Đà Nẵng- Chiều 7-2, Cty Cổ phần Tổ chức Sự kiện và Du lịch GalaViet tổ chức thăm, trao gần 100 suất quà, mỗi suất trị giá 200.000 đồng cho người nghèo các phường Hòa Cường Bắc, HòaCường Nam (Hải Châu), xã Hòa Tiến (Hòa Vang) và công nhân vệ sinh môi trường thuộc Xí nghiệp Môi trường Q.Hải Châu. Dịp này, C ty cũng tổ chức trao 150 suất quà cho người nghèo tỉnh Phú Yên.
Q.S
* Sáng 7-2, Cty Việt Tuấn Trinh (76-78-80 Triệu Nữ Vương) đã đến thăm và tặng 148 suất quà tết với trị giá mỗi suất 800.000 đồng, bao gồm 1 nồi cơm điện Sharp, 1 bộ thố thủy tinh, 1 thùng mì ăn liền cho 148 hộ phụ nữ nghèo tại “khu chung cư không chồng” ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng).
* Trước đó, vào chiều 6-2, tức (26 tháng Chạp), Cty CP Bảy Sao Vàng (06 Núi Thành) đã đến thăm, tặng 160 suất quà tết với trị giá mỗi suất 300.000 đồng, bao gồm gạo thơm, nước mắm, nước tương, bánh kẹp cho 160 hộ nghèo ở hai xã Bình Triều và Bình Phục (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
Tin, ảnh: Phú Nam
(nguồn: http://cadn.com.vn/News/An-Ninh-Doi-Song/Gia-Dinh-Xa-Hoi/2013/2/8/92304.ca)
Thật ra, tôi luôn nghĩ rằng, đã là nhan sắc, thì việc quan trọng nhất là tập trung chú ý giữ gìn cho nhan sắc luôn trọn vẹn. Mỗi chuyện đẹp là đã cứu vãn nhiều thứ rồi.
Nhan sắc sinh ra là để được chiều chuộng, ngắm nhìn, ưu ái và bảo bọc. Không ai lại vô lý đến mức phân bì với nhan sắc bao giờ.
Thế nhưng, ngày đẹp trời hay đêm trăng sáng nào đó, nhan sắc bỗng dưng viết.
Viết như một cuộc mưu sinh hay viết chỉ để giải tỏa lòng mình thì ai mà biết được.
Sinh ra đời ai cũng được đặt tên để làm giấy khai sinh rồi từ đó làm căn cứ cho hàng loạt giấy tờ khác. Theo bạn thì số phận của mỗi người chúng ta được ràng buộc bởi điều gì, có phải do cái tên cha mẹ đặt không?
Bài viết này đề cập đến những tên người cụ thể trong những sự kiện cụ thể đã được đăng báo trong năm 2012. Vì tên người ở Việt Nam rất dễ bị trùng, ví dụ như Nguyễn Thị Lan chẳng hạn, ở nước ta có cả chục ngàn người mang tên này, nên trước hết, tôi thành thật xin lỗi những độc giả và các bậc tiền nhân có tên trùng với những nhân vật sẽ được nêu sau đây.
Minh họa: DAD
Bùi ngùi nhớ lại cái ngày cụ Phan Khôi ra đi trong một ngày đông giá lạnh. Lúc bấy giờ, nhà tập thể có nhiều hộ ở, linh cữu cụ không được quàn quá 24h, gia đình phải mau chóng đưa cụ ra khỏi căn nhà số: 73 phố Thuốc Bắc (Hà Nội).
Tôi không được chứng kiến những gì xảy ra quanh đám tang cụ. Nhưng, những gì nghe nói về đám tang thì buồn và thảm lắm!
Phan Khôi và nữ sĩ Anh Thơ tại Việt Bắc - Ảnh: tư liệu
Tạp chí Du lịch Xuân 2013 - in truyện ngắn Tình em bán rắn của nhà văn ĐOÀN THẠCH BIỀN
Anh Hà Đình Nguyên báo Thanh Niên vừa chuyển đến tôi chùm thơ của Khánh Nhi. Tôi đọc và thích. Nhất là bài thơ Một nửa. Tứ thơ hay. Trên đời này, cứ tưởng chỉ cần yêu một nửa thôi, để dành một nửa khi người ta thay đổi, mình vẫn còn một nửa tình yêu. Và Khánh Nhi lý giải lúc ấy, nửa ấy cũng chẳng là gì.
Đúng quá. Yêu là sự trọn vẹn. Không thể là một nửa. Cái hay của bài thơ này, nếu dừng lại ở đó cũng đã gọn gàng một tứ thơ, nhưng cô lại triển khai thêm, một đoạn cuối nữa, hai câu cuối cho thấy sự bao dung ở Khanh Nhi và cũng là sự độ lượng của phụ nữ trên cõi đời này.
Cây bút thơ Khánh Nhi
Ngoài Một nửa, những bài thơ khác cũng diệu vợi không kém. Tôi vui mừng giới thiệu đến bạn đọc yêu thơ chùm thơ của Khánh Nhi.
L.M.Q
1.2013
Trích trong tập 12 nhạc sĩ du ca Việt Nam do Bút Nhạc in tại SG năm 1973. Tư liệu L.M.Q
Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời, một thiên tài âm nhạc đã qua đời. Tôi vừa nhận được bài viết của nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng VKD từ Bình Dương gửi đến. Nay, tôi post lên trang web này nhằm chia sẻ với tình cảm của công chúng yêu âm nhạc đã quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Duy.
L.M.Q
I.2013
Tôi vừa nhận được một loạt bài viết mới. Dưới mỗi bài chỉ ghi vỏn vẹn: "Nguyễn Tuyết Tường Vi - lớp 11 Văn THPT Chuyên Lương Văn Chánh - TP Tuy Hòa ( Phú Yên)".
Ảnh: nguồn internet
Từ trước tới nay, nói về “thơ tình” hay “mùa xuân” thì người ta chỉ nhắc tới Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh ... chứ mấy ai biết đến tình và xuân trong thơ linh Lân của Bàn Thành tứ hữu ở xứ võ Bình Định. Ít ai biết, rằng bao nhiêu suối tình và xuân trong thơ Yến Lan. Những suối tình thơ của ông đã âm thầm sâu lắng chảy không ngừng nghĩ, bền bỉ, dạt dào cho tình yêu quê hương, mùa xuân của nhân loại.
Nhà thơ Yến Lan
Nhiều bạn văn của Yến Lan thán phục rằng: mối tình chồng vợ của nhà thơ Yến Lan đẹp hơn mọi bài thơ. (nguồn: Internet)
Theo thông tin của báo Tuổi Trẻ: "Nàng thơ của thi sĩ Yến Lan qua đời":
Bà Nguyễn Thị Lan - vợ của cố thi sĩ Yến Lan - vừa qua đời lúc 17g ngày 6-1- 2013 tại nhà riêng do tuổi già sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi.
"Bà Nguyễn Thị Lan sinh năm 1919, quê An Nhơn, Bình Ðịnh. Thuở thanh xuân, bà Lan từng bị cha mẹ ép gả cho con nhà giàu, nhưng bà nhất quyết không chịu, thậm chí bỏ nhà vào chùa, đến khi gia đình đồng ý cho chàng trai nghèo Lâm Thanh Lang (bút danh Yến Lan) làm lễ cưới bà mới quay trở về.
Yến Lan là tên ghép từ Nguyễn Thị Lan và Thái Thị Bạch Yến (một cô bạn thân của bà Lan thuở học trò). Sinh thời Yến Lan có bài thơ tứ tuyệt nổi tiếng:
Nhà không vườn, không gác, không sân
Tôi nợ đời rau trái tôi ăn
Nợ hàng xóm trưa hè bóng mát
Nợ em cài bên cửa một vầng trăng
(Nợ).
Bài thơ này có thể xem là tặng riêng "nàng thơ" tảo tần của ông. Không chỉ tảo tần, vun vén, bà Nguyễn Thị Lan còn là người chép thơ, tập hợp tất cả những tập thơ di cảo của Yến Lan như Cầm chân hoa (1991), Thơ tứ tuyệt (1996). Năm 2001, bà Nguyễn Thị Lan cho xuất bản hồi ký Yến Lan - nhớ mãi về anh.
Như vậy sau 15 năm xa cách (Yến Lan sinh năm 1916, mất năm 1998), nàng thơ - người vợ hiền về bên ông, thi sĩ của bến My Lăng" (http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/528812/nang-tho-cua-thi-si-yen-lan-qua-doi.html)
Trang web www.leminhquoc.vn vừa nhận được bài viết hết sức cảm động của con gái nhà thơ Yến Lan: Lâm Bích Thủy. Chị viết về "Nàng thơ tuyệt vời của cha tôi". Xin trân trong giới thiệu cùng bạn đọc yêu văn chương và thơ Yến Lan.
L.M.Q
(1.2013)
Trang 82 trong tổng số 92