KINH DỊCH là bộ sách triết học của "Đông phuơng học", được coi là "kỳ thư " của thế giới. Người Việt Nam trong thực tế cuộc sống (xưa & nay) đã vận dụng kỳ thư (bộ sách hấp dẫn lạ lùng) này cho nhiều lãnh vực, như: xây dựng nhà cửa (phong thủy), canh tác (nông lịch tiết khí), nhận diện con nguời (linh khu mệnh lý), phòng và chữa bệnh (thời lệnh bệnh học), dự báo thời tiết (địa lý thiên văn) .... đồng thời cũng bộ sách này là "đầu mối thói mê tín dị đoan" của một số người hành nghề "tiên tri hoang tưởng", chỉ vì hiểu sai nội dung KINH DỊCH (hoặc không đủ tri thức thấu cảm dụng ngữ KINH DỊCH).
Nhà thơ VŨ XUÂN QUẢN (phường Thanh Xuân nam; quận Thanh xuân; Hà Nội)
NGÀY XUÂN TÌM TRỰC KHỞI ĐẸP MỖI NGÀY
(QUI ĐỔI THEO HỆ NGŨ HÀNH)
(Soạn tặng ThS.NVT và độc giả LHTĐ)
(Ảnh: Trích Kỷ yếu Phong hòa - Thủy tú của Lê Hưng VKD)
Nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà
Mặc dù trời đất hanh hao
Mặc nhà vắng chủ trèo rào ngại chi
Hồn nhiên như thuở xuân thì
Nói cười váng cả triền đê hoang chiều
Người Thơ đang ở tận đâu
Trên lầu nắng xế dưới lầu khách mong
Chủ về nghiêng cả sông Hồng
Ngả nghiêng li chén lên đồng cùng thơ
Mấy chàng lãng tử năm xưa
Bồng bềnh men rượu như chưa lần đầu
Mấy nàng đã có rể, dâu
Bỗng dưng má lại thắm màu non tơ
Chiều nay biết có bao giờ
Người Thơ lại tiếp Khách Thơ trèo rào
N.T.N.H
Nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Hà ngày ra mắt tập thơ mới
Cùng một chủ đề:
Nhà sàn bác Tạo bên sông
Chủ mời khách đến, chủ không có nhà
Bãi bồi thơ thẩn phù sa
Chủ về chìa khóa…bôn ba chốn nào.
Nguyễn Trường Thọ vọt trước vào
Vác chiếc ghế mọt kê cao đón chờ
Trương Nam Hương giỏi làm thơ
Trèo rào, chân ngoéo… ai ngờ cũng ngon
Ngọc Hà như thể còn son
Chân ôm cọc sắt tay còn …cọc cây
Nguyễn Thị Mai nhảy vung giày
Một hội viên mới đỡ ngay nhẹ nhàng
Minh Lê trèo rất điệu đàng
May không mặc váy nên càng tự tin
Khắc Thạch ăn chay triền miên
Vượt rào như thể diễn viên phim trường
Nói chung oanh liệt, cương thường
Hết lòng với bạn văn chương vắng nhà
N.T.M
Ghi chú: Mỗi cặp thơ ứng với một tấm ảnh gửi đính kèm theo.
Từ trái: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai, Minh Lê, Trương Nam Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Nguyễn Khắc Thạch, Nguyễn Trường Thọ, Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Trọng Tạo
Cùng một chủ đề:
Cây bút trẻ HOÀNG THÚY
Sinh ngày 25- 10-1992 tại Quảng Bình. Thành viên Gia đình Áo Trắng Nha Trang.Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Chuyên ngành sư phạm Mỹ thuật. Hiện tại đang vẽ chân dung tại thành phố Nha Trang.
Đôi lời: "Với em, Thơ đơn giản chỉ là những khoảnh khắc cảm xúc tâm hồn đến bất chợt. Là một giọt sương tinh khôi trong sớm mai nằm yên trên cánh lá, đợi vạt nắng ghé ngang rồi từ từ tan rã quyện vào hơi thở của đất trời. Thật thà và ngốc dại như những gì có sẵn nơi trái tim chân thành nhất".
Vừa vẽ tranh, vừa làm thơ. Trong thơ, có sắc màu. Có điều, những sắc màu ấy tươi tắn như tuổi trẻ. Dẫu có gam buồn nhưng cũng không u ám. Những câu thơ của Hoàng Thúy như tự sự đã bật ra từ lồng ngực, lúc ấy, nó đã thế ắt viết như thế. Không gì phải lên gân, ngoa ngôn ồn ào. Cảm xúc ấy tinh tế: “Nghe câu ca dao run lên từ tiếng dế”. Khi còn trẻ, ngay cả tình yêu dẫu chia lìa, đứt đoạn nhưng rồi họ vẫn có cách nói khác. Với Hoàng Thúy, tôi thích cách nói tưởng nhẹ nhàng mà buốt lạnh đến tê người:
câu chuyện nhập nhằng giữa hai chiều quên - nhớ
em gộp lại một lần thả lửng trên từng ngón tay !
Có thật vậy không? Hỏi, bởi lẽ chính tác giả đã nói đâu đó:
chìa bàn tay ra bấu víu nhưng chỉ toàn hẫng hụt
thời gian phủ màu rêu xanh trên mớ kí ức bộn bề.
Những bài thơ này chẳng khác gì “tình vừa tròn tuổi xanh”. Cứ thế, tiếp tục bước đi trên toa màu và những câu thơ, Thúy nhé.
LÊ MINH QUỐC
Từ phải: Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc, Dương Xuân Linh, Minh Lê, Trương Nam Hương, Nguyễn Đình Xê và Phạm Đăng Như Ý
Trang 60 trong tổng số 91