Thơ TRẦN ÁNG SƠN


Từ ông bạn là nhà giáo, lương y Lê Hưng ở Bình Dương http://www.leminhquoc.vn/lmq/the-loai-khac/tac-pham-cua-ban-be/1168-ts-tran-thuy-anh-nguoi-thay-2-trong-1.html, tôi vừa nhận được tập thơ 68 khoảnh khắc (NXB Hội Nhà văn) của nhà thơ Trần Áng Sơn. Tập thơ này chỉ sử dụng thể loại lục bát, anh tâm sự: “Có thể hơi muộn, khi tôi làm thơ lục bát. Nhưng, với thơ lục bát: không bao giờ muộn. Tình yêu không bao giờ muộn”.

son-2

Nhà thơ Trần Áng Sơn

Trần Áng Sơn là nhà thơ quen thuộc với bạn đọc, anh đã xuất hiện từ trước năm 1975 và gần đây có nhiều tác phẩm đã in như Những trang giấy khép mở, Dòng sông tuổi thơ, Chỉ còn lại thơ tình, Thơ tình một thuở… Từ tập thơ 68 khoảnh khắc, tôi chọn và giới thiệu cùng bạn yêu thơ những bài thơ lục bát của anh. 

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ ĐÔNG HÀ

 

Tình cờ lang thang facebook, gặp lại một người. Dường như đã gặp nhau lúc ra mắt Thơ tình xứ Huế ở Huế. Và đã đọc thơ. Trong nếp trí nhớ vẫn còn có một người làm thơ tên dễ nhớ: Đông Hà.

dong-ha-2

Nhà thơ Đông Hà

Chị sinh năm 1976, dạy văn tại trường Quốc Học - Huế, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Đã in 3 tập thơ riêng - tập mới nhất Người đàn bà che mặt và chị cũng đã có vài giải thưởng trong các cuộc thi văn chương.

Đọc chùm thơ chị gửi về www.leminhquoc.vn, tôi đọc kỹ và thích. Nhiều câu thơ gợi lên một tứ thơ gọn gàng và neo lại trong trí nhớ người yêu thơ.

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

HUỲNH VĂN HOA: Quảng Trị - một khoảng trời thơ

 

Bài viết của nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Hoa đã khắc họa cho chúng ta thấy được tâm thế của người lính Cụ Hồ trong những ngày chiến đấu tại Quảng Trị.

Là người sưu tập sách cũ, tôi đang giữ tập sách Những ngày dài trên quê hương in năm 1972, trong đó in các bài bút ký của nhà văn, ký giả chiến trường ở miền Nam như Dương Nghiễm Mậu, Đoàn Kế Tường, Huỳnh Văn Phú, Hồng Phúc, Người Xứ Huế, Phạm Văn Bình, Phan Nhật Nam, Phan Huy, Sao Bắc Đẩu, Vũ Hoàng. Họ cũng viết về năm tháng đó. Sách dày 300 trang, có hình ảnh.

qunag-tri

Cũng viết về năm tháng đó, còn có tập thơ Đầu gió, sách dày 560, in thơ của nhiều tác giả miền Nam, có tranh minh họa. Nếu có dịp, đọc kỹ, so sánh, ta sẽ thấy tâm thế của hai lực lượng đối kháng. Trước mắt, tôi trích một đoạn thơ ngắn để thấy suy tư người lính anh em của những ngày ở chiến trường Quảng Trị:

daugio

Đã từ lâu

Tôi không còn nước mắt

Dù tôi vẩn khóc thầm

Trên những đồng lương bán mạng

Trên những nắm cơm lùa vội

Trên những bước chân súng đạn nặng nề

Ôi những giọt lệ khô

Khóc một đời buồn bã

Đã từ lâu

Tôi chán ngán cảnh ra đi

Mà sao vẫn phải tiếp tục lên đường

(tr. 232 - 234)

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LẠI VĂN LONG: Ngoại tình

 

NGOẠI TÌNH

Truyện ngắn -  Lại Văn Long

tranhdinhvcupong

Tranh sơn dầu Đinh Cường. Chỉ mang tính minh họa

Chia sẻ liên kết này...

 
 

TS TRẦN THÚY ANH: Người thầy “2 trong 1”

 

Năm 2008, lần đầu tiên tôi được nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng gửi tặng tập sách Nghiệm lý phong hòa thủy tú (NXB TP.HCM). Nay, thỉnh thoảng có sách mới, ông lại gửi tặng. Vây mà giữa tôi và ông chưa có dịp gặp nhau, dù Sài Gòn - Bình Dương nào có xa xôi gì. Ông hơn tôi tròn 20 tuổi, khi tôi được một tuổi, ông đã dạy học các trường ở Bình Dương. Từ năm 1990, ông là thầy thuốc và được phong Thầy thuốc Ưu tú năm 2001.  

LE-HUNG

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi vui mừng giới thiệu cùng bạn đọc trang web www.leminhquoc. vn bài viết của TS Trần Thúy Anh viết về ông.

L.M.Q

XII.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

HUỲNH VĂN HOA: Thơ về người thầy

 


Ở thơ ca hiện đại Việt Nam, ngoài hình tượng người mẹ, người lính, thì người thầy được đề cập nhiều hơn cả. Điều này không lạ đối với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Nếu lập được thống kê, chắc sẽ đến hàng nghìn bài thơ như thế. Chỉ riêng mùa nhớ ơn thầy cô 20/11 hằng năm, trên những trang báo học trò, đã thấy bao lời hay ý đẹp viết về " người gặp hàng ngày " trên bục giảng này.

Tiếc rằng cho đến nay, khi nhiều tuyển tập thơ ca ra đời, từ tuyển tập thơ tình, tuyển thơ tác giả, tuyển thơ nước ngoài, đến tuyển tập thơ thế kỷ, vẫn thiếu vắng một tuyển thơ đầy đặn và có chất lượng về người thầy.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, ta thử đi một vòng qua vườn hoa khá nhiều hương sắc của mảng thơ viết về thầy, cô giáo.

R

Ấn phẩm in tại Sài Gòn năm 1970. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Tư liệu L.M.Q

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGUYỄN VĂN MỸ: Việt Nam sử lược diễn ca

 

Anh Nguyễn Văn Mỹ - giám đốc Công ty Du lịch dã ngoại Lửa Việt vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn bài Việt Nam sử lược diễn ca, trong email anh viết: "Bài viết này được mở rộng từ bài học thuộc lòng lớp 5 ngày xưa của tác giả Vũ Văn Bảo. Mỹ hiệu đính lại, mở rộng và viết dài hơn gấp đôi bài cũ. Có cách gì phổ biến rộng rãi để góp phần chấn hưng môn Sử hiện nay?".

su-R

Sách giáo khoa môn Sử của học trò tiểu học ở miền Nam. Tư liệu L.M.Q

Trả lời câu hỏi của anh, nay tôi post bài thơ này. Tôi đọc kỹ và phân đoạn lại. Dăm năm trước đây tôi đã nghe anh đọc bài thơ này khi cùng anh du lịch sang Kampuchia. Anh là một quản trò giỏi, một người mê du lịch thật sự và có vốn hiểu biết về văn hóa, về địa phương mà anh đã đi qua. Khi anh đọc bài thơ này, tôi nhận thấy mọi du khách đều im phăng phắt lắng nghe như một sự chia sẻ, đồng cảm...

L.M.Q

XI.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGUYỄN LƯƠNG HIỆU: Ảnh nghệ thuật Dòng kênh Nhiêu Lộc

 

Bạn thơ Nguyễn Lương Hiệu vừa gửi thông tin đến www.leminhquoc.vn Thông cáo báo chí về cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật chù đề "Dòng kênh Nhiêu Lộc". Nội dung như sau:

Địa điểm: Bờ kênh Nhiêu Lộc (gần cầu Trần Khánh Dư, P.2 Q.Phú Nhuận, TP.HCM)

Thời gian: 8g sáng thứ bảy ngày 17/11/2012 nhân sự kiện chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nhà thơ, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Lương Hiệu (Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) nguyên là Giáo viên dạy học tại TP Đà Nẵng vào sinh sống, nhập cư TP.HCM năm 1992.

vutlen-R

Vút lên - Nguyễn Lương Hiệu

Chia sẻ liên kết này...

 
 

HUỲNH VĂN HOA: Màu sắc, một phương diện mỹ học trong tập thơ Điêu Tàn của Chế Lan Viên


diueu-tabn

Bản in Điêu tàn năm 1996 của Hội Nhà văn theo bản in năm 1937. Tư liệu L.M.Q

Màu sắc là một yếu tố quan trọng, góp phần làm nên thế giới nghệ thuật của một tác phẩm. Con đường tạo nên sự độc đáo của tác giả trong việc chiếm lĩnh  hiện thực có khi khởi đi từ màu sắc. Không có sự dung nạp nào về màu sắc vào trong tác phẩm lại mang sự trung tính cả. Bảng màu của một tác giả ở một thời kỳ sáng tác nhất định đều phản ánh cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sĩ đó về cuộc đời, về nghệ thuật.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Thơ NGUYỄN KHẮC NHƯỢNG

 

Nhà báo Nguyễn Khắc Nhượng sinh trước tôi đúng một con giáp. Trong các cuộc vui, đối ẩm lai rai, anh thâm trầm bao nhiêu thì tôi lại ồn ào, náo nhiệt bấy nhiêu. Thế nhưng, khi anh cầm đàn hát boléro, lập tức tôi im lặng và lắng nghe. Một giọng ca mê hoặc lòng người. Đường tơ còn vương vấn mãi...

nguyenkhac-nhuong

Tác giả Nguyễn Khắc Nhượng

Bây giờ với tập thơ Mưa chiêm bao (NXB Phương Đông), tôi lại thấy trong con người nhà báo Nguyễn Khắc Nhượng hiện diện một nhà thơ. Viết "Thay lời Tựa" cho tập thơ này, nhà thơ Du Tử Lê cảm nhận, từ thơ anh: "phong thái của một tâm hồn thiền tự tại, an nhiên giàu tố chất thi sĩ". Được biết, trước 1975 anh đã có thơ in trên các tạp chí văn học nghệ thuật ở miền Nam.

Post những bài thơ lục bát của anh, tôi xin có lời chúc mừng tập sách mới của một người anh, người bạn...

L.M.Q

Xi.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 84 trong tổng số 90

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com