Đá là khoáng sản vô tri vô giác, tồn tại khách quan trong cuộc sống của con người. Dưới góc độ đời sống, đá gắn liền với nhiều sinh hoạt hữu ích của xã hội. Nó có mặt trong xây dựng, trong trang trí nội thất, trong tạo hình sinh vật cảnh... Từ hàng nghìn năm nay, nhân loại đã sử dụng đá trong kiến trúc và nhìn nó như đối tượng thân thuộc, gần gũi với con người, quen thuộc với con người. Đá đi vào văn chương nghệ thuật, làm nên những hình tượng đẹp, gây nên những ấn tượng khó quên nơi người thưởng thức. Không biết từ bao giờ, nhân loại đã nói đến đá, đã đưa đá vào văn chương và nghệ thuật, cả Đông lẫn Tây đều vậy. Con người tìm đến đá, trò chuyện với đá, xem đá như người bạn tâm giao. Nếu tập hợp đầy đủ, chắc rằng chúng ta sẽ có nhiều tác phẩm hay về đá.
Bản in NXB An Phú (Sài Gòn - 1953). Tư liệu L.M.Q
Có những người sinh ra để hát. Tiếng hát thả trôi về trời. Về mây. Về gió. Hát cho chính mình, chứ không vì ai khác. Ánh Tuyết là một ca sĩ như thế. Nhẹ nhàng và rong chơi trong âm nhạc Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn... Gần đây chị lại hát một vài tình khúc bằng giọng đặc sệt Quảng Nam. Và chị lại làm thơ. Cũng là một cách để chơi. Chuyện ca sĩ Ánh Tuyết làm thơ, báo Thanh Niên số ra ngày 10.2.2004 có đưa tin như sau:
Ca sĩ Ánh Tuyết
Màu sắc là một phương diện của cái nhìn nghệ thuật trong văn chương, làm nên thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ. Những nghệ sĩ có phong cách thường có kiểu sử dụng màu sắc theo một cách riêng, làm nên nét dộc đáo của tác phẩm, của tác giả.
Bài viết này, sẽ tìm đến nghệ thuật sử dụng màu tím trong thơ ca của số nhà thơ quen thuộc của Việt Nam.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (tạp chí Văn in 1.4.1972 tại Sài Gòn). Tư liệu L.M.Q
Vậy là Văn Cao đã vĩnh biệt chúng ta, về với Thiên thai, Suối mơ rồi! Thiên tài ấy đã đi qua đời này và đã để lại những kiệt tác đích thực, sáng chói, không chìm với thời gian. Nói như ai đó, ông là “nghệ sĩ trên nghệ sĩ. Một mình ôm mấy vùng ánh sáng”. Sẽ có rượu và hoa trong mỗi lần nhớ - nghĩ đến ông. ông là người đã yêu nhân dân, Tổ quốc mình đến độ đớn đau, quặn thắt:
Tất cả tình yêu khát khao hy vọng
Bốc lên trong lòng
Rơi xuống những giọt nước mắt...
(Trường ca Những người trên cửa biển)
Có một lần Tạ Ty đã viết về ông: “Văn Cao nhập cuộc không phải bằng tài năng đơn độc mà bằng một thác lũ nghệ thuật”. Đúng vật, bằng nhiều loại hình ngôn ngữ, dòng lũ sáng tạo cuộn chảy trong âm nhạc, thơ ca và hội họa. Tất cả đều ghi đậm dấu ấn riêng biệt.
Tạp chí Văn Học (Sài Gòn - 1970) số đặc biệt về Văn Cao (chân dung Văn Cao tự họa năm 1957). Tư liệu L.M.Q
Tạp chí Văn (Sài Gòn - 1971) - Tư liệu L.M.Q
Kỷ niệm 8 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn:
MỘT CA KHÚC VỪA PHÁT HIỆN
Khoảng những năm 1970 - 1975, tôi đã từng cùng bạn bè hát nhiều lần bài hát của Trịnh Công Sơn, trong đó có một ca khúc mà nay không mấy người nhớ hoặc biết đến.
Hiền lành. Nền nã. Xinh xắn. Lễ Phép. Là những gì tôi cảm nhận về nhà thơ trẻ Lê Thùy Vân. Đôi khi nhìn và trò chuyện, tôi cứ ngỡ như gặp một thiếu nữ xa xưa của vùng quê Kinh Bắc trong thế giới @ này. Hãy nghe Vân tự bạch:
Nhà thơ Lê Thùy Vân
1.
Những ngày đi thực tế ở Tây Nguyên, lúc bám theo chiếc xe đò mệt nhoài, ì ạch quanh co, uốn lượn lưng chừng đèo. Khi thì vừa mới sáng sớm, sương còn ngái ngủ đã theo anh bạn, áo khoác trùm kín đầu, ôm chặt lấy nhau cùng trên một con “ngựa sắt” về với các buôn làng xa, có lúc rét lạnh run, ù ù tiếng động cơ xe máy như chiếc máy bay “bà già” là là trên mặt đất, đằm đẵm hơi sương còn giùng giằng nướng ngủ. Điều tốt nhất trong những lúc này là hãy ghé đâu đó một quán cóc bất kỳ, kêu một ly cà phê đen đặc và một tô gì đó, đại loại như hủ tíu, phở, bún bò, mì quảng… để hai lòng bàn tay lạnh giá áp chặt thành tô, nhìn khói lên nghi ngút mà ấm từ tay, từ mắt đến tận dạ dày.
Xe phát thư tại Tây Ninh nửa đầu thế kỷ XX
Với Kẻ sát nhân lương thiện, nhà văn Lại Văn Long được Giải nhất Cuộc thi Truyện ngắn báo Văn Nghệ năm 1990 - 1991. Thời đó giải thưởng còn sáng giá (chứ không như bây giờ) nên nổi đình nổi đám lắm.
Nhà văn Lại Văn Long
Anh sinh năm 1964 tại Đà Lạt. Tốt nghiệp Khoa Triết - kinh tế Đại học Tổng hợpTP.HCM (nay Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM). Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM và hiện làm việc tại báo Công AnTP. HCM. Sau một thời gian dài, anh lại có tiểu thuyết Thạch Đế (NXB Văn Học 2009).
Với nhà báo khi tiếp cận một sự việc, bạn đọc sẽ có một bài báo. Nếu nhà báo ấy còn có tư duy nhà văn, chắc hẳn cũng từ sự việc đó lại có thêm một truyện ngắn. Vừa đọc bài báo của Lại Văn Long viết về mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn, nay lại đọc truyện ngắn Chiến binh khổng lồ. Bạn văn thường mừng cho nhau, khi được đọc của nhau sáng tác mới. Trong suy nghĩ đó, tôi mới bạn đọc của www.leminhquoc.vn đến với nhà văn Lại Văn Long qua truyện ngắn này.
L.M.Q
IX.2012
Năm vừa rồi, Hội đồng thơ TP.HCM chúng tôi ngồi lại thẩm định tác phẩm thơ đã xuất bản. Tập thơ của Huệ Triệu được đánh giá cao. Hành trình đến với thơ, dù có giải thưởng hay không vẫn vậy, đã gió thì lãng du, đã họa sĩ thì vẽ, đã nhà thơ thì viết. Chẳng bận tâm gì. Và chị đã viết, dần dà đã tạo thành một cái tên trong trí nhớ người yêu thơ.
Nhà thơ Huệ Triệu
Nhà thơ Huệ Triệu tên thật Triệu Thị Huệ, quê quán ở Hưng Yên, sinh ra và lớn lên tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm I Hà Nội năm 1986. Thạc sĩ văn học. Hiện là trưởng bộ môn văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP.HCM. Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM. Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM. Chị đã in những tác Mùa cây thay lá (thơ, NXB Thanh Niên, 2008), Thức một miền xanh (thơ - NXB Thanh Niên, 2011), Gặp miền ký ức (phê bình - tiểu luận). Trang web www.leminhquoc.vn trân trọng giới thiệu chùm thơ của nhà thơ Huệ Triệu.
L.M.Q
IX.2012
Trang 88 trong tổng số 91