Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tờ báo dành cho nữ giới, lừng danh nhất vẫn là tờ Phụ Nữ Tân Văn: Báo xuất bản hàng tuần. Là tờ báo lấy phụ nữ làm đối tượng đọc chủ yếu, xuất bản thứ 2 ở Việt Nam sau Nữ Giới Chung xuất bản năm 1918. Năm thứ nhất, số 1, ngày 2-5-1929. Sau khi ra số 271, ngày 20-12-1934, báo ngừng xuất bản một thời gian. Ngày 1-4-1935 ra số 272; ngày 21-4-1934 ra số 273- số cuối cùng- rồi ngừng hẳn.
Có thời gian Báo bị cấm lưu hành ở Trung kì. Giám đốc : Bà Nguyễn Đức Nhuận ( tức Cao Thị Khanh), Quản lí : Bùi Hữu Minh, Tòa soạn: 42, phố Catina; sau là 65, phố Mátxigiơ, Sàigòn. In ở nhà in J.Việt, sau là Bảo Tồn, Xưa Nay. Khổ báo 325x250mm. Những tác giả cộng tác chính: Phan Khôi, Băng Tâm nữ sĩ, Nguyễn Thị Kim, Hồ Tố Quyên, Quách Tân, Trịnh Đình Rư, Thiếu Sơn, Hồ Biểu Chánh...
Có thể khẳng định một điều rằng Nữ Giới Chung là tờ báo mở đường, Phụ Nữ Tân Văn đi tiếp con đường đó và hoàn thành nó rất tốt. Khai hoá dân trí cho người phụ nữ, đưa họ đến với ánh sáng của tri thức, giúp họ nhìn nhận cuộc sống ở mọi khía cạnh đầy đủ hơn, phong phú hơn.
Tài liệu quý này, trang web www.leminhquoc.vn công bố lần đầu tiên là do các bạn sinh viên Khoa Báo chí Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM sưu tập và cung cấp. Văn bản này giữ đúng cách thể hiện của Phụ Nữ Tân văn.
L.M.Q
XI.2013
CHƯƠNG -TRÌNH CỦA BỔN -BÁO
Ngày hôm nay, Phụ -Nữ - Tân - Văn ra đời, là non sông thêm một tay thợ điểm tô, xã-hội thêm một người lo công việc, trên trường văn trận bút thêm một đội binh đàn-bà, mà trong bạb buồng khuê các của chúng ta, cũng có một cơ-quan để cùng nhau phấn- đấu với đời đây !
Tình - thế phụ - nữ ở trong nước ta ngày nay quyết không phải như là hồi trước, lấy khuê- môn làm cửa ngục cho đàn -bà, mà việc gánh vác non sông không phải là phần việc con gái. Cuộc đời ngày một thấy khó khăn, mỗi việc bắt người, ta phải dùng đến sức mạnh hay là óc khôn, thì phải có cơ sanh -hoạt. Chị em ta cũng vậy không có thể nào cứ giữ hoài những hủ tục củ thói quen ở đời nầy, thì cũng phải mưu tự- lập lấy mình, phải học hành, phải tranh đua, phải tiến bộ mới đặng. Huống chi còn đối với mọi phương- diện ở đời, nào gia - đình, nào xả-hội, nào giáo-dục, nào kinh-tế, mỗi việc ta đều phải có nghĩa-vụ ghánh vác ở trong, không thể nào từ chối được. Nhà cữa suy hay thạnh, chồng con giỏi hay hèn, nòi giống yếu hay mạnh, đều là những việc ta phải nhận làm việc mình. Chớ không thể chỉ quy-trách vào người đàn ông hết cả. Những lẻ đó khiến cho chị em bạn gái chúng ta phải lo tu thân và tiến- bộ, để làm cho trọn cái thiện-chức của mình và đễ cho kịp người ta mà sanh tổn là như vậy.
Nó thành ra một vấn-đề phụ-nữ, và phải có một cơ-quan để lấy chỗ bàn bạc mà làm.
Vấn-đề phụ-nữ ở nước ta ngày nay có những gì ?
Phải làm sao ngườiđờn-bà cũng có học-vấn rộng rải, trí thức mở mang, có thể hiễu biết được phận-sự mình là một bà nội-tướng thì mới có ích lợi cho đời được. Ðó là một vấn-đề giáo-dục rất quan hệ, phải lao tâm khổ tứ lắm mới làm xong,mà không dám kể đâu là năm là tháng, vì nó làm cái gốc cho sự tiến-hoá của người ta, chẳng vun trồng cái gộc ấy ch hẳn hoi, thì không làm gì có nhành tươi lá tốt.
Phải làm sao cho người đàn-bà hiểu rỏ cái thiện-chức của mình ở trong gia-đình là thiên-chức rất lớn. Khuyên chồng trong lúc canh vắng đêm khuya, nuôi con những khi đầu gối tay ấp, chánh tị là công việc khó khăn, nặng nhọc mà trời trao cho mình, mai sau xả-hội có những người hoặc hiền, hoặc ngu, hoặc hay, hoặc dở, đều là quan hệ từ trong gia-đình đưa ra. Ðả biết non sông tốt đẹp, là vì có những hạng anh hùng, hào -kiệt, chí-sĩ, danh-nhơn, nhưng mà thiệt ra cái công điểm tô cũng ở mấy người gái khôn, dâu thảo, vợ đức, mẹ hiền nhiều lắm.
Phải làm sao cho người đàn-bà ai nấy đều biết trọng chức nghiệp để tự-lập lấy thân, bỏ hẳn cái thói quen nhờ chồng, nhờ cô, nhờ bác, làm cho mất cả cái tinh-thần hoạt động đi. Phàm ở đời, việc gì đả nhờ ở người, tức là phải lụy người, lụy người tức là phải nô-lệ cho người, còn gì mà nói tự do bình đẳng. Phương chi trong xả-hội còn thiếu chi nghề nghiệp, đáng lí là của đàn bà, mà bấy lâu đàn ông vẩn làm, chỉ đợi chị em mình ra thâu về, để cho họ đi kinh - doanh và tranh đua những việc khác.
Phải làm sao cho người đàn-bà biết rằng trong nền luân - lý và phong tục của ta có nhiều chổ êm đềm cao thượng, tức là "hương -hoả" của ông cha để lại cho, hảy nên giử gìn trân trọng. Phải sữa sang thay đỗi cho hạp với thời thế, là một lẻ tất nhiên, nhưng nghỉ xem cái bổn - sắc nào của mình là hay, thì phải giữ lại một cách cung - kính. Chớ có nên qúa tự do văn - minh, đến nổi ở trong ga - đình, quên cà cha mẹ chồng con, ra ngoài xả - hội, là con người vô giáo - dục . có học theo nguời ta, phải tìm tới gan ruột, nào có hay chi cái vỏ ở bề ngoài.
Lại còn phải làm sao cho người đàn- bà biết lịch sữ để mà yêu nước, biết vệ - sanh để mà nuôi con, biết luật pháp để mà giử mình, biết cách thức đễ mà làm việc...Bao nhiêu cái đó đều là bước đường người ta đã qua rồi, mà chị em mình bây giờ mới đi tới, vậy phải xem trước ngó sau, lựa hay bỏ dở, nghiên cứu và tiến- hành thế nào cho thích-hạp với tình thế cùng là sự cần dùng của mình mới được.
Công việc của Phụ -Nữ - Tân - Văn định làm là như vậy đó, tấc lòng son sắt, dám đem thề trước mặt non sông, nửa bước chông gai, vậy phải nhờ các bạn đồng chí. Các bạn yêu qúy, đọc trong tập báo nầy, đọc trong tập báo nầy, đủ thấy tâm sự và mục - đích của chúng tôi ra như thế nào.
Nói tóm lại.
Phụ -Nữ - Tân - Văn là một cơ-quan độc-lập, chuyên tâm khảo cứu những vấn - đề quan hệ tới đàn - bà, tức là quan -hệ tới quốc - gia xả -hội.
Phụ -Nữ - Tân - Văn mở cữa rộng cho khắp cả mọi người, ai có ý kiến gì hay cứ việc bàn, ai có đều gì uất ức, cứ việc bày tỏ.
Phụ -Nữ - Tân - Văn ra công gắng sức, cốt vì chị em mưu một cái hạnh phước chánh đáng, vì xả - hội mưu một địa-vị tương - lai, nhưng mà trời mưu sức yêu, gánh nặng đường xa, vậy anh em chị em đồng chíhảy coi tập báo nầy là tập báo chung, công việc nầy là công việc chung, mà hết sức tán thành và giúp đở cho.
Thế thì ngày hôm nay đây, tức là ngày chị em ta từ trong trướng gấm phòng thêu, đánh trống phất cờ ra để phấn-đấu cho đoàn - thể mình, và phấn - đấu cho cả quốc- gia xả - hội vậy.
Phụ -Nữ - Tân - Văn
Napoléon nói rằng:
"Một người đàn bà đẹp thì thích mắt, một người đàn bà đức hạnh thì vừa lòng; một đằng là món đồ trang sức, một đằng là kho chứa của báu ?"
Ta cũng có câu: "Cái chết đánh chết cái đẹp"
Chị em thích xem tiểu - thuyết, song nên kựa mà xem, xem được tiểu- thuyết hay thì bổ ích cho tinh thần, xem nhằm tiểu-thuyết dở thì không gì hại bằng.
LỜI TÂM - HUYẾT CÙNG CHỊ EM ÐỒNG -BÀO
Vì trách- nhậm làm chũ - nhơn báo Phụ -Nữ - Tân - Văn (...) xin kích chào chị em đồng - bào, cùng có đôi lời bày tỏ (...) chũ - ý của tôi sáng lập ra tờ báo nầy.
Nghĩ vì: cây có cội, nước có nguồn, dân tộc ta sở dỉ không phải là bọn "ăn góc biển, ngũ đầu rừng" như dân da đỏ ở bên Nam - Mỹ, cùng la "lối vầy đoàn, sớm rẻ bạn" như (...) dân da đen ở phía Tây-phi, chĩnh là vì chúng ta nhờ được (...) nền nếp từ xưa, cội nguồn vững chắt, suốt bốn ngàn năm (...) đã sống rất vẻ - vang trên cỏi đất nầy.
Sự vẻ- vang ấy đành là có nhờ đất - đai phì-nhiêu, lịch-sữ (...) tô-điểm, mà nhờ hơn hết là những lề lối cang - thường tốt đẹp, mà ông cha ta đã để lại cho ta.
Sóng văn- minh vật- chất thật là ác- nghiệt, không biết kiêng nể cái nền móng nghiêm trang vững đặt của luân- lý Việt- nam, bởi thế mà đã có người than rằng :
"Văn- minh Ðông- Á trời thâu sạch,
"Nầy lúc luân thường đảo ngược ru!".
Tình thế đả như vậy, chị em ta không lẻ chỉ than dài thở ngắn rồi lần lựa bỏ qua, mà chị em ta quyết là phải (...) hội - hiệp nhau, xúm- xít nhau trong trong một cơ- quan chung cũa xả hội, gìn giử lại chút "hương hảo" ting thần của tổ tiên để lại. Hương - hỏa ấy không phải là không đẹp, mà chị em ta đành xem thường ! Chị em ta là kẻ tề- gia nội trợ mà không chăm - nom gìn - giư thì còn đợi ai bây giờ ?
Vì nghỉ thế mà lập ra tờ Phụ -Nữ - Tân - Văn:
Một đều rất may, là khi P.N.T.V. thành lập thì được các bậc trưởng-huynh và các chị em đồng-chí tr9ong nước đều đồng tâm cọng-sự, giúp đở chúng tôi về việc biên tập trng báo. Bên nử - giới thì có : Bà Ðạm - phương nử -sữ, bà Cao Ngọc - môn, cô Trần thanh- Nhàn, cô nguyển thị Hồng - Ðăng, cô Ðắc- Hoa. Bên nam- giới thì có :ông Lê - Ðức (cựu chủ bút Nử - Giới - Chung), ông Ðào - Trinh- Nhứt, ông Chương- Dân, ông Nguyển-hoá Ðàng đều là đồng -nhân trong tòa soạn. Còn về các nhà chuyên môn thì nhờ các đại - gia giúp cho, như mục pháp - luật có một ông luật- sư.
Mục vệ- sanh và y khoa có ông Trần -văn -Ðôn và ông Nguyển - Tử- Thức.
Mục tiễu thuyết có ông Hồ -biểu - Chánh.
Mục văn - học có ông Tú phan - Khôi.
Ý tôi định và cách tổ - chức tờ báo như thế nầy, nếu may ra thì sẽ khỏi phụ lòng chư qúi độc-giả, bây giờ tôi xin dâng tờ Phụ -Nữ - Tân - Văn làm cũa chung cho chị em nam- việt.
Hởi ai là nhà "nhả ngọc phun châu !" trường văn trận bút ở trong, Phụ -Nữ - Tân - Văn là để dànhc ho chị em đó !.
Ai là nhà nữ- lưu trí - thức ! diễn - đàn nầy là chung cho các chị em đây!
Thạnh hãy suy, hay hay dở, Phụ -Nữ - Tân - Văn tất có quan - hệ chung cho danh dự nử- giới nước nhà.
Cổ- ngử có câu: "xấu lá xấu nem, xâu em thì xấu chị" vậy xin chị em cố giúp cho Phụ -Nữ - Tân - Văn !
Mấy lời tự trong lòng tỏ ra, xin các bạn đồng chí lượng xét và biểu đồng tình cho, muôn vàn trân trọng !
Mme NGUYỂN -ÐỨC-NHUẬN
Ðốn thũ.
Các danh - nhơn trong nước đối với vấn-đề phụ-nữ
Cuộc trưng - cầu ý - kiến cũa Phụ -Nữ - Tân - Văn
Bổn báo đồng - nhơn tự biết là tài hèn thấy hẹp, mà chủ - trương một cơ - quan như vậy, không dám lấy để đối với mọi vấn - đề có quan - hệ đến cã đoàn - thể phụ -nử, cho nên hết sức khiêm -nhường và thận - trọng ngay từ bước đầu, đả đăng tờ bá- cáo để góp ý - kiến đến hết thảy các bạn đồng- chí gần xa, lại viết thơ riêng để nghe lời khuyên bảo của các danh -nhơn trong nước.
Chùng tôi đả gởi thơ hỏi ý - kiến ông Phan Sào -Nam, ông Huỳnh Thúc -Kháng, ông Trần- trọng -Kim, ông Nguyển -văn- Vĩnh, ông Phạm -Huỳnh, ông Bùi Quang Chiêu, ông Dương - văn- Giáo, ông Diệp-văn -Kỳ, ông Phan -văn - Trường, ông nguyển-văn Bá..v...v.
Nói tóm lại là ai là người có danh trong xả -hội mình, không chia về đảng phái nào, tín - ngưởng nào, chúng tôi đều có gởi thơ thĩng giáo, mong các bực tiên- giác xét lòng nhiệt-thành, trông về đại nghĩa, mà vui lòng chĩ giáo cho.
May mắn thay, tiếng kêu của chúng tôi không đến nổi như là đứng giữa quảng đồng không mông quạnh, cho nên đả tiếp được năm ba trã lời, chúng tôi rất lấy làm cảm - động, xin theo thứ tự nhận được trước sau mà đăng lên đây lần lần, trước là để công -hiến cùng các độc - giả, sau là chúng tôi lựa lấy nhửng đều vào ích - lợi, để làm phương - châm. Còn các ngài vì ngày chật hẹp, chưa kịp phúc - đáp cho, thì sau Phụ -Nữ - Tân - Văn ra đời rồi, chắc cũng vui lòng tỏ -bày cho ý - kiến hay, và sữa đổi cho nhửng chổ sai sót, chúng ta hết sức trông đợi và sẳn lòng hoan- nghinh lắm.
P.N.T.V
Bài trả lời của ông TRẦN - TRỌNG - KIM
Ðối với sự giáo -dục của con trẻ ở trong nhà, không gì bằng những lời êm ái của người mẹ. Thường những điều nhơn từ bác - ái những việc nghỉa -khí trung -hậu, hay bởi lời mẹ dạy mà thâm nhập vào trí -não đứa trẻ, về sau thành ra có nền nếp tốt.
Trần - trọng - kim
Vừa rồi tôi có tiếp được bức thơ của bà gởi cho tôi, nói rằng bà đả xin được phép chánh- phủ thuộc -địa, cho mở một tờ báo Phụ -Nữ - Tân - Văn. Ấy là một việc rất hay, rất hạp thời. Tôi xin có lời chúc mừng bà xuất bản ra được lâu- dài và thạnh -vượng. Bà nghỉ rất phải. Thời bây giờ người thiên- hạ đánh trống, khua chiêng, nào nam giới, nào nữ -giới, đâu đâu cũng cầu sự giải -phóng, sự duy- tân, sao ta lại không đồng thanh với người mà lên tiếng để tỏ với thiên -hạ là ta đây củng chẳng kém gì ai. Song cuộc đời bối- rối, công việc bộn -bề, nếu làm điều gì mà không định rỏ cái phương - châm, để theo cho tới cái mục -đích, thì e về sau hay sai đường lạc lối. Tờ báo của bà sắp mở ra
đã có cái chủ -đích chánh -đáng nói trong tờ bá -cáo, tưởng cũng chẳng có gì nói thêm nữa. Nhưng vì bà đả hỏi đến tôi, thì xin cứ trình thiệt ngỏ riêng mấy lời, gọi là có bàn góp, để biểu đồng tình với bà.
Tôi vừa mới nó rằng làm cái báo, trước hết phải tìm cái phương -châm cho chánh đáng của một cái báo đờn -bà nước Nam ta ngày nay, tôi cho là việc rất khó; khó vì nỗi ta nên cầu điều gì cho vừa phải. Ta cầu sự giải -phóng, thì phải biết giải -phóng cái gì ? Cần sự duy -tân thì phải biết duy -tân làm sao ? Mấy câu hỏi đó, mới nghe, tưởng là vơ -vẫn, mà nghỉ kỷ ra, thật là khó trả lời.
Ðây ta chĩ nói riêng về cái địa -vị cũa phụ -nữ nước ta mà thôi.
Ðàn -bà nước ta tự xưa đến nay vẩn giữ cái nội -tướng, có cái trách -nhiệm rất hệ -trọng ở trong gia -đình. Người nội -tướng khôngphải là người đàn -bà giam ở trong nhà, không được đi đâu, không được làm việc gì, chĩ để cái túi đựng con cho người đờn -ông, như nhiều người vẩn tưởng lầm. Người nội -tướng là người làm chũ -trương, lo liệu việc nhà, trông coi việc giáo -dục của các con, có quyền -hành nhiều khi lấn cả người chồng. Bởi vậy cho nên người đàn -bà ta không đi dự tiệc với đàn -ông ở chỗ công chúng, không đi khoác tay nhau ở ngoài đường, không đi "nhảy đầm". Trừ những điều ấy ra, thì không có điều gì là cần phải giải -phóng cả. Nói rằng đàn -bà hay bị người chồng đánh đập. Ðó chẳng qua là cái tật chung cả nhơn loại, ở xả -hội nào cũng có hạng người vỏ -phu cậy mình khoẻ bắt nạt kẻ yếu. Nói rằng con gái ta về làm dâu thường hay bị mẹ chồng áp chế. Ðó là một điều quan -hệ đến việc giáo -dục ở trong gia -đình, có nhiều bà mẹ chồng lạm dụng cái quyền của mình, chớ chưa chắc trong việc giáo -dục đó đã có điều không hay. Nói rằng trai gái nước ta không được tự -do kén chọn lấy nhau mà kết nhân -duyên. Ðối với cái phương - diện cá -nhân như người phương tây, thì cho là dở, nhưng không có cái ý nghỉa sâu xa. Tựu trung cũng có nhiều khi sinh ra lắm sự trắc trở, nhưng đó là vì người đời khờ dại, đem bỏ mất cái tinh - thần ; làm thành ra cái hủ -tục, chớ kỳ thiệt vị tất đã là dở hẳn. Ðã hay rằng đời bây giờ biến đỗi, nhưng biến đỗi phải tùy cảnh ngộ, tuy gia -đình, chứ nhứt luận đỗi hẳn cả, thì không dám chắc lấy gì làm hay.
Từ khi người nước pháp sang cai- trị nước ta, người mình càng ngày càng theo cái cách hành- động cữ- chỉ của người pháp. Phàm những nhà sang giàu, phần nhiều ai muốn ra vẻ văn- minh duy- tân, con trai, con gái, đua nhau bắt chước người tây. Chĩ hiềm có một điều là mình chĩ bắt chước được cái hình- thức bề ngoài của người ta mà thôi, còn cái tinh- thần thâm thúy, thì chưa nhiễm được. Cho nên những sự bắt -chước của mình vẫn xem ra như còn sống sượng, lắm khi nhìn kỷ ra thật là khó coi. Phàm một dân- tộc mạnh hay yếu, hay hay dở, là do ở cái tinh- thần. Người nước mình có cái tinh- thần nước khác. Cái tinh- thần nó ăn sâu xa tự đâu đâu, bỗng chốc không dể đã bỏ dứt đi được, tất phải từ từ mà gây nó lên, rồi uốn nắn lần lần cho nó hạp thời. Cái tinh- thần ấy lớn lên, làm cho ta có cái đặc- sắc trong đám nhân- quần, có cái nghị -lực trong cuộc cạnh tranh. Ấy chẳng hơn là cứ nhắm mắt mà theo đuôi người ta hay sao ?
Sự nuôi cái tinh- thần của nước nàh là thường do ở cái thế - lực người đàn -bà. Nói như thế, tôi e đã có người mĩm cười, cho là nói quàng nói xiên. Nhưng xét ra, thì bất kỳ ở xả -hội nào, cái thế- lực người đàn- bà bao giờ cũng mạnh. Ðối với sự giáo -dục của con trẻ ở trong nhà, không gì bằng những lời êm ái của người mẹ. Thường những điều nhân từ bác ái, những việc nghĩa khí trung hậu, hay bởi lời mẹ dạy mà thâm nhập vào trí nảo đứa trẻ, về sau thành ra có cái nền nếp tốt. Khi người ta trưởng- thành lên, nam nử là cái mối đầu các tình- dục của loài người, dầu đến bực anh hùng hào kiệt cũng chưa dể mấy ai đã thoát khỏi vòng nữ nhi, cho nên cái thế- lực của người đàn- bà hay quan- hệ đến sự hành- vi của bọn nam nhi. Người đàn- bà có cái thế- lực như vậy, mà lại có học thức, biết trọng nghĩa khinh tài, biết qúi những điều cao thượng, trọng những việc trung nghĩa, không lấy tiền của trước mắt làm khoe khoang, không lấy sự sung sướng vật- chất bề ngoài làm cái cực- điểm ở đời, thì cái ãnh- hưởng đối với sự tiến- hoá của xả -hội lớn biết dường nào !.
Nếu đàn- bà ta mà số nhiều người biết phân biệt điều pải, điều trái, khen chê chánh đáng, biết an ủi những kẻ trung nghĩa, biết khuyến- khích những người có lòng son dạ sắt, thì tưởng cái phong -khí của nước ta có lẻ không đến nỗi tồi tụy cho lắm.
Thiết tưởng đó là những điều trọng yếu trong sự giáo -dục của đàn- bà nước ta ngày nay. Nếu cái báo Phụ -Nữ - Tân - Văn cũa bà lấy những điều ấy làm cái phương- châm, chủ- đách là để giử lấy cái tinh- thần của chủng lạoi mình, duy trì lấy nền nếp hay của nước nhà, và gây thành một cái chỉ- luận trong đám phụ nữ Việt- nam ta, thì thật là may cho cái tương- lai của xả- hội mình, và lại vẻ vang cho con cháu họ Trưng họ Triệu lắm. Ðược như thế, thì chúng tôi rất hết lòng hoan nghinh cái báo của bà.
Mấy lời thô thiển, cứ thiệt lòng đem bày tỏ cùng bà, mong rằng cái báo của bà sẻ làm được những việc bỗ ích cho nhơn- chúng nước ta vậy.
TRẦN- TRỌNG- KIM
Thanh- tra các trường Sơ- học bắc- Kỳ.
Nhớ coi kỳ tới có:
BÀI TRẢ LỜI CỦA CỤ PHAN- VĂN- TRƯỜNG
Kỳ nầy vì nhiều bài qúa, nên Bổn- báo phải bớt ra những mục : Pháp -luật, Kinh- tế, Thế- giới phụ- nữ v...v. Xin sẻ lần lượt đăng trong mấy số ra sau.
Ông Trần- Trọng- Kim
Trần- trọng- kim tiên- sanh là một nhà giáo- dục, một nhà học vấn rất ít có trong xả- hội ta hiện thời. Về mặt xã- hội, thì tiên- sanh có cái quan- niệm sâu xa về tinh thần cố- hữu của mình, mà muốn lấy khoa- học mới, phương- pháp mới để phát- dương cái tinh- thần đó ra. Ðộc- giả coi bài ở trên, đũ rỏ tâm- sự và ý- kiến của tiên- sanh, vậy Tiên- sanh là một nhà tân- học nhưng cũng nghiên- cứu về Hán- học thâm- thúy lắm. Bài diển- thuyết về khổng- giáo ở hội khai- trí tiến- đức năm xưa, là một chứng cớ vậy.
Tiên- sanh có trước thuật nhiếu, mà một bộ sách khiến cho những người thức- giã phải chịu là hay và có ích, là bộ "Việt nam sữ- lược" của tiên- sanh soạn ra đễ làm sách học trong các trường. Trong đó có đoạn nói về ông nguyễn- Huệ, tiên- sanh cho là một bực đại- anh- hùng làm vẻ vang cho nước, chớ không nhưcác nhà sử- học bợ đở kia, cho "giặc", là"ngụy- triều" v...v...Tiên- sanh có lòng biểu- dương những bực anh- hùng hào kiệt một cách công bằng như vậy, thật là phải lắm.
Phụ -Nữ - Tân - Văn sắp ra đời, viết thơ hỏi ý- kiến, tiên- sanh trã lời ngay, lòng sốt sắng ấy khiến cho chúng ta cảm động không xiết, mong rằng tiên- sanh hằng đễ tâm mà giúp đở ý- kiến cho như vậy, thì mong cho bổn- báo biết bao nhiêu
Phụ -Nữ - Tân - Văn
Một thứ CRÈME
Dùng ban ngày, làm cho da mặt được trắng trẽo, mịn- màn và không trôi phấn.
Một thứ CRÈME
Dùng cho ban đêm, làm cho da mặt sạch sẻ và tươi trắng lại.
Hai thứ CRÈME nầy đựng chung trong một thô sành có hai ngăn; ấy là cái nguyên chất tuyệt diệu của thứ :
CRÈME Siamois
Khắp nơi đều có bán
Ðại lý độc quyền:
Hảng LUCCIEN BERTHET & CIE
Bd Chanre. – SAIGON
VỀ VĂN- HỌC CŨA PHỤ- NỮ VIỆT- NAM
Theo trình- độ tiến- hóa của loài người ngày nay, thì về phe phụ- nữ cũng phải có một nền văn- học. Bởi vì trải- xen cái tình- thế trong các nước hiện thời, loài người đã gần đến ngày bình- đẳng rồi, bên nam bên nữ cũng đều gánh vác công- việc với xả- hội như nhau, thì sự học- vấn trí- thức, có lẻ đâu chĩ để riêng cho đờn ông mà thôi hay sao ?
Nước ta từ xưa tới nay, vẩn theo cái chế- dộ trọng nam khinh nữ, đờn bà sanh ra chĩ là cái vật phụ thuộc cho đờn ông mà thôi. Bởi vậy cho nên đờn bà chẳng cần cho học, mà tự đờn bà cũng không cần học làm gì, vì đủ rồi. Nhơn đó mới có câu phong dao rằng : "Sáng trăng trải chiếu hai hàng, cho anh đọc sách cho nàng quây tơ."
Nhưng tới ngày nay, thì sự bất bình ấy không còn có thễ để được nửa. Sự học để nuôi trí khôn, nó cần cho người ta cũng như là sự ăn để nuôi xác thịt. Ðờn ông biết nuôi trí- khôn mình, mà không cho đờn bà cũng nuôi trí khôn, thì khác nào như cấm họ ăn để nuôi xác thịt ? Như vậy có thể nào được ở đâu. Câu phong- dao trên kia không còn thích- hiệp với thời- thế ngày nay nữa. Tôi muốn nói rằng : Quầy tơ là chức phận của đờn bà, song cái chức phận ấy nó cũng như là chức phận của đờn ông cầm cày hay là cầm búa; đến như sự học thì lại là một bổn phận khác, không ai kén ai, hai hàng chiếu trải ở dưới trăng ngày nay, phải dể cho anh đọc sách mà nàng cũng đọc sách ! Bởi phụ- nữ nước ta xưa nay đã chịu dốt nát từ đời kia như vậy, cho nên trong đám chị em mình mà được một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cho là một sự lạ lùng hiếm có. Những người biết chữ ấy, hảy còn để tiếng đến bây giờ, làm của báu cho những nhà cầm viết khi nào muốn khoa khoang cho nữ- giới thì lại đem ra.
Nhưng mà nhớ đi nhớ lại, trước sau cũng chĩ có mấy người : cô Nguyển- thị Ðiểm, cô Hồ- Xuân- Hương, bà huyện Thanh- quan là cùng, đố ai còn kể hơn được nữa.
À, mà còn có cô Phạm Lâm- Anh, người huyện Duy- Xuyên tĩnh Quảng- nam, là người ở vào đời chúa Nguyễn nữa. Cô nầy là con nhà quan, học chử Tàu giỏi, về sau lấy thầy học của mình là Nguyễn Dưởng- hạo, hai vợ chồng làm thi xướng hoạ với nhau, in thành một tập, gọi là chiến- cổ- đường thị- tập.". sự ấy có thấy chép trong bộ Ðại- nam liệt-truyện tiền- biên.
À, mà còn ba bà công -chúa con vua Minh -mạng nữa. Ba bà đều học giỏi, hay thơ, đều có thi -tập, một bà là Diệu -Liên công chúa nổi tịếng hơn hết, nổi tiếng đến cả bên Tàu, có nhiều nhà danh - sĩ Tàu phê -bình vào tập thi của bà.
Ráng mà nhớ đi nữa, cũng kể được chừng ấy là cùng.chừng ấy có đủ kể là nền văn học của phụ -nữ Việt -nam hay không ? Không đủ.
Ðã gọi là văn học thì không thể sơ sài như vậy được. Huống chi theo cái khuynh hướng của (...). Lấy sự trực tiếp có ảnh hưởng đến xả -hội làm cần, nếu` gọi là văn - học mà chỉ ngâm thơ chữ Hán như cô Laâm -Anh & bà Diệu -Liên, thì ngày nay dầu có cũng vô ích.
Nếu vậy thì chị em ta phải thú thiệt rằng nền văn -học của nữ -giới ta , từ xưa tới nay chưa hề có bao giờ.
Có chăng là từ ngày nay.
Ngày nay chị em chúng ta phải lập riêng một nền văn -học cho chị em chúng ta.
Chị em phải nhớ rằng cái nền văn -học của tương -lai đó là chung cho cả đờn bà Việt --nam, chớ không phải đâu là riêng của một vài người nào, cho nên mổi chị em mình phải đi học, là là phải bỏ vào đó một chút công để xây dưng cái nền ấy lên mới được.
Chị em lại nên nhớ rằng văn học là cái xui -giục cai mỹ -cảm của con người ta, nhứt quý là nó có ảnh hưởng đến đồng bào mình, cho nênnó phải gần đủ cả các thể, chớ không phải chĩ biết ngâm một vài bài thi viết một vài bài báo, mà đã gọi là văn -học được đâu. Cho nên chúng ta phải lâp cái nền ấy ở trên một miếng đất rộng rãi, tức là sự trí - thức của chúng ta, nghĩa là chị em mình, phải gia công hoọc -vấn , đừng có để cho thua kém đờn ông.
Tôi thường ngày có một điều suy nghĩ quá bạo, tiện đây muốn bày tỏ cùng chị em để càng thêm mạnh cho cái lý -thuyết bài tôi viết đây.
Tôi nghĩ rằng đương -thời buổi nầy mà đám nữ -lưu mình còn chưa chịu ranhân lấy gánh văn -học làm gánh riêng của mình, ấy là một sự bất lợi cholaòi người, cho xã hội. Thiệt vậy, vì đời nay là đời trọng khoa - học cơ -xảo, tran tài đua sức với nhau, ta nên để cho đờn ông họ làm những công việt ấy , vì sức của họ xứng đáng với công việc. Còn việc văn -học là việc nhẹ, ta nên gánh đở cho họ là phải.
Huống chi đờn bà chúng ta, có nhiều tư - cách rất là thích -hiệp với văn học. Chúng ta có những cái tánh trầm tịnh, nhẫn nại, dùng những cái tánh ấy mà nghiên - cứu văn -học, còn dễ dàng hơn đờn ông nữa.
Còn có một điều thích -hiệp nữa, là văn-học chuyên trọng về đườmg tình -cảm, mà chúng ta là giống có tình -cảm nhiều hơn đờn ông, thì thật là tiện - lợi cho chúng ta biết mấy.
Văn hoọc ngày xưa là đồ để cho đờn ông nhờ nó mà mưu lấy công -danh phú quý, thì chị em chúng mình kgông thèm dự vào làm chi cũng phải; còn văn -học đời giơ là một sự cần -dùng cho xã -hội, huống chi lại hiệp với tánh chất đờn -bà, tụi đờn bà chúng ta há nêntừ chối cái thiên -chứ ấy đi hay sao ? Bắt đầu từ đây chúng ta phải gia công hiệp sức nhau lại mà gây dựng bên nền văn -học của phụ -nữ Việt -nam .
Chị em ta hãy gắng lên.
P. N .T. V
VĂN -UYỄN
TRINH TIẾT
Danh tiết xưa kia mà biết mấy thu ?
Nghe quyên khắc khoải tiếng tư -phu.
Mày ngài hoa ủ sầu khôn tả,
Má phấn châu rơi giọt dể khô.
Chúc nghĩa đã nguyền vừng ngọc -thỏ,
Tấm lòng phó mặc bóng kim -ô.
Thâu đêm mang tiếng rằng kia nọ,
Dạ sắt gan vàng dễ biết đâu !
Vô Danh.
TRÁCH XUÂN
Xuân một năm là mới một lần,
Sự xuân tôi chửa thấu lòng xuân,
Cũng màu thắm ấy màu xanh ấy.
Sao chỗ hơn phân chỗ thiệt phân ?
Dễ khiến má hồng lo áy náy,
Thêm thương đầu bạc nghĩ tần ngầu.
Thôi thôi chớ tiếc xuân qua cỏi,
Xuân ở cùng ta biết mấy lần ?
VÔ DANH.
BỊNH -LỬ THUẬT -HOÀI
Trót bảy ngày thâu trọ xứ ngươi,
Tiềm tòi tri -kỷ mỏi con người,
Hỏi ra ai nấy đều đa bịnh,
Nghĩ lại mình đây cũng bất tài.
Con tạo đèo bòng ba cái xác,
Anh -hùng thoi thóp mấy lâm hơi.
Xưa nay hỏi lại bao nhiêu kẻ,
Thạo bước phong -trần lắm tả tơi.
Nguyễn -Thành -Phương .
MONG CHÚC CHO PHỤ NỬ TÂN VĂN
Nước văn- hiến bốn ngàn năm lẻ,
Mà nử- lưu buồn- tẻ dường nao !
Ðời nay kịch- liệt phong- trào,
Chị em ơi hỡi, lo sao kịp người !
Ðàn anh đã đua- đòi tấn- bộ,
Chị em mình há nở ngồi nhìn ?
Chàng dầu chẳng nại tữ sinh,
Thiếp nên cũng quyết trọn tình sắt son !
Trai với gái đều con của nước,
Gái như trai đều được phần lo.
Xin ai chớ nói "liểu- bồ",
Phấn son chẳng quản nước nhà thạnh suy !
Kìa ! thanh- sử còn ghi lắm việc,
Hiếm chi là nử- kiệt nữ- anh !
Giữ cho xứng- đáng thân- danh:
Cháu con Trưng, Triệu mới đành lòng nhau...
Ước sao "Như- ý- sỡ- cầu " !
CAO CHÁNH
Vịnh Bà NGUYỄN- THỊ- KIM
Tiểu sử - Bà là Hoàng- phi vua chiêu- Thống đời nhà Lê. Hồi vua Lê thua binh Tây- Sơn, phải chạy trốn sang Tàu, bà chạy theo không kịp, phải trở về nương náu ở trong dân- gian, nhà tranh vách đất, thủ tiết mười mấy năm trời. Ðến khi vua Lê mất ở bên Tàu, người ta đem hài cốt về nước, bà ra lạy ở trước linh- cửu vua trước chồng xưa, rồi uống thuốc độc chết.
Dung rủi quan- hà lạc chúa- công,
Ngọn mây non bắc tuyệt mù trông.
Bồng- mao (1) tạm lúc nương thân liễu,
Kinh- khuyết (2) may sau thấy mặt rồng.
Thác nghĩa đã ghi cùng sắt đá,
Sống thừa còn thẹn với non sông.
Thôi thôi củ đây là hết !
Năm lạy linh- tiền (3) chứng thiếp trung.
DƯƠNG- BÁ- TRẠC.
HỎI TRĂNG
Trăng ơi ! trăng hởi ! Bóng trăng tròn,
Có thấu tình ta với nước non ?
Khuya sớm mơ màng hồn thủy- vủ;
Ðêm ngày ngây ngất bóng hoàng- hôn.
Cầm trăng ngảnh lại lòng buồn rức,
Chi- tứ trông ra khí uất dồn.
Hỏi bóng trăng kia sao chẳng đoái,
Tấm lòng bức tức, dạ bôn- chôn.
QUỐC- HOA nữ- sĩ, di- cảo
(1) Bồng- mao- nhà tranh.
(2) Kinh- khuyết- là cung điện ở kinh thành nhà vua.
(3) Linh- tiền- ở trước linh- cữu.
KHẢO VỀ VIỆC NỬ - TỮ GIÁO - DỤC CỦA NƯỚC NHỰT - BỔN.
Ðàn bà ở Phương Ðông ta ngày nay, chỉ có một mình đàn bà nước nhựt là tiến - bộ hơn hết. Trong các phương diện nào là họ cũng tiến - bộ một cách lạ lùng. Ta đã từng nghe nói đàn bà nhựt đậu tới bác sĩ, chủ - trương một xưởng công - nghệ lớn ; hay là ra ứng cữ hạ -nghị -viên; hay là định ngồi máy bay vượt qua Thái -bình -dương, danh tiếng của họ lẩy lừng trong bốn biển năm châu, đã chẳng kém gì chị em ở Âu Mỹ, mà họ còn tự nhận là bực chị của phụ nữ ở Phương Ðông nầy. Vì sao mà họ tiến bộ mau mắn như vậy? Ðó là một vấn - đề mà chị em nước ta nên biết.
Ðàn bà Nhựt-bổn mà đi tới trình - độ như ngày nay, là nhờ việc nữ - tử giáo dục của họ đã dày công- phu lắm. Nhơn đọc cuốn " Nhựt - bổn khai - quốc ngủ thập niên sữ " của bá- tuớc đại- ôi trọng- tínchép về việc nữ- tử giáo- dục kỹ lưởng lắm, vậy xin lược thuật ra đây, để cống- hiến cho chị emmột cái gương phụ- nữ tiến - hoá.
CÁI TƯ - TƯỞNG " NỬ - TỮ GIÁO DỤC " VỀ ÐỜI GẦN ÐÂY.
Ðời xưa nước Nhựt cũng lấy gia - đình làm trung tâm, tuy đã từng có dạy cho đàn bà con gái học, xong cũng như cách dạy đàn bà ở nước ta và nước Tàu hồi trước , nghĩa là đàn chĩ có học ngâm vịnh và may vá qua loa mà thôi. Vả lại việc giáo - dục cho đàn bà, thìười Nhựt hồi đó cũng không nhìn nhận cho là việc cần kíp.
Bắt đầu từ thế- kỹ thứ 17, có một nhà học giả theo phái Dương - Minh là ông Trung - giang Ðằng - Thụ mới đề xướng lên nữ - học. Chánh ông có soạn ra nhieu62 sách để dạy cho đàn bà; ý nói đàn không nên chuyên về việc Ngâm - Vịnh phong lưu, mà cũng nên lo về việc học - vấn , nuôi thành những đức hiếu, thuận, từ - ái, chánh - trực, để sau nầy kinh - lý việc nhà.
Sau học trò của ông là hùng - Trạch Phồn - San còn nói rộng thêm ra nữa. Phồn - San nói rằng : " Ðàn bà không những chỉ nên biết giữ luân - thường đạo lýmà thôi, còn nên tự mình lập chí". Nghiã là việc nữ tữ giáo - dục , còn nên trọng về trí - dục nữa.
Tới đầu thế kỷ thứ 18, có ông Bối - nguyên Ích - Hiên cang chú ý về việc nữ - tữ giáo dục. Ông nầy phát - minh ra nhiều điều hay mà ngưòi trước chưa hề nghĩ tới. Như hai ông Ðằng - Thụ, Phồn - San, nói vấn đề nữ tữ giáo - dục thì phần nhiều trong về đức - dục mà thôi, nhưng ông Ích - Hiên lại nói rằng : " Ðàn bà mà đến nỗi thất đức, là tại họ không có trí thức mà ra". Vì vậy ông chuyên nói về trí dục hơn. Ông lại đề - xướng cách dạy đàn bà, nên khác đàn ông, vì địa vị của đàn ông đàn bà đứng trong xã - hội không giống nhau, cho nên cách giáo - dục cũng phải khác. Ðàn bà chỉ nên cho học chữ nghĩa tới muời tuổi còn thì nên dạy cho họ về đường kinh - tế, nghĩa là học may vá thêu thùa, tính toán; lại cấm đọc những bài hát tục tằng; nói tóm lại là phải dạy cho đàn bà có bốn đức là phụ đức, Phụ-dung, Phụ - ngôn, Phụ công để sau lấy chồng, thành ra người đàn bà vô-khuyết.
Xã- hội hồi đó rất là hoan - nghinh sách của ông, nhà nào cũng chép một bổn để dạy cho con gái. Con gái đi lấy chồng lại có người đem một bổn sách ấy đến mừng cho, đủ biết cuốn sách ấy có ảnh - hưởng lớn cho đương thời lắm.
Từ đó về sau, càng có nhiều người làm sách để dạy đàn bà con gái, và chuyên tâm về nữ - tử giáo - dục, nhưng đại khái cũng trước mà thôi, chớ không gì là đặc - sắc hết cả. Tóm lại việc nữ - tử giáo - dục của nước Nhựt trong hồi mới phôi thai thì họ cũng trọng đức dục, trí - trí dục, cho nên sách nào cũng hết sức khuyên đàn bà giữ đức nhu mì trinh - tiết làm chủ, ngưòi đàn bà nào làm chuyện dâm ô & đi tái - giá là bị người khinh bỉ lắm.
Bởi thế họ cổ - vỏ lên một cái phong - trào, ta nên chú ý, là Trinh - nữ - đạo. Trinh nữ đạo ở vỏ - sĩ - mà sinh ra. Vỏ - sĩ - đạo tức là cái tinh thần của dân tộc Nhựt - bổn: hể làm trai chỉ có chịu chết mà thôi, chớ không chịu nhục, phải coi nghĩa nặng như núi , mà thân nhẹ như lông. Ta tường nghe nói nhiều người Nhựt vì một chuyện gì bất -như ý mà cầm dao mỏ bụng ra chết, coi là một cái tục rất anh hùng & cao thượng, ấy là một cách về vỏ - sĩ - đạo vậy.
Vỏ -sĩ đạo có ảnh hưởng tới đàn bà, mới xướng lên cái thuyết gọi là Trinh - nữ -đạo. Phàm làm người đờn bà, khi đã đi ra lấy chồng rồi, thì phải giữ tiết -tháo của mình, một niềm với chồng, thà là chịu cái thảm -hại tự mình giết mình, chớ chịu mang điều thất tiết. Cái phong trào ấy từng làm vang động một thời, đàn bà ai nấy đèu giữ cái trinh -tiết của mình như là thần thánh thiêng liêng, không có gì xâm phạm tới được, thành ra biết bao nhiêu người đàn bà trọng nghĩa tiết -tháo, mà coi chết như không.
Những người chuyên tâm về việc nữ -tử giáo -dục như Sơn - lộc Tố - hành, Cát -điền Tùng -Âm .v..v. đều cổ động cái chủ nghĩa ấy lắm. Họ nói rằng: "Người đàn -bà lấy chồng có trách nhậm thay chồng để trông nom việc nhà, thì quyết không nên vì giàu nghèo mà đỗi tiết, vì còn mất mà trở lòng. "Có nhiều người gặp cảnh khuất khúc, thì hăm hở giết mình để phát - dương cái nghĩa tiết - tháo ra cho đời. Coi đó đủ biết là họ trọng nghĩa tiết - tháo biết bao nhiêu. Chủ nghĩa ấy ngày nay đờn bà nước Nhựt vẫn quý. Họ nói đó là cái đặc sắc riêng của d -t họ mà thôi.
(Còn nữa)
ÐÀO -TRINH -NHẤT
VIỆT -NAM PHỤ -NỮ LIỆT -TRUYỆN . CŨA CÔ ÐÀO -HOA .
GÁI -ANH -HÙNG TRƯNG -NỮ -VƯƠNG
Nếu hỏi trong lịch -sử của nước ta, người nào là người làm cách mạng trước hết, thì chắc ai cũng phải trả lời rằng ; "Hai bà Trưng là tổ cách - mạng chứ ai nữa". Lịch -sử cách -mạng của ta xưa nay, hai người đờn bà đứng trương đầu vậy.
Kể từ lúc ta dựng nước từ đời Hồng -Bàng cho tới họ Triệu, rồi chúng ta phải thuộc vào nhà Hớn bên Tàu, họ lấy đất ta làm quận -huyện của họ. Trong khoản mấy trăm năm, ngưòi mình cúi đầu ở dưới quyền thống -trị người Tàu, không có một người tu -mi nào cất đầu lên chống cự, đừng nói chi là con gái. Hai chị em bà Trưng dám ra dựng cờ tự -do , cử binh phục quốc, oanh liệt trong mấy năm trời, khiến cho nước Nam là một nước tự -chủ và mỡ đường cho ông Lý Nam -đế, Triệu quang -phục, Dinh tiên -Hoàng về sau nầy, ấy là việc cách -mạng ở nước mình từ xưa, hai bà thiệt là người khởi xướng lên trước.
Bà Trưng -Trắc vốn là con giòng Lạc -tướng. Lạc tướng tức là chức quan nhỏ đời Hùng -Vương. Bà lấy chồng tên là Thi -Sách, làm quan ở đất Châu -diên, tức là một bộ lạc thuộc về quận Giao -Chĩ.
Thủa đó (111 năm trước và 39 năm sau Thiên -Chúa giáng sanh) nhà Hớn bên Tàu cai -trị đã một trăm năm chục năm, quan lại những lủ tham - tàn, chánh trị hết sức là nghiêm khắc, dân tình khổ sở không biết bao nhiêu mà nói. Lúc ấy có quan Thái -thú của Tàu phái sang trấn thủ bên ta là Tô -Ðịnh, tánh rất tham -tàn độc -ác, ham ăn hối lộ, giết hai lương -dân; chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách vì một cbuyện hờn riêng, mà bị Tô - Ðịnh gietᠣhết
Bà Trưng - Trắc bèn cùng với em là Trưng - Nhị tụ tập dân chúng, kéo tới dinh Thái - Thú, bắt Tô - Dịnh giết chết, để báo thù ho chồng. Nhơn đó hai chị em dựng cờ khởi nghĩa, mưu đuởi hết quan Tàu đi; anh hùng hào - kiệt vì oán giận người Tàu đã lâu đời, nay thấy dịp nầy cho nên theo đông lắm.
Quân của bà Rất là hăng hái, đi tới đâu là binh Tàu chạy tới đó, không dám chống - cự ; nhờ vậy mà chẳng bao lâu mà 65 thành ở đất lãnh - nam, đều vê tay bà chiếm - cứ hết. Dân thấy công - lao cứu nước của bà lừng lẫy to tát như vậy, bèn tôn bà lên làm Trưng nữ - vương đóng đô ở đất mê - linh ( tức là tĩnh Vĩnh - Yên ở ngoài Bắc bây giờ ) .
Cách ba năm sau, ( nghĩa là sau Thiên - chúa giáng sanh 43 năm ) vua Hớn Quang - võ bên Tàu sai Phục - ba tướng - quân là Mã - viện đem binh sang đánh. Hai bà đem binh đón đánh binh Tàu ở hồ Lãng - bạc ( tức là Hồ tây ở Hà - nội ), bị thua phải chạy về đóng ở Cẩm - khê ( ngày nay là Phủ Vĩnh - tường thuộ tĩnh Vĩnh - Yên ). Binh Tàu theo đuổi, hai bà phải đem binh chạy miết về hạt Phú - Tho. Mã - viện khuyên chị ra hàng nhưng hai bà nhất định không chịu, thâu góp binh tàn, giao - chiến cùng quân Tàu một trận nữa, cũng thất bại luôn ; hai chị em cùg nhau nhảy xuống sông Hát - giang tự vận.
Từ đó lại thuộc về nước Tàu.
Tục tryền hai bà nhảy xuống sông Hát - giang , rồi trôi tới sông Nhĩ - hà về địa phận làng đồng - nhơn ở gần Hà - nội. Người làng vớt lên chôn cất và lập đền thờ , cứ mỗi nămđến ngày mùng 5 tháng 2 ta, thì làng ấycó làm lễ rước thần và cúng - tế trọng thể lắm.
Trong đền thờ hai bà 3 làng Ðồng - nhơn bây giờ, có người dâng tấm biển đề bài thơ ngũ ngôn sau :
Một bụng em cùng chị.
Hai vai nước với nhà,
Thành ma khi dết bá,
Sông cấm lúc phong - ba .
Ngựa sắt mờ mong vệ (1)
Cờ lau mở động Hoa (2)
Ngàn năm bia đá tạo,
Công đức nhớ hai bà.
(1) Ðổng Thiên - vương cởi ngựa sắc phá được giặc Tầu, rồi lên núi Vệ - linh mà bay lên treời mất.
(2) Ðinh tiên - hoàng hồi nhỏ chăn trâu ở động Hoa - lư, đã biết lấy cỏ lau làm cờ; cùng những đứa con nít tập trận. Sau trở nên một vị anh - hùng đánh đuổi được binh Tầu, dựng cờ độc - lập trong nước.
Mấy Bà Annam sang trọng.
Hay dùng thứ thuốc giặc hiệu NITIDOL GONIN để giặc những thứ đồ hàng và các thứ đồ tốt của mình mịn mỏng . Thuốc NITIDOL GONIN là thứ thuốc mới chế, giặc quần áo khỏi phải dùng sà bong, khỏi phải nấn, khỏi phải trả, không mệt nhọc.
Lấy môﴠchút NITIDOL bỏ vào chậu nước nóng, bỏ đồ giặc vô rồi đi chơi hay làm công chyện khác một lát lấy ra xả và phơi là rồi, đồ đã trắng sạch mà không đúa không mục.
CÓ BÁN TẠI :
ÐẠI - PHÁP Ðai - dược - phòng
Ðường Drmay số 84- 90 Saigon.
Maurice Barberousse. Nhứt - đẳng bào chế - sư .
Cựu y - sanh tại Dưởng - đường Paris.
THƯỢNG ÐẴNG DƯỢC PHÒNG
SOLIRÈNE
Ở ngang nhà hát tây
PHÒNG RIÊNG ÐỄ THỬ NGHỀ THEO CÁCH HOÁ HỌC
THUỐC BÀO CHẾ SẴNG
TRỮ CÁC VỊ THUỐC- ÐỒ VẬT HÓA HỌC
LẢNH ÐẶT- ÐỀ PHÒNG HÓA HỌC
CÓ BÁN ÐỦ ÐỒ KHÍ NGHỆ VỀ VIỆC MỖ XẺ ÐỒ ÐỂ CHO NHỬNG NGƯỜI CÓ TẬT DÙNG.
SỞ RIÊNG ÐỂ CHẾ THUỐC THEO TOA QUAN THẦY LÚC GẮP RÚT TRONG BUỔI TRƯA VÀ NỮA ÐÊM KHUYA KHOẮT.
Bán thuốc trong Lục- tĩnh không tính tiền gởi.
LÀM KHIẾN CON MẮT THEO CÁCH Y- KHOA.
Bán đủ đồ dùng trong việc trồng răng.
Ðồ nghề về việc chụp hình- Dầu thơm đủ thứ.
Làm Ðại- lý cho hãng "KODAK".
Còn ai mà không biết xứ Nam- kỳ nầy.
Còn ai mà không biết thứ.
RƯỢU RHUM MANA
Là thứ thượng hảo hạng. Rượu Rhum Mana mới chánh là thứ rượu Rhum thiệt tốt nhứt. Khi mua hảy nài cho phải hiệu Mana và có dán nhản trắng.
Ðộc quyền đại lý :
Steomme rciale MAZET dlndochine
SAIGON
VUI THÚ TRONG GIA ÐÌNH
Cái vui thú trong- bóng nhứt, bền- bĩ nhứt, là cái vui thú trong gia- đình. Trong các sự giải- trí, giúp vui trong gia- đình thì không có vật gì bằng :Máy hát PATHÉ và dĩa hát PATHÉ.
Nghe nhạc hay thì có thễ đỗi tánh tình con người và nhạc cũng giống một thứ tiếng nói riêng mà tinh thần, trí nảo chưa tỏ ra đặng.
Lúc trước, nghe máy hát, dĩa hát thì khó ưa thiệt, dạng thì rè rè, tiếng thì khan- khan nghẹt- nghẹt, khi nào cũng giống giọng ông già khò- khè trong ống. Chớ như bây giờ nghề làm dĩa hát đã tinh xảo lắm. Dĩa chạy bằng kim sắc, lấy hơi điện- khí đã khá rồi, mà mới đây hảng pathé lấy hơi hãn Annam, lại dùng máy Vô- tuyến- điện mà lấy; thì hết sức tinh thần, hết sức êm ái, rỏ ràng. Hiện bây giờ dĩa hát kim- thời nhứt là dĩa hát pathe vô - tuyến - điện, trông đỏ có con gà.
Ðàn - bà khôn thì làm gia - đình vui vẽ và nên sắm máy hát PATHÉ. Chồng khỏi đi chơi lảng phí, con cái tuy là chơi mà mở mang trí nảo.
Máy hát đủ thứ, dĩa hát vô - tuyến - điện bán tại:
PATHE - ORIEN 10, Boulevard Charnner - SÀI GÒN
PHẦN NHI ÐỒNG
Hai cái toa đòi tiền
Trò Tuấn mới lên mười tuổi, ngày nọ nghe người làm công đọc cái toa đòi tiền má nó, nào là : mua cây làm nhà, mua vôi, mua gạch, mua ván, mua đinh, tiền đi xe, cọng hết thảy là 80$00.
Trò Tuấn tức thì lấy giấy viết một cái toa như vầy :
MÁ THIẾU TUẤN
Sáu lần ra tiệm mua thuốc..........................0$06
Hai lần đi lượm củi ngoài đường.................0,20
Sai làm việc vặt trong nhà..........................0,10
Một lần sách nước tưới kiễn.......................0,05
Mấy lần hái rau cho thỏ ăn.........................0,15
Cọng lại là.........................0,$56
Viết xong đem lại bàn ăn, mà đễ gần chổ má nó ngồi. Lúc ăn bữa mai má nó thấy toa bèn xếp cất đi, không nóigì hết.
Ðến buổi ăn chiều, khi trò Tuấn ngồi lại ăn thì thấy số tiền 0$56 đễ lại chổ nó, nó vui lòng lắm, bỏ tiền vô túi vừa rồi, thì lại thấy thêm một cái toa nửa. Trong toa biên như vầy:
TUẤN THIẾU MÁ
Tiền cơm mười năm.........................................0
Tiền thuốc khi đau ốm.....................................0
Tiền công nuôi dưởng trong mười năm...........0
Tiền trường, tiền áo quần giấy mực v.....v......0
Cọng lại...............0
Tuấn đọc hết cái toa tự nhiên trong trí bắt suy nghĩ, rồi hai hàng nước mắt nhỏ giọt nầy kề giọt kia, trong lòng đau đớn lắm. Nó liền chạy lại ôm má nó, nó khóc và nói rằng : "xin má tha lỗi cho con, con nay đã biết rằng cái toa của má đã kể đó, con không đời nào trả cho hết. Từ nay con chĩ xin chĩ xin chiều lụy và vâng lời má dạy biểu, đặng vui lòng má mà thôi. Và thôi chẳng hề dám kể công lao làm gì nữa."
Tục ngữ ta có câu:
Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
Yêu nước thì phải học
"Mẩu- quốc" tức la nước Việt- nam ta đó. Con trai con gái sanh trong nước nam, đều là con chung một nhà. Vậy ta đều phải yêu nước ta như yêu bà mẹ ta. Bà mẹ đương lúc đau yếu, bao nhiêu con trai phải lo phải buồn đã vậy, còn các con gái, há có thễ ngồi riêng một chổ mà cùng nhua vui cười được sao ?
nước ta đương buỗi hèn kém, cũng tức như bà mẹ ta đương đau yếu đó. Ta nếu biết yêu nước thì ta tất phải biết lo về nước; biết lo về nước thì trước hết ta phải biết lo thân. Học hành làm sao cho trí- khôn mở mang để sau nầy cũng có thể làm được việc gì có ích cho nước.
Nữ- sanh Ðộc- bản.
Ði học không nên trang điễm.
-Khoan khoan đả, đợi em đi với !
Chưa tới giờ, chị vội làm chi
Kìa gương với phấn sẳn kia
Ta trang điễm đả rồi đi củng vừa.
-Chết, em khéo theo đua ai thế ?
Ðua làm chi những kẻ lẳng lơ !
Nữ sanh mà thế thì nhơ;
Thôi đi, đi học sớm giờ càng hay.
NỮ- SANH ÐỘC- BẢN
CÁC CÔ ! CÁC BÀ!
Cha chả ! chừng em của các cô các bà biết nói, thì các cô các bà sẽ dạy bảo thế nào ? sẽ biễu ăn uống thức gì ?
Có phải là biễu chúng nó ăn dùng ròng rả một thứ sữa đặt NESTLÉ chăng ?
Ôi ! con hởi con hởi !
.............uống sữa NESTLÉ
CHUYỆN VUI CHO CON NÍT
Thằng Giác và hột đậu thần
Thủơ xưa có một người đờn bà góa, ở trong một xóm nhỏ. Bà chĩ có một đứa con trai, tên là thằng Giác ; nó là đứa con nít có lòng tốt, nhưng mà tánh hay nhẹ dạ và thật- khùng. Ngày kia, bà mẹ hết tiền xài, nhà còn có một con ngỗng tính đem bán đễ lấy tiền ăn. Bà nói chuyện đó với thằng Giác, mà vừa nói vừa khóc, coi bộ buồn rầu hết sức.
Thằng Giác xin mẹ cho mình ôm ngỗng ra chợ bán, và nó hứa với mẹ rằng bề nào nó cũng bán đặng nhiều tiền.
Nó ôm ngỗng đi được một chặng đường, thì gặp một người đi đường sách một giỏ đậu hột lớm lạ lùng; nó đứng lại mà nhìn hột đậu, còn người kia thì ngó chăm chĩ vào con ngỗn. Lúc nó sắp trở bước đi, thì người kia nói :
- Mầy ưa nhửng hột đậu của tao phải tao phải không ? tao đánh đỗi với con ngổng của mầy, mầy có chịu không ?
Thằng Giác chịu đổi liền, rồi lật đật về khoe với mẹ. Bà mẹ thấy thằng Giác, ngổng đả mất mà tiền không có, liền nỗi giận và khóc lóc sầu thảm, cầm nắm đậu liệng ra ngoài cữa sỗ. Tối bữa đó, hai mẹ con nhịn đói đi ngũ.
Sang ngày, thằng Giác dậy sớm lắm, ra thấy đậu mọc lên cao ngất, không biết là ngọn cây cao tới chổ nà. Nhành lại chắng chít với nhau, làm như là nức thang. Nó bèn leo lên để coi những cây đậu quái lạ ấy cao tới bực nào.
Nó leo mấy giờ đồng hồ mới tới ngọn cây, thì thấy một cái xứ gì lạ lùng lắm. Nó ngó xung quanh mình, thấy minh mông bát ngát, mà chẳng có một cái nhà, một gốc cây, một con sông nào, thì nghĩ thầm trong bụng chắc mình chết khát ở đây chớ phải chơi sao. Thình lình có một bà ăn bận lịch- sự, hiện ra trước mặt nó và nói rằng :
- Nè Giác ! ta biết con là ai, vì ta là tiên trên trời, ta biết cho con nữa, mà má con chưa hề dám nói với con bao giờ. Cha con thủơ đó giàu có lớn lắm, lại có lòng nhơn đức, không có ngày nào là chẳng giúp việc cho một người. Nội xứ ai cũng yêu mến. Ngày kia, có một thằng cao lớn dử tợn tới giết ổng đi, lấy hết của cải, lại hăm dọa má con không được nói với ai, hễ nói thì nó giết chết.
- Hồi đó con mới ba tháng. Má con phải bỏ toà nhà tốt đẹp còn ở hồi đó, mà đến ở trong lều tranh là cái nhà của má con và con đang ở bây giờ. Lúc trước ta bị mất phép thần thông, thành ra không cứa vớt cho nhà con đặng. Bây giờ đây ta có thể giúpcon và và ta khuyên con nên lo tính báo thù cho cha con. Cứ việc đi tới đi con, bề nào trước khi mặt trời lặn, thì con cũng đi tới nhà thằng cao lớn kia, là kẻ thù của con. Hể con chịu nghe lời ta, thì ta phù hộ cho.
Bà tiên cười chuốm chiếm rồi biến mất.
Thằng Giác đi hoài đi hủy, tới tối mới thấy một tòa nhà thiệt lớn. Có một người đờn bà đứng trước cữa. Thằng Giác bước tới nói một cách rất lể phép rằng:
- Thưa bà, tôi đói và mệt lắm. Bà có thể cho tôi miếng bánh và ngũ nhờ lại một đêm không ?
Bà kia nói:
-Không được đâu, chồng ta dữ tợn lắm, hay ăn thịt người. Bây giờ nó đi chơi, nhưng cũng gần về rồi, phải trốn đi cho mau, nếu ở lẩn quẩn đây thì chắc chết.
Thằng nhỏ năn nĩ hoài, người đờn bà thương tình, bèn ưng chịu, dắt nó vào bếp lấy đồ cho ăn. Nó vừa ngồi ăn, thì nghe đấm cữa rầm rầm, làm lay chuyển cả nhà. Người đờn bà lật đật lôi thằng Giác bỏ vào trong lò sưởi, lò ấy dùng để đốt lữa trong mùa lạnh. Rồi ra mở cữa cho chồng vô.
Thằng cao lớn mới bước vào nhà, liền nói:
-Ta hưởi thấy mùi thịt sống.
Người vợ nói:
- Chắc là nhửng người mà mình giam trên chòi kia đưa hơi lại chới gì, gió ở phía đó lại.
Nó cũng không hỏi nữa, rồi người vợ dọn đồ cho nó ăn uống lâu lắm. Ăn xong, nó nói:
- Bây giờ má nó đem con gà mái ra đây cho ta. Người vợ đem con gà trắng để lên trên bàn. Thằng cao lớn vuốt ve con gà rồi biểu : -Ðẻ
Tức thì con gà đẽ ra một cái trứng vàng.
Nó lại biểu : Ðẻ. Thì con gà đẻ một trứng nửa.
Thằng cao lớn ngồi chơi một lát rồi nằm lăn ra mà ngũ, ngáy vang như sấm, đến đỗi cái nhà cũng thấy lung lay.
Những lúc đó, thằng Giác ngồi trong lò sưởi lén dòm ra ngó thấy hết, thừa lúc thằng kia ngũ say, bèn lén lén ra ôm con gà trắng mà dông tuốt.
Nó cứ theo đường củ đi tới ngọn cây đậu leo xuống về nhà. Nó đem con gà khoe với mẹ, rồi biểu con gà đẻ, thì con gà cũng đẻ trứng vàng. Từ đó hai mẹ con ăn ở sung sướng được ít lâu. Song không bao giờ thằng Giác quên rằng nó đã hứa lời phục thù cho cha.
Dịch truyện Hồng- mao
Hảy dùng bột BIEDINE JACQUE MAIRE
Mà nuôi trẻ em.
Sữa - trị
Ðiểm- trang.
Săn- sóc
GIÁ TÍNH NHẸ
Các thứ thuốc dồi, phấn, crémes, nước thơm. Chĩ cho những cánh giử- gìn. Qúi- vị hảy đến nhà :
"KEVA"
là viện mỹ- nhơn ở Paris Chi- nhánh ở saigon 40, Chasseloup Laubat.
Giây thep nói ; 755
Ai viết thơ hỏi bổn- viện sẻ gởi cho quyễn- sách nhỏ nói về sự đẹp.
Cuộc chơi giải trí cho nhi- đồng
Ba chị em Trung, nam, Bắc, ở khắp nơi, các trò hãy kiếm cho đủ ba người. Kiếm cho đủ ba người. Kiếm được cắt tờ địa- đồ nầy rồi gạch chĩ rỏ cho đũ chỗ ba người gỡi đến cho bỗn báo, đến số 4 thì sẻ chấm. Trò nào chĩ trúng sẽ được thưởng ba tháng Phụ -Nữ - Tân - Văn, nếu có nhiều trò chĩ trúng, thì sẻ bắt thăm, thưởng đủ số 30 trò mà thôi.
Sự bất đắc dỉ
Theo lệ thường, bổn- báo củng hết sức muốn gởi tặng chư qúi- vị ở xa mỗi vị cho được ba số báo đầu, nhưng vì báo cũa chúng tôi in nhiều trương, bìa nhiều màu, có hình, giấy tốt, tốn về ấn- phí rất nhiều.
Kễ một hai số thì không bao nhiêu, song tính ra tới mấy muôn số thì có trên mấy ngàn bạc.
Sự cực chẳng đả, nên bỗn- báo chí- gởi tặng chư- qúi đồng- bào mổi vị có một số một mà thôi.
Nếu qúi vị vui lòng giúp chúng giúp chúng tôi 10 điều công- ích cho quê hương, thì xin gởi thơ và số bạc mua báo đến thì chúng tôi sẻ ghi vô sổ Ðộc- giã mà gởi báo tiếp theo luôn.
Lệ mua báo nhứt định xin trả tiền trước. Xin chư Qúi- vị nhớ cho.
BỖN- BÁO CẨN- KHẢI ?
CÂU HỎI
Mấy năm gần đây có chẳng biết bao nhiêu bài văn bình luận truyện Tuý- Kiều. Nay bổn- báo mới ra đời, xin có một câu hỏi thữ :
Nàng Túy- Kiều nên khen hay chê ?
Nếu nói rằng nên khen thì vì sao ? nêu bảo rằng nên chê thì xin nói rỏ cớ nào ?
Bài thi chẳng đặng viết nhiều qúa hai trương giấy lớn.
Những bài trả lời sẻ lần lượt đăng báo và sẻ nhờ các độc- giả báo Phụ -Nữ - Tân - Văn chấm giúp cho.
Bổn- báo sẻ do theo ý kiến của phần đông mà chấm trúng, nếu bài nào được phần nhiều độc- giả chấm cho thì sẻ được thưởng.
Giải nhứt : Một cái máy hát lớn hiệu Pathé, và một năm báo Phụ -Nữ - Tân - Văn.
Giải nhì : Một cái áo mưa ăn- lê hiệu.
THE DRAGON và một năm Phụ -Nữ - Tân - Văn
Còn chư qúi độc- giả đả vì Bổn- báo mà chấm cuộc thi nầy thì nhửng vị chấm trúng cũng được tặng một cuốn truyện Túy- Kiều có giải nghĩa rỏ.
Các độc- giả chấm câu đố nầy phải cắt tờ in sẳn dưới đây viết vô ít hàng bỏ vô bao thơ gắn cò gởi cho bổn- báo là đủ.
CUỘC THI TÚY- KIỀU
CỦA BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN.
Tôi chấm bài của...............................................................
..........................................................................................
đăng ở báo Phụ -Nữ - Tân - Văn số.........được trúng Giải NHỨT.
(chổ ký tên và chỗ ở).
Cuộc thi nầy hạn tới ngày 30 mai là hết thâu bài đáp, đến ngày 30 Juillet 1929 thì hết thâu bài chấm.
Các bà nội trợ !
Các bà nên biết hiệu:
" FA VORITA"
Ðó là hiệu sữa đặt, ngọt và ngon lắm.
Các bà mua dùng thữ thì sẻ biết con nít ưa thứ sữa ấy là dường nào !
Dầu thơm tinh hảo, người đàn bà nào cũng thích, là dầu hiệu:
" Ce que Femme Veut"
của nhà GELLÉ FRÈRES -paris.
Bánh Hộp Hiệu
" THE BRUN"
Là thứ bánh mà trẻ con ưa nhứt.
Tỗng đại- lý
Cie de Commerceet de Navigation d Extrême- Orient
(Tức là nhà Allatini củ)
No 12, Boulevard Charner- SAIGON.
Cuộc thi của Phụ -Nữ - Tân - Văn Tỗ chức
Giải thưởng có gần một ngàn đồng bạc
Giải thưởng thứ nhứt: một cái đồng hồ carril Wesminster bằng cây nu, bề cao 2m22 giá hảng...........360$.
Giải thưởng thứ nhì : Một cái tủ sắt hiệu Bauc bề cao 1m80, giá.........265$00
Giải thưởng thứ ba : Một cái máy may hiệu, giá.......160$00
Hình ở bên tay trái đây là hình mấy món đồ thưởng.
Các đề thi về cuộc thi nầy:
1 - Ra một câu thai.
2 - Ra một bài toán đố.
3 - Ra bốn câu tục - ngữ sấp lộn xộn từng tiếng để cho chư độc- giả kiếm sấp lại cho thành bốn câu.
Qúi vị đáp trúng câu thứ nhứt thì được thưởng giải nhứt.
Ðáp trúng câu thứ nhì thì được thưởng giải thứ nhì vân vân....
Các đề thi và thễ lệ trong cuộc chơi nầy sẽ đăng trong Phụ -Nữ - Tân - Văn số hai tới đây.
Pohhmull Frères
SÁNG LẬP NĂM 1858
54 - 56 - 58 Rue Catinat
SAIGON
Cữa hàng Bombay bán ròng hàng lụa cực hảo hạng. Hàng tốt, giá rẻ, mua bán thiệt thà.
Bán sĩ, bán lẻ, hàng gì cũng có.
PHAN- QUAN PHOTO
Chụp hình bằng ánh sáng diễn khéo nhứt. Ðẹp nhứt.
Ở số 57 Catinat Saigon.
TRAN- DUY- BINH
No 42 BOULEVARD CHARNER SAIGON
Làm : Trướng, liễu, chấn, về việc Hiếu Hỹ theo kim thời.
Chế tạo các thứ nón bằng caosu ( Lìege caoutchoute )
BÁN SĨ VÀ BÁN LẺ
Khắc con dấu bằng đồng, bằng cao- su, chạm bản đồng và bản đá, cẫm thạch mộ bia.
Cho mướn máy viết và sữa các thứ máy, bán các phụ tùng máy viết, xe máy, xe hơi, đồ đèn khí, máy hát và dĩa nam Trung...tầu cao- man, cò tài riêng về nghề khắc hình vô....vô thau, để mộ bia, khắc con dấu bản xe hơi.
Có bày nhiều đồ mỷ- nghệ rất khéo tại nơi tiệm.
ÐỔ NHƯ- LIÊN
91- 93 Rued Espagne 91- 93
TéLéphone 690
Le gérant : NGUYỂN- ÐỨC- NHUẬN
LƯƠNG- MINH- KÝ DƯỢC- TỮU
Môn bài số 341, đường Thủy- binh- (Rue des Marins)
Dấu hiệu đã trình toà.
Tiệm lập ra hồi nắm 1858 nghĩa là 80 năm nay
Cho - Công bá tuể Tữu
Phương rựơu thuốc nầy trước nhà ông Chu - Công đã ba đời thường dùng, ngày nay truyền khắp nơi ai dùng cũng đều khen là công hiệu, già trẻ mà khí huyết nhu nhược, đau xương nhức mỏi, mắt loà, nhức đầu, tứ chi vô lực, nằm ngũ mộng dị, dùng rựu thuóc nầy hiệu nghiệm rất mau.
Mỗi ve lớn .. 1$00/Mỗi ve nhỏ ...060.
Mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần hai ly nhỏ
Duyên niên ích thọ tửu
Rượu nầy chuyên trị âm dương bất hoà, tữu sắc quá độ, thận suy tinh lạnh, dương sự bất cử, sức lực hư tổn, dùng rượu nầy tức thì âm dương điều hoà thêm tinh bổ thận, phàm đờn ông, đờn bà tinh khí hư nhược, tứ chi bãi hoãi, dùng rượu nầy thiệt hay lắm, không bịnh thường dùng được mạnh sức mà bá bịnh không dám phạm đến.
Mỗi ve lớn .1$00/Mỗi ve nhỏ .0$ 60
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 ly nhỏ.
Chướng tữद#432;ợc tữu
Nói về đường tữവất tuy bởi thiên mạng thật, sống cũng nhờ có sức người bồi dưỡng thân thể, thì âm dương mới hoà hảo mà sanh ra khí huyết đầy đũ, dễ tiêu trừ bá bịnh. Nên già trẻ mà tinh lãnh khí quyết suy kém mọng mỵ di tinh, mắt loà, nhức đầu, mạng môn hoả suy, phòng sự không đũ sức, như thế thì sanh con sao được.
Bổn - hiệu chế ra thứ rượu nầy dùng nhơn - sâm, lộc - nhĩ các vật quí đặng đễ bồi bổ nguyên khí giúp việc phòng sự, thiệt là một thứ rượu thuốc song vậy.
Mỗi ve lớn. 1$60/ Mỗi venhỏ.0$60
Mỗi ngày uóng 3 lần, mổi lần 2 ly nhỏ.
Thơ và Mandat xin đề cho Monsieur LƯƠNG- HÔNG, patron de la maison LƯƠNG- ữ - quốc - công dược tữu
Rượu thuốc nầy chuyên trị nam phụ bị chứng phong khí, ngũ trướng tứ chi nhức mỏi, miệng mắt sếch méo, xương đau nói năng tức ngai, bán thân bất toại, phong đàm bạc tất , các chứng ấy dùng rượu nầy mà trị thì kiến hiệu ngay.
Mỗi ve lớn .: 1$ 00 = Mỗi ve nhỏ.0$ 60
Thanh huyết giải độc dược tữu
Phàm những nơi đô hội lớn thì những sự chơi bời huê - nguyệt cũng nhiều, cho nên mới sanh ra bệnh huê - liễu. Song đừng tưởng mấy chứng ấy thực rữa là hết bệnh đau thiệt rữa nó chỉ khỏi tạm thời rồi không bao lâu chứng bịnh lại phát ra, tốn tiền vô ích. Nay bổn dược phòng chế ra thứ rượu thuốc hay uống nó thanh huyết độc, trừ thấp nhiệt, diệt vi trùng truyền nhiểm, chuyên trị hết thảy các chứng bịnh tim la, hột xoài, cù đinh, thiên pháo ung nhọt, ghẻ lỡ, bịnh trĩ, vô dang thủng độc và đờn bà những thật là rất thần hiệu.
Ngày uống ba lần sớm, trưa, tối mổi lần hai muổng lớn. Ve lớn 2 $ 00. Ve nhỏ 1 $ 00.
Bổ huyết dược tửu
Huyết là quan hện trong thân thể người ta, con người dầu mạnh dầu yếu cũng bởi huyết mà ra, dùng thứ rượu thuốc nầy thì huyết khí trở nên tươi tốt vô luận nam, phụ lảo, thiếu, huyết kém dùng ngay rượu nầy uống thường thì khí huyết hồi nguyên, thân thể tráng kiện, thiệt là một thứ rượu vô song vậy.
Mỗi ve lớn .1$00 /mỗi ve nhỏ.6$00
Mổi ngày uống ba lần, mổi lần hai lớn nhỏ.,
Sâm nhung mao kê dược tữu.
Rượu thuốc này chuyên trị dờn bà chân âm không tổn, xương đau nhức mỏi, kinh - nguyệt chẳng đều nguyệt chẳng đều, lại thường ứ trê, bạch đái bạch dâm, ho- hen đàm suyễn, ăn uống không ngon, khí hư huyết nhược, lâu chẳng có thai, hoặc tiểu sản hư, đau bụng nhức đầu, mắt lòa lưng mỏi, tứ chi bải hoải, dùng rượu nầy thì thấy kinh nguyệt điều hòa, thiệt là một thứ rượu chưởng- tữ hạng nhứt vậy.
Mổi ve lớn...1$00 / Mổi ve nhỏ...6$00
Mổi ngày uống ba lần.
Mổi lần hai ly nhỏ.
Vạn ứng dược tữu
Phương thuốc nầy chuyên trị nam phụ lảo ấu bị chứng ban phong, phong thấp, chơn xưng, gân nhứt, bán- thân bất toại, nằm dường không dậy, mình nóng, hoặc lạnh bụng đau kết bế mặt phát thương phong, thất tinh thần khuất kết, nguyệt kinh chẳng đều, mình bị thương tích, sơ phong chướng khí, dùng rất công hiệu, nói không xiết được.
Mổi ve lớn..1$00 /Mổi ve nhỏ..0$60.
Mổi ngày uống ba lần, mỗi lần hai ly nhỏ.
< Lùi | Tiếp theo > |
---|