theo lối nào ?
Chúi đầu xuống dòng sâu
Biển bây giờ bốc cháy
Nước chảy ngược trời cao
Lúc này tôi mới thấy
Càn khôn đã lật nhào
http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tap-tho/732-toi-chay-theo-tho.html?start=2
Quá mệt. Bỗng nhận được bài viết của cô em gái Bùi Châu Đảo, đọc thấy thích và chia sẻ cùng với thân hữu của trang web www.leminhquoc.vn. Bởi nói như Châu Đảo: "Tất cả đều là chỉ là tạm thời, không có cảm giác gì được ấn định là cuối cùng và mãi mãi".
Bùi Châu Đảo
Thời trẻ, ai cũng có những dại dột. Chừng hơn mười năm trước, tôi tháp tùng theo báo Kiến thức ngày nay về miền đồng bằng sông Cửu Long quảng bá cho tạp chí này. Nửa khuya, tại Khách sạn Tây Đô (Cần Thơ) bỗng có tiếng gõ cửa. Thì ra, hai kiều nữ xin vào ngủ chung cho đỡ bơ vơ đêm dài. Vậy mà tôi và Phan Hoàng lại mời ra ngoài và đóng sập cửa lại - bởi cả hai đang... hăng hái tranh luận về thơ! "Dại dột" thật.
Phan Hoàng đẹp trai? Đúng rồi. Hào hoa phong nhã? Đúng rồi. "Sát nữ đại hiệp"? Đúng rồi. Điều đó không quan trọng. Vấn đề là thơ như thế nào? Thơ hay. Vậy là đủ.
Anh đã có những tác phẩm xuất bản như Tượng tình (thơ 1995); Hộp đen báo bão (thơ 2002); Chất vấn thói quen (thơ 2012); Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam (3 tập 1997-2000), Phỏng vấn Người Sài Gòn (2 tập - 1998);Phỏng vấn Người Hà Nội (2 tập 1999-2000): Dạ, thưa thầy! (2 tập 2000-2002)...
"Phỏng vấn nhà thơ Việt say vần say điệu" là bài thơ mới nhất của nhà thơ Phan Hoàng - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn. Tôi đọc và vui mừng khi Phan Hoàng đã tìm được cách thể hiện mới, khác trước với chính anh. Nỗ lực này đáng ghi nhận. Vì thế, không chần chừ, đắn đo tôi giới thiệu bài thơ mới nhất của anh đến bạn yêu thơ.
L.M.Q
X.2012
Anh Thư - tác giả tập truyện ngắn Thư không gửi cho ba
Khoảng tháng10.2006, với tư cách nhà báo thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam, Anh Thư đã đến tòa soạn Báo Phụ Nữ TP.HCM (lúc đó còn ở 188 Lý Chính Thắng, Q.3) phỏng vấn tôi về thơ. Sau đó, thêm một đôi lần gặp gỡ nữa cũng tại TP.HCM hoặc Hà Nội. Mọi cuộc chuyện trò chỉ xoay quanh về thơ và sáng tác thơ. Từ đó, tôi ấn tượng về Anh Thơ với phong cách phỏng vấn độc đáo: nhìn thẳng vào mắt người đối diện và luôn có những câu hỏi "gây cấn", truy hỏi đến cùng. (Điều này, có thể ai đó "yếu bóng vía" thấy... sợ. Với tôi, tôi thích cách phỏng vấn đó).
Mới đây, qua bạn thơ Trương Nam Hương, tôi nhận được tác phẩm đầu tay của Anh Thư: Thư không gửi cho ba (NXB Lao Động). Tôi thật sự bất ngờ và rất mừng. Từng trải qua cảm giác của người có tác phẩm đầu tay, tôi đã đọc hết tác phẩm của Thư trong một tối và không thất vọng.
Chắc chắn với truyện ngắn Con Xám, bạn đọc của trang web www.leminhquoc.vn sẽ đồng tình với nhận xét tôi. Nay bật mí, sau tác phẩm này, Anh Thư sẽ tiếp tục viết truyện ngắn thiếu nhi và in một tập tùy bút nữa.
Một cánh cửa đã mở ra cho một người.
Và mọi người, ai cũng có cánh cửa phía trước.
Anh Thư đã mở ra một cánh cửa cho riêng mình và tôi luôn cầu chúc Anh Thư bền lòng và bước tới...
L.M.Q
X.2012
Tình cờ đọc trên mạng, tôi biết vợ chồng nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy, Lý Phương Liên chủ biên 2 tập Thơ bạn thơ (NXB Văn Học). Trong đó, ở mỗi tập nhà thơ Hoàng Xuân Họa có chọn ra 99 câu thơ hay. Như vậy 2 tập là 198 câu. Nay tôi post lại cho bạn đọc tham khảo. Có thể ta sẽ chọn câu này, bỏ câu kia, cũng chẳng sao. Bởi việc chọn thơ là hoàn toàn theo gu thẩm mỹ chủ quan của mỗi người. Trước đây, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm và vài nhà thơ khác cũng đã làm công việc này. Tuy nhiên 198 câu thơ này cũng giúp cho ta cảm nhận được một điều gì đó về thơ.
L.M.Q
X.2012
Trang 87 trong tổng số 91