NGOẠI TÌNH
Truyện ngắn - Lại Văn Long
Tranh sơn dầu Đinh Cường. Chỉ mang tính minh họa
Năm 2008, lần đầu tiên tôi được nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng gửi tặng tập sách Nghiệm lý phong hòa thủy tú (NXB TP.HCM). Nay, thỉnh thoảng có sách mới, ông lại gửi tặng. Vây mà giữa tôi và ông chưa có dịp gặp nhau, dù Sài Gòn - Bình Dương nào có xa xôi gì. Ông hơn tôi tròn 20 tuổi, khi tôi được một tuổi, ông đã dạy học các trường ở Bình Dương. Từ năm 1990, ông là thầy thuốc và được phong Thầy thuốc Ưu tú năm 2001.
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Lê Hưng
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi vui mừng giới thiệu cùng bạn đọc trang web www.leminhquoc. vn bài viết của TS Trần Thúy Anh viết về ông.
L.M.Q
XII.2012
Ở thơ ca hiện đại Việt Nam, ngoài hình tượng người mẹ, người lính, thì người thầy được đề cập nhiều hơn cả. Điều này không lạ đối với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Nếu lập được thống kê, chắc sẽ đến hàng nghìn bài thơ như thế. Chỉ riêng mùa nhớ ơn thầy cô 20/11 hằng năm, trên những trang báo học trò, đã thấy bao lời hay ý đẹp viết về " người gặp hàng ngày " trên bục giảng này.
Tiếc rằng cho đến nay, khi nhiều tuyển tập thơ ca ra đời, từ tuyển tập thơ tình, tuyển thơ tác giả, tuyển thơ nước ngoài, đến tuyển tập thơ thế kỷ, vẫn thiếu vắng một tuyển thơ đầy đặn và có chất lượng về người thầy.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, ta thử đi một vòng qua vườn hoa khá nhiều hương sắc của mảng thơ viết về thầy, cô giáo.
Ấn phẩm in tại Sài Gòn năm 1970. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Tư liệu L.M.Q
Anh Nguyễn Văn Mỹ - giám đốc Công ty Du lịch dã ngoại Lửa Việt vừa gửi đến trang web www.leminhquoc.vn bài Việt Nam sử lược diễn ca, trong email anh viết: "Bài viết này được mở rộng từ bài học thuộc lòng lớp 5 ngày xưa của tác giả Vũ Văn Bảo. Mỹ hiệu đính lại, mở rộng và viết dài hơn gấp đôi bài cũ. Có cách gì phổ biến rộng rãi để góp phần chấn hưng môn Sử hiện nay?".
Sách giáo khoa môn Sử của học trò tiểu học ở miền Nam. Tư liệu L.M.Q
Trả lời câu hỏi của anh, nay tôi post bài thơ này. Tôi đọc kỹ và phân đoạn lại. Dăm năm trước đây tôi đã nghe anh đọc bài thơ này khi cùng anh du lịch sang Kampuchia. Anh là một quản trò giỏi, một người mê du lịch thật sự và có vốn hiểu biết về văn hóa, về địa phương mà anh đã đi qua. Khi anh đọc bài thơ này, tôi nhận thấy mọi du khách đều im phăng phắt lắng nghe như một sự chia sẻ, đồng cảm...
L.M.Q
XI.2012
Bạn thơ Nguyễn Lương Hiệu vừa gửi thông tin đến www.leminhquoc.vn Thông cáo báo chí về cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật chù đề "Dòng kênh Nhiêu Lộc". Nội dung như sau:
Địa điểm: Bờ kênh Nhiêu Lộc (gần cầu Trần Khánh Dư, P.2 Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Thời gian: 8g sáng thứ bảy ngày 17/11/2012 nhân sự kiện chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà thơ, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Lương Hiệu (Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) nguyên là Giáo viên dạy học tại TP Đà Nẵng vào sinh sống, nhập cư TP.HCM năm 1992.
Vút lên - Nguyễn Lương Hiệu
Bản in Điêu tàn năm 1996 của Hội Nhà văn theo bản in năm 1937. Tư liệu L.M.Q
Màu sắc là một yếu tố quan trọng, góp phần làm nên thế giới nghệ thuật của một tác phẩm. Con đường tạo nên sự độc đáo của tác giả trong việc chiếm lĩnh hiện thực có khi khởi đi từ màu sắc. Không có sự dung nạp nào về màu sắc vào trong tác phẩm lại mang sự trung tính cả. Bảng màu của một tác giả ở một thời kỳ sáng tác nhất định đều phản ánh cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sĩ đó về cuộc đời, về nghệ thuật.
Nhà báo Nguyễn Khắc Nhượng sinh trước tôi đúng một con giáp. Trong các cuộc vui, đối ẩm lai rai, anh thâm trầm bao nhiêu thì tôi lại ồn ào, náo nhiệt bấy nhiêu. Thế nhưng, khi anh cầm đàn hát boléro, lập tức tôi im lặng và lắng nghe. Một giọng ca mê hoặc lòng người. Đường tơ còn vương vấn mãi...
Tác giả Nguyễn Khắc Nhượng
Bây giờ với tập thơ Mưa chiêm bao (NXB Phương Đông), tôi lại thấy trong con người nhà báo Nguyễn Khắc Nhượng hiện diện một nhà thơ. Viết "Thay lời Tựa" cho tập thơ này, nhà thơ Du Tử Lê cảm nhận, từ thơ anh: "phong thái của một tâm hồn thiền tự tại, an nhiên giàu tố chất thi sĩ". Được biết, trước 1975 anh đã có thơ in trên các tạp chí văn học nghệ thuật ở miền Nam.
Post những bài thơ lục bát của anh, tôi xin có lời chúc mừng tập sách mới của một người anh, người bạn...
L.M.Q
Xi.2012
Nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng sinh năm 1973, quê Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện anh là giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm thơ đã in Điệp Ngữ Tình (NXB Hội Nhà văn - 2007), Giấc Mơ Buổi Sáng (333 bài thơ thiếu nhi - NXB Đại học Huế - 2012), Họng Đêm (NXB Văn học - 2012).
Nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng
Những bài thơ lục bát của anh gửi về trang web leminhquoc.vn, vẫn là nhịp sáu tám truyền thống nhưng cách nói đã khác nhiều người. Tôi thích, vì ở đó có cách nói như cà rỡn, tưng tửng mà lại thâm trầm, ngậm ngùi trắc ẩn... Xin giới thiệu cùng bạn yêu thơ. Đọc đi, tôi tin bạn sẽ thích những bài thơ này...
L.M.Q
XI.2012
Cây bút trẻ Võ Thanh Bình
Cây bút trẻ Võ Thanh Bình, hiện đang học năm hai ngành Kỹ thuật Môi trường tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Tin cậy ở sự thẩm định của trang www.leminhquoc.vn, bạn vừa gửi đến chùm thơ mới. Tôi đọc và thích nhịp diệu phóng khoáng của câu thơ. Câu thơ gợi mở nhiều hình ảnh, tuy nhiên vẫn còn dàn trải...
L.M.Q
X.2012
Lần đầu tiên tôi gặp Lá Me tại Mỹ Tho, lúc ấy, tôi cùng nhà thơ Lê Chí, nhà văn Đoàn Thạch Biền về trao đổi, hướng dẫn chuyên môn với anh em dự trại sáng tác của Hội VHNT Tiền Giang http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/phong-van/1044-tro-chuyen-voi-nguoi-chay-theo-tho.html.
Lá Me qua cái nhìn của Lê Minh Quốc (Sơn dầu -2008)
Nhà thơ Đoàn Thạch Biền có viết câu thơ, đại khái: Có gương mặt nhìn một lần đã nản/ nhìn lần hai là muốn ngó lơ luôn. Ngược lại, có những bạn thơ dù đôi lần gặp, nhưng lạ thay, khi nhớ về Mỹ Tho, trong tôi luôn hiện lên gượng mặt của Lá Me, Trương Trọng Nghĩa, Thu Trang, Võ Tấn Cường... và nhớ ơi là nhớ... món cháo rắn cực kỳ ngon đến nổi trong mơ vẫn còn nhớ. Ngộ nhận là bài thơ của nhà thơ Lá Me vừa mail đến trang web www.leminhquoc.vn, trân trọng giới thiệu cùng bạn yêu thơ
L.M.Q.
XI.2012
Trang 85 trong tổng số 91