PHỤ NỮ TÂN VĂN (số đầu tiên) - CÁI TƯ - TƯỞNG

Mục lục
PHỤ NỮ TÂN VĂN (số đầu tiên)
CHƯƠNG -TRÌNH CỦA BỔN -BÁO
LỜI TÂM - HUYẾT CÙNG CHỊ EM ÐỒNG -BÀO
Các danh - nhơn trong nước đối với vấn-đề phụ-nữ
VỀ VĂN- HỌC CŨA PHỤ- NỮ VIỆT- NAM
VĂN -UYỄN
CÁI TƯ - TƯỞNG
VIỆT -NAM PHỤ -NỮ LIỆT -TRUYỆN .
PHẦN NHI ÐỒNG
BỖN- BÁO CẨN- KHẢI ?
Tất cả các trang

CÁI TƯ - TƯỞNG " NỬ - TỮ  GIÁO DỤC " VỀ ÐỜI GẦN ÐÂY.

Ðời xưa nước Nhựt cũng lấy gia - đình làm trung tâm, tuy đã từng có dạy cho đàn bà con gái học, xong cũng như cách dạy đàn bà ở nước ta và nước Tàu hồi trước , nghĩa là đàn chĩ có học ngâm vịnh và may vá qua loa mà thôi. Vả lại việc giáo - dục cho đàn bà, thì஧ười Nhựt hồi đó cũng không nhìn nhận cho là việc cần kíp.

Bắt đầu từ thế- kỹ thứ 17, có một nhà học giả theo phái Dương - Minh là ông Trung - giang Ðằng - Thụ mới đề xướng lên nữ - học. Chánh ông có soạn ra nhieu62 sách để dạy cho đàn bà; ý nói đàn không nên chuyên về việc Ngâm - Vịnh phong lưu, mà cũng nên lo về việc học - vấn , nuôi thành những đức hiếu, thuận, từ - ái, chánh - trực, để sau nầy kinh - lý việc nhà.

Sau học trò của ông là hùng - Trạch Phồn - San còn nói rộng thêm ra nữa. Phồn - San nói rằng : " Ðàn bà không những chỉ nên biết giữ luân - thường đạo lýmà thôi, còn nên tự mình lập chí". Nghiã là việc nữ tữ giáo - dục , còn nên trọng về trí - dục nữa.

Tới đầu thế kỷ thứ 18, có ông Bối - nguyên Ích - Hiên cang chú ý về việc nữ - tữ giáo dục. Ông nầy phát - minh ra nhiều điều hay mà ngưòi trước chưa hề nghĩ tới. Như hai ông Ðằng - Thụ, Phồn - San, nói vấn đề nữ tữ giáo - dục thì phần nhiều trong về đức - dục mà thôi, nhưng ông Ích - Hiên lại nói rằng : " Ðàn bà mà đến nỗi thất đức, là tại họ không có trí thức mà ra". Vì vậy ông chuyên nói về trí dục hơn. Ông lại đề - xướng cách dạy đàn bà, nên khác đàn ông, vì địa vị của đàn ông đàn bà đứng trong xã - hội không giống nhau, cho nên cách giáo - dục cũng phải khác. Ðàn bà chỉ nên cho học chữ nghĩa tới muời tuổi còn thì nên dạy cho họ về đường kinh - tế, nghĩa là học may vá thêu thùa, tính toán; lại cấm đọc những bài hát tục tằng; nói tóm lại là phải dạy cho đàn bà có bốn đức là  phụ đức,  Phụ-dung, Phụ - ngôn, Phụ công để sau lấy chồng, thành ra người đàn bà vô-khuyết.

Xã- hội hồi đó rất là hoan - nghinh sách của ông, nhà nào cũng chép một bổn để dạy cho con gái. Con gái đi lấy chồng lại có người đem một bổn sách ấy đến mừng cho, đủ biết cuốn sách ấy có ảnh - hưởng lớn cho đương thời lắm.

Từ đó về sau, càng có nhiều người làm sách để dạy đàn bà con gái, và chuyên tâm về nữ - tử giáo - dục, nhưng đại khái cũng trước mà thôi, chớ không gì là đặc - sắc hết cả. Tóm lại việc nữ - tử  giáo - dục của nước Nhựt trong hồi mới phôi thai thì họ cũng trọng đức dục, trí - trí dục, cho nên sách nào cũng hết sức khuyên đàn bà giữ đức nhu mì trinh - tiết làm chủ, ngưòi đàn bà nào làm chuyện dâm ô & đi tái - giá là bị người khinh bỉ lắm.

Bởi thế họ cổ - vỏ lên một cái phong - trào, ta nên chú ý, là Trinh - nữ - đạo. Trinh nữ đạo ở vỏ - sĩ - mà sinh ra. Vỏ - sĩ - đạo tức là cái tinh thần của dân tộc  Nhựt - bổn: hể làm trai chỉ có chịu chết mà thôi, chớ không chịu nhục, phải coi nghĩa nặng như núi , mà thân nhẹ như lông. Ta tường nghe nói nhiều người Nhựt vì một chuyện gì bất -như  ý mà cầm dao mỏ bụng ra chết, coi là một cái tục rất anh hùng & cao thượng, ấy là một cách về vỏ - sĩ - đạo vậy.

Vỏ -sĩ đạo có ảnh hưởng tới đàn bà, mới xướng lên cái thuyết gọi là Trinh - nữ -đạo. Phàm làm người đờn bà, khi đã đi ra lấy chồng rồi, thì phải giữ tiết -tháo của mình, một niềm với chồng, thà là chịu cái thảm -hại tự mình giết mình, chớ chịu mang điều thất tiết. Cái phong trào ấy từng làm vang động một thời, đàn bà ai nấy đèu giữ cái trinh -tiết của mình như là thần thánh thiêng liêng, không có gì xâm phạm tới được, thành ra biết bao nhiêu người đàn bà trọng nghĩa tiết -tháo, mà coi chết như không.

Những người chuyên tâm về việc nữ -tử  giáo -dục như  Sơn - lộc Tố - hành, Cát -điền Tùng -Âm .v..v. đều cổ động cái chủ nghĩa ấy lắm. Họ nói rằng: "Người đàn -bà lấy chồng có trách nhậm thay chồng để trông nom  việc nhà, thì quyết không nên vì giàu nghèo mà đỗi tiết, vì còn mất mà trở lòng. "Có nhiều người gặp cảnh khuất khúc, thì hăm hở giết mình để phát - dương cái nghĩa tiết - tháo ra cho đời. Coi đó đủ biết là họ trọng nghĩa tiết - tháo biết bao nhiêu. Chủ nghĩa ấy ngày nay đờn bà nước Nhựt vẫn quý. Họ nói đó là cái đặc sắc riêng của d -t họ mà thôi.

(Còn nữa)

ÐÀO -TRINH -NHẤT



Add comment