Kỷ niệm 210 năm (1.10.1788-1998) Phượng Hoàng Trung Đô - TP. Vinh:
Tháng chín năm 1998 có dịp ghé lại TP. Vinh, chúng tôi được nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Vinh và anh Bùi Đình Lân - phó ban tuyên giáo Thành ủy Vinh - dẫn đi chơi núi Quyết để chiêm ngưỡng di tích còn sót lại của Phượng Hoàng Trung Đô. Nơi đây đã chứng kiến một sự kiện lịch sử các đây 210 năm mà nay Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An quyết định lấy ngày 1 – 10 – 1998 làm mốc kỷ niệm. Đứng trên ngọn núi cao hơn 96 mét so với mặt biển, tôi đã được nhìn một vùng rộng lớn gắn liền với hình ảnh phi thường của anh hùng áo vải Tây Sơn.
Tôi vừa về Đà Nẳng dự tang lễ của cậu LƯƠNG VĂN THUẬN em ruột mẹ tôi. Sau đây tôi post vài tấm hình liên quan đến "nghi lễ đời người"tại xứ Quảng. Hình ảnh này do anh LÊ MINH TÂM cung cấp.
THAY LỜI TỰA
Đọc tập “Người Quảng Nam” của nhà thơ Lê Minh Quốc, tôi thấy hình bóng người Quảng Nam hiện lên khá rõ nét. Từ trước đến giờ, chỉ ghé Đà Nẵng một đêm, ghé đèo Hải Vân một buổi, còn kỳ dư là hiểu Quảng Nam qua sách vở và qua các bạn từ Quảng Nam vào Sài Gòn làm ăn. Không rành địa thế, tôi lấy chuẩn là dãy Trường Sơn phía tây, nhưng cánh đông Quảng Nam rộng lớn lắm, khó thấy dãy Trường Sơn, họa chăng là bóng núi mờ nhạt.
Sau khi tiêu diệt được nhà Hồ, giặc Minh đã thu lấy sách vở và bắt những người thợ giỏi lành nghề của ta đưa về Kim Lăng (Trung Quốc). Theo Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thì chúng đã bắt “3.000 quân rợ Hồ” mà sách Thông ký đã tiết lộ. Những người này được sung vào quân đội, gọi là Tam thiên doanh.
Nhiều công trình của Trung Quốc do Kiến trúc sư Nguyễn An thực hiện
Đặt vấn đề về Đạo kinh doanh của người Việt là điều cần thiết. Nó phản ánh được ý thức tiên phong và trách nhiệm của Tổ hợp giáo dục PACE và NXB Trẻ đối với lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên để làm được điều này, thiết nghĩ chúng ta phải giải quyết được những vấn đề còn hạn chế ở doanh nhân Việt. Sở dĩ có sự hạn chế này, theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là do sự hình thành của lực lượng doanh nhân Việt còn quá non trẻ. Nó chưa tích lũy được và đủ kinh nghiệm, bản lĩnh để có thể hình thành một ý thức hệ rõ nét.
Trong phạm vi của tham luận này, trước mắt chúng tôi chỉ đề cập đến sự hạn chế ở góc độ tâm lý. Nếu xây dựng Đạo kinh doanh người Việt mà lại tách khỏi tâm lý người Việt nói chung thì đó chỉ là sự ảo tưởng, không tưởng.
Trong bộ Lịch sử Việt Nam (tập 1) do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn năm 1976, trang 410 có viết: “Nguyễn Văn Tú (người Quảng Trị) đã chế tạo được đồng hồ máy và ống nhòm theo kiểu phương Tây”. Trước hết, xin được đề cập đến loại đồng hồ trước đó đã xuất hiện ở nước ta để thấy tầm quan trọng của sáng chế này.
Sống trên đời mỗi người chọn cho mình một thú vui để thư giản. Sưu tập cũng là một thú vui như thế, nhưng hơn cả thế, qua đó, người sưu tập còn có thể tự học được nhiều điều mà đôi khi ở trường lớp thầy cô không đề cập đến.
Sưu tập của L.M.Q
Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau”
TT - Tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau” nhân kỷ niệm 50 năm ngày xuất bản tác phẩm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam sẽ diễn ra vào sáng 27-12 tại hội trường báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TP.HCM).
Nhà thơ Lê Minh Quốc phát biểu tại tọa đàm (ảnh: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/bo-sach-huong-rung-ca-mau-tron-50-tuoi-2407267.html
Từ ngày 1-10-1995 đã có chị thị của Chính phủ nghiêm cấm việc tiếp đãi rượu bia và tặng... bì thư khi tiếp khách. Thật ra những tiêu cực này đã được nhân dân phê phán bằng những nụ cười trào phúng và hóm hỉnh. Ở đây xin tạm bàn luận về cái gọi là phong bì vậy.
Tìm về văn học trào phúng miền Nam, ta thường nghe nhắc đến một vài tên tuổi quen thuộc. Nhưng để biết rõ sự nghiệp của họ thì không dễ đàng, bởi tài liệu để lại không nhiều. Trong số những nhân vật này, có thi sĩ Học Lạc. Lâu nay, ta chỉ biết loáng thoáng rằng, Học Lạc tên thật Nguyễn Lạc, hiệu Sầm Giang, quê Mỹ Tho. Thuở nhỏ, ông thông minh, được vào học trường quan Đốc học nên mọi người thường gọi Học sanh Lạc, về sau gọi gọn “Học Lạc”. Căn cứ vào một bài ca trù do nhiều nhà nho ở Gò Công truyền tụng, đời sau đã đoán năm sinh của Học Lạc. Bài ca trù như sau:
Trang 8 trong tổng số 10