PHỤ NỮ TÂN VĂN (số đầu tiên) - Các danh - nhơn trong nước đối với vấn-đề phụ-nữ

Mục lục
PHỤ NỮ TÂN VĂN (số đầu tiên)
CHƯƠNG -TRÌNH CỦA BỔN -BÁO
LỜI TÂM - HUYẾT CÙNG CHỊ EM ÐỒNG -BÀO
Các danh - nhơn trong nước đối với vấn-đề phụ-nữ
VỀ VĂN- HỌC CŨA PHỤ- NỮ VIỆT- NAM
VĂN -UYỄN
CÁI TƯ - TƯỞNG
VIỆT -NAM PHỤ -NỮ LIỆT -TRUYỆN .
PHẦN NHI ÐỒNG
BỖN- BÁO CẨN- KHẢI ?
Tất cả các trang

Các danh - nhơn trong nước đối với vấn-đề phụ-nữ

Cuộc trưng - cầu ý - kiến cũa Phụ -Nữ - Tân - Văn

Bổn báo đồng - nhơn tự biết là tài hèn thấy hẹp, mà chủ - trương một cơ - quan như vậy, không dám lấy để đối với mọi vấn - đề có quan - hệ đến cã đoàn - thể phụ -nử, cho nên hết sức khiêm -nhường và thận - trọng ngay từ bước đầu, đả đăng tờ bá- cáo để góp ý - kiến đến hết thảy các bạn đồng- chí gần xa, lại viết thơ riêng để nghe lời khuyên bảo của các danh -nhơn trong nước.

Chùng tôi đả gởi thơ hỏi ý - kiến ông Phan Sào -Nam, ông Huỳnh Thúc -Kháng, ông Trần- trọng -Kim, ông Nguyển -văn- Vĩnh, ông Phạm -Huỳnh, ông Bùi Quang Chiêu, ông Dương - văn- Giáo, ông Diệp-văn -Kỳ, ông Phan -văn - Trường, ông nguyển-văn Bá..v...v.

Nói tóm lại là ai là người có danh trong xả -hội mình, không chia về đảng phái nào, tín - ngưởng nào, chúng tôi đều có gởi thơ thĩng giáo, mong các bực tiên- giác xét lòng nhiệt-thành, trông về đại nghĩa, mà vui lòng chĩ giáo cho.

May mắn thay, tiếng kêu của chúng tôi không đến nổi như là đứng giữa quảng đồng không mông quạnh, cho nên đả tiếp được năm ba trã lời, chúng tôi rất lấy làm cảm - động, xin theo thứ tự nhận được trước sau mà đăng lên đây lần lần, trước là để công -hiến cùng các độc - giả, sau là chúng tôi lựa lấy nhửng đều vào ích - lợi, để làm phương - châm. Còn các ngài vì ngày chật hẹp, chưa kịp phúc - đáp cho, thì sau Phụ -Nữ - Tân - Văn ra đời rồi, chắc cũng vui lòng tỏ -bày cho ý - kiến hay, và sữa đổi cho nhửng chổ sai sót, chúng ta hết sức trông đợi và sẳn lòng hoan- nghinh lắm.

P.N.T.V

 

Bài trả lời của ông TRẦN - TRỌNG - KIM

Ðối với sự giáo -dục của con trẻ ở trong nhà, không gì bằng những lời êm ái của người mẹ. Thường những điều nhơn từ bác - ái những việc nghỉa -khí trung -hậu, hay bởi lời mẹ dạy mà thâm nhập vào trí -não đứa trẻ, về sau thành ra có nền nếp tốt.

Trần - trọng - kim

Vừa rồi tôi có tiếp được bức thơ của bà gởi cho tôi, nói rằng bà đả xin được phép chánh- phủ thuộc -địa, cho mở một tờ báo Phụ -Nữ - Tân - Văn. Ấy là một việc rất hay, rất hạp thời. Tôi xin có lời chúc mừng bà xuất bản ra được lâu- dài và thạnh -vượng. Bà nghỉ rất phải. Thời bây giờ người thiên- hạ đánh trống, khua chiêng, nào nam giới, nào nữ -giới, đâu đâu cũng cầu sự giải -phóng, sự duy- tân, sao ta lại không đồng thanh với người mà lên tiếng để tỏ với thiên -hạ là ta đây củng chẳng kém gì ai. Song cuộc đời bối- rối, công việc bộn -bề, nếu làm điều gì mà không định rỏ cái phương - châm, để theo cho tới cái mục -đích, thì e về sau hay sai đường lạc lối. Tờ báo của bà sắp mở ra

đã có cái chủ -đích chánh -đáng nói trong tờ bá -cáo, tưởng cũng chẳng có gì nói thêm nữa. Nhưng vì bà đả hỏi đến tôi, thì xin cứ trình thiệt ngỏ riêng mấy lời, gọi là có bàn góp, để biểu đồng tình với bà.

Tôi vừa mới nó rằng làm cái báo, trước hết phải tìm cái phương -châm cho chánh đáng của một cái báo đờn -bà nước Nam ta ngày nay, tôi cho là việc rất khó; khó vì nỗi ta nên cầu điều gì cho vừa phải. Ta cầu sự giải -phóng, thì phải biết giải -phóng cái gì ? Cần sự duy -tân thì phải biết duy -tân làm sao ? Mấy câu hỏi đó, mới nghe, tưởng là vơ -vẫn, mà nghỉ kỷ ra, thật là khó trả lời.

Ðây ta chĩ nói riêng về cái địa -vị cũa phụ -nữ nước ta mà thôi.

Ðàn -bà nước ta tự xưa đến nay vẩn giữ cái nội -tướng, có cái trách -nhiệm rất hệ -trọng ở trong gia -đình. Người nội -tướng khôngphải là người đàn -bà giam ở trong nhà, không được đi đâu, không được làm việc gì, chĩ để cái túi đựng con cho người đờn -ông, như nhiều người vẩn tưởng lầm. Người nội -tướng là người làm chũ -trương, lo liệu việc nhà, trông coi việc giáo -dục của các con, có quyền -hành nhiều khi lấn cả người chồng. Bởi vậy cho nên người đàn -bà ta không đi dự tiệc với đàn -ông ở chỗ công chúng, không đi khoác tay nhau ở ngoài đường, không đi "nhảy đầm". Trừ những điều ấy ra, thì không có điều gì là cần phải giải -phóng cả. Nói rằng đàn -bà hay bị người chồng đánh đập. Ðó chẳng qua là cái tật chung cả nhơn loại, ở xả -hội nào cũng có hạng người vỏ -phu cậy mình khoẻ bắt nạt kẻ yếu. Nói rằng con gái ta về làm dâu thường hay bị mẹ chồng áp chế. Ðó là một điều quan -hệ đến việc giáo -dục ở trong gia -đình, có nhiều bà mẹ chồng lạm dụng cái quyền của mình, chớ chưa chắc trong việc giáo -dục đó đã có điều không hay. Nói rằng trai gái nước ta không được tự -do kén chọn lấy nhau mà kết nhân -duyên. Ðối với cái phương - diện cá -nhân như người phương tây, thì cho là dở, nhưng không có cái ý nghỉa sâu xa. Tựu trung cũng có nhiều khi sinh ra lắm sự trắc trở, nhưng đó là vì người đời khờ dại, đem bỏ mất cái tinh - thần ; làm thành ra cái hủ -tục, chớ kỳ thiệt vị tất đã là dở hẳn. Ðã hay rằng đời bây giờ biến đỗi, nhưng biến đỗi phải tùy cảnh ngộ, tuy gia -đình, chứ nhứt luận đỗi hẳn cả, thì không dám chắc lấy gì làm hay.

Từ khi người nước pháp sang cai- trị nước ta, người mình càng ngày càng theo cái cách hành- động cữ- chỉ của người pháp. Phàm những nhà sang giàu, phần nhiều ai muốn ra vẻ văn- minh duy- tân, con trai, con gái, đua nhau bắt chước người tây. Chĩ hiềm có một điều là mình chĩ bắt chước được cái hình- thức bề ngoài của người ta mà thôi, còn cái tinh- thần thâm thúy, thì chưa nhiễm được. Cho nên những sự bắt -chước của mình vẫn xem ra như còn sống sượng, lắm khi nhìn kỷ ra thật là khó coi. Phàm một dân- tộc mạnh hay yếu, hay hay dở, là do ở cái tinh- thần. Người nước mình có cái tinh- thần nước khác. Cái tinh- thần nó ăn sâu xa tự đâu đâu, bỗng chốc không dể đã bỏ dứt đi được, tất phải từ từ mà gây nó lên, rồi uốn nắn lần lần cho nó hạp thời. Cái tinh- thần ấy lớn lên, làm cho ta có cái đặc- sắc trong đám nhân- quần, có cái nghị -lực trong cuộc cạnh tranh. Ấy chẳng hơn là cứ nhắm mắt mà theo đuôi người ta hay sao ?

Sự nuôi cái tinh- thần của nước nàh là thường do ở cái thế - lực người đàn -bà. Nói như thế, tôi e đã có người mĩm cười, cho là nói quàng nói xiên. Nhưng xét ra, thì bất kỳ ở xả -hội nào, cái thế- lực người đàn- bà bao giờ cũng mạnh. Ðối với sự giáo -dục của con trẻ ở trong nhà, không gì bằng những lời êm ái của người mẹ. Thường những điều nhân từ bác ái, những việc nghĩa khí trung hậu, hay bởi lời mẹ dạy mà thâm nhập vào trí nảo đứa trẻ, về sau thành ra có cái nền nếp tốt. Khi người ta trưởng- thành lên, nam nử là cái mối đầu các tình- dục của loài người, dầu đến bực anh hùng hào kiệt cũng chưa dể mấy ai đã thoát khỏi vòng nữ nhi, cho nên cái thế- lực của người đàn- bà hay quan- hệ đến sự hành- vi của bọn nam nhi. Người đàn- bà có cái thế- lực như vậy, mà lại có học thức, biết trọng nghĩa khinh tài, biết qúi những điều cao thượng, trọng những việc trung nghĩa, không lấy tiền của trước mắt làm khoe khoang, không lấy sự sung sướng vật- chất bề ngoài làm cái cực- điểm ở đời, thì cái ãnh- hưởng đối với sự tiến- hoá của xả -hội lớn biết dường nào !.

Nếu đàn- bà ta mà số nhiều người biết phân biệt điều pải, điều trái, khen chê chánh đáng, biết an ủi những kẻ trung nghĩa, biết khuyến- khích những người có lòng son dạ sắt, thì tưởng cái phong -khí của nước ta có lẻ không đến nỗi tồi tụy cho lắm.

Thiết tưởng đó là những điều trọng yếu trong sự giáo -dục của đàn- bà nước ta ngày nay. Nếu cái báo Phụ -Nữ - Tân - Văn cũa bà lấy những điều ấy làm cái phương- châm, chủ- đách là để giử lấy cái tinh- thần của chủng lạoi mình, duy trì lấy nền nếp hay của nước nhà, và gây thành một cái chỉ- luận trong đám phụ nữ Việt- nam ta, thì thật là may cho cái tương- lai của xả- hội mình, và lại vẻ vang cho con cháu họ Trưng họ Triệu lắm. Ðược như thế, thì chúng tôi rất hết lòng hoan nghinh cái báo của bà.

Mấy lời thô thiển, cứ thiệt lòng đem bày tỏ cùng bà, mong rằng cái báo của bà sẻ làm được những việc bỗ ích cho nhơn- chúng nước ta vậy.

TRẦN- TRỌNG- KIM

Thanh- tra các trường Sơ- học bắc- Kỳ.

Nhớ coi kỳ tới có:

BÀI TRẢ LỜI CỦA CỤ PHAN- VĂN- TRƯỜNG

Kỳ nầy vì nhiều bài qúa, nên Bổn- báo phải bớt ra những mục : Pháp -luật, Kinh- tế, Thế- giới phụ- nữ v...v. Xin sẻ lần lượt đăng trong mấy số ra sau.

Ông Trần- Trọng- Kim

Trần- trọng- kim tiên- sanh là một nhà giáo- dục, một nhà học vấn rất ít có trong xả- hội ta hiện thời. Về mặt xã- hội, thì tiên- sanh có cái quan- niệm sâu xa về tinh thần cố- hữu của mình, mà muốn lấy khoa- học mới, phương- pháp mới để phát- dương cái tinh- thần đó ra. Ðộc- giả coi bài ở trên, đũ rỏ tâm- sự và ý- kiến của tiên- sanh, vậy Tiên- sanh là một nhà tân- học nhưng cũng nghiên- cứu về Hán- học thâm- thúy lắm. Bài diển- thuyết về khổng- giáo ở hội khai- trí tiến- đức năm xưa, là một chứng cớ vậy.

Tiên- sanh có trước thuật nhiếu, mà một bộ sách khiến cho những người thức- giã phải chịu là hay và có ích, là bộ "Việt nam sữ- lược" của tiên- sanh soạn ra đễ làm sách học trong các trường. Trong đó có đoạn nói về ông nguyễn- Huệ, tiên- sanh cho là một bực đại- anh- hùng làm vẻ vang cho nước, chớ không nhưcác nhà sử- học bợ đở kia, cho "giặc", là"ngụy- triều" v...v...Tiên- sanh có lòng biểu- dương những bực anh- hùng hào kiệt một cách công bằng như vậy, thật là phải lắm.

Phụ -Nữ - Tân - Văn sắp ra đời, viết thơ hỏi ý- kiến, tiên- sanh trã lời ngay, lòng sốt sắng ấy khiến cho chúng ta cảm động không xiết, mong rằng tiên- sanh hằng đễ tâm mà giúp đở ý- kiến cho như vậy, thì mong cho bổn- báo biết bao nhiêu

Phụ -Nữ - Tân - Văn


Một thứ CRÈME

Dùng ban ngày, làm cho da mặt được trắng trẽo, mịn- màn và không trôi phấn.

Một thứ CRÈME

Dùng cho ban đêm, làm cho da mặt sạch sẻ và tươi trắng lại.

Hai thứ CRÈME nầy đựng chung trong một thô sành có hai ngăn; ấy là cái nguyên chất tuyệt diệu của thứ :

CRÈME  Siamois

Khắp nơi đều có bán

Ðại lý độc quyền:

Hảng LUCCIEN BERTHET & CIE

Bd Chanre. – SAIGON



Add comment