THỂ LOẠI KHÁC Biên Khảo

LÊ MINH QUỐC: Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng

Quái lạ cho trí nhớ con người. Thuở nhỏ, tôi đọc trong tủ sách của ba tôi có nhiều tác phẩm khảo cứu văn hóa của cụ Vương Hồng Sển mà đến nay có chi tiết vẫn chưa thoát khỏi trí nhớ. Trong đó có một quyển, cụ bày tỏ ý muốn đau đáu muốn tìm lại bản tìm là bổn thơ Thơ Thầy Thông Chánh lưu hành tại miền Nam đầu thế kỷ XX. Vì thế, trong các cuộc trà dư tửu hậu, khi cụ nói ra ước vọng của mình, lập tức ai ai cũng hứa với cụ là sẽ cung cấp ngay. Thế nhưng, sau đó chỉ bặt tăm tin cá. Tôi nhớ cụ có viết câu chua chát, đại khái, trong cuộc nhậu thì ai cũng tốt, ai cũng hứa hẹn giúp này nọ nhưng sau đó họ quên tuốt.

tho-hai-mien

Chia sẻ liên kết này...

 
 

NGUYỄN NHẬT ÁNH - HOÀNG TỬ BÉ TRONG THẾ GIỚI TUỔI THƠ

sach-moi

http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/1027-le-minh-quoc-viet-sach-ve-nguyen-nhat-anh.html

"Nguyễn Nhật Ánh - hoàng từ bé trong thế giới tuổi thơ" là cuốn sách đầu tiên tập hợp khá đầy đủ thông tin liên quan điến tiểu sử bản thân, hành trình văn chương Nguyễn Nhật Ánh được nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn với nhiều công phu và tình cảm nồng hậu dành cho đồng hương xứ Quảng" (NXB Kim Đồng).

Tập sách này dày 145 trang, khổ  15x21cm, giá bán 42.000 đồng.

Từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 ngày Chủ nhật (9.9.2012), NXB Kim Đồng tổ chức ra mắt tập sách "Nguyễn Nhật Ánh - hoàng từ bé trong thế giới tuổi thơ" tại tiệm sách Kính Vạn Hoa (hẻm 173 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1). Nhà thơ Lê Minh Quốc và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có mặt để ký tặng tập sách cho bạn đọc.

Nay, tôi chỉ post chương "Quê nhà và tác phẩm đầu tay" như một cách giới thiệu tập sách "Nguyễn Nhật Ánh - hoàng từ bé trong thế giới tuổi thơ".

L.M.Q

IX.2012

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Thêm một tư liệu về Lục Vân Tiên

Năm thứ hai ở Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tổng hợp, chúng tôi đi sưu tập văn học dân gian ở An Giang. Sau chuyến đi đó, tôi viết Ghi chép ở Cốc Đá Nổi và đăng trên báo Văn Nghệ TP.HCM. Nay đọc lại vẫn còn thấy hữu ích, vì thế tôi post lại đổi tựa cho phù hợp với nội dung bài viết hơn. Nhân đây tôi cũng post luôn bìa tập Kỷ yếu Lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu tại miền Nam. Tài liệu quý này tôi đang lưu giữ, nếu điều kiện tôi sẽ trình bày rõ về nội dung của tập Kỷ yếu.

1340190971

 

Theo sự hiểu biết của tôi, Lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu trước nhất có lẽ là chương trình do Hội Khuyến học Nam kỳ tổ chức vào ngày chủ nhật 27.6.1943 với nhiều hoạt động phong phú. Chẳng hạn, ngoài phần nghi lễ còn có biểu diễn tuồng Nguyệt Nga cống Hồ tại Nhà hát lớn Sài Gòn do nhà văn Hồ Biểu Chánh soạn, nghệ sĩ Nam Phỉ thủ vai chính…

Nhờ có tập Kỷ yếu Lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu in năm 1971 tại miền Nam, chúng ta được biết, chương trình  lần này quy mô lớn hơn nhiều - “nhằm làm sống lại hình ảnh hào hùng của một văn tài lỗi lạc, một nhà đại đức đáng kính, một bậc chí sĩ đầy khí phách” kéo dài từ ngày 11.7.1971 đến ngày 19.7.1971. Mở đầu là cuộc viếng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Ba Tri (Bến Tre) - trong đoàn có nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Mộng Tuyết, Kiên Giang, nghệ sĩ Năm Châu v.v…; ngày 16.7.1971, GS Nguyễn Duy Cần thuyết trình Con người toàn diện Nguyễn Đình Chiểu tại Đại học Văn khoa Sài Gòn; tại Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn diễn tuồng hát bội Lục vân Tiên do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Rỡ soạn v.v…

Được biết chương trình này được thực hiện ở miền Nam là nhằm kỷ niệm 150 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tính theo tuổi ta.

Còn tại miền Bắc lại tổ chức vào tháng 6.1972. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu rõ: “Thông qua kỷ niệm lần này, cần động viên học tập và phát huy tinh thần yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, củng cố lòng tin sắt đá vào tiền đồ của Tổ quốc, nâng cao ý chí chiến đấu, bảo vệ và tăng cường miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ra sức chi viện tiền tuyến lớn đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Dịp này Viện Văn học có xuất bản tập sách Nguyễn Đình Chiểu - tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, dày 670 trang.

Và sau đây là những gì tôi ghi chép ở Cốc Đá Nổi liên quan đến Cụ Đồ Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên.

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Vài góp ý về sách giáo khoa môn lịch sử

Tại sao sinh viên học sinh (SVHS) hiện nay không yêu thích môn sử? Câu hỏi này đã gióng lên hồi chuông báo động về một thực trạng đáng buồn, nhưng đến nay chúng ta vẫn có chưa biện pháp giải quyết thỏa đáng. Thậm chí, theo giáo sư Phan Huy Lê đã đến lúc cần phải biên soạn lại sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi khảo sát SGK môn học này từ lớp 6 đến lớp 12 đang được giảng dạy trong nhà trường nhầm góp phần tìm câu trả lời đang đặt ra.

 

 

1. CẤU TRÚC KHÔNG HỢP LÝ

Ngay từ lớp 6, ở cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” nhưng HS buộc phải tiếp thu một vấn đề quá lớn như Khái quát lịch sử cổ đại, từ xã hội nguyên thủy đến quốc gia cổ đại phương Tây, phương Đông, kể cả Văn hóa cổ đại, Lịch sử VN từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Các nhà biên soạn SGK sẽ có lập luận của họ khi lý giải vấn đề này. Nhưng xin thưa, ta sẽ lý giải ra sao khi các em phải tiếp cận, phải trả lời những câu hỏi mà chính người lớn cũng... bí rị? Chẳng hạn, chỉ xem một tấm hình khắc trên lăng mộ Ai Cập thế kỷ XIV trước công nguyên mà “Em  hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập” (!), “Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại?”. Bên cạnh đó HS còn phải tiếp cận những từ như luật Ham-mu-ra-bi, giấy Pa-pi-rút, chiếm hữu nô lệ, thời nguyên thủy trên đất nước ta với những các câu hỏi “hóc búa” như “Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?”, “Thời dựng nước đầu tiên để lại gì cho đời sau?” v.v...

Có một khó hiểu là từ năm lớp 6, HS đã học “Lịch sử VN từ nguồn gốc đến thế kỷ X”, nhưng lên lớp 10 thì lại học “Lịch sử VN từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX”. Như vậy, những vấn đề trên được lặp lại nhưng cách trình bày lại không nhất quán. Chẳng hạn, về các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc, SGK 6 đề cập đến các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền; còn SGK 10  lại loại cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Mai Thúc Loan (?).

Sự cấu trúc không hợp lý này ta còn gặp ở các tập khác. SGK 8, HS học “Lịch sử VN từ năm 1858 đến năm 1918”, thì SGK 11 lại là “Lịch sử VN (1858- 1918)”! Cả hai tập này, do thông tin đưa ra không nhất quán nên ta có thể hỏi, chẳng hạn “Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể  chia làm bốn giai đoạn” (SGK 11), hay chỉ ba giai đoạn (SGK 8)?; Pháp tấn công đồn Chí Hòa vào “Ngày 23.2.1861” (SGK 11) hay “Đêm 23 rạng ngày 24. 2.1861” (SGK 8)?; Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất từ sự việc của tên lái buôn “Giăng Duy-puy” (SGK 11) hay “Duy-puy” (SGK 8)? Khi Pháp đánh Thuận Hóa, “Ngày 20.8.1883, chúng đổ bộ lên bờ. Quân ta anh dũng chống trả” (SGK 11) hay “Đến ngày 20.8.1883, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình hoảng hốt xin đình chiến”? (SGK 8) v.v... Chỉ một câu như thế, đừng tưởng đơn giản, công tội nhà Nguyễn cũng được nhìn nhận từ đó. Căn cứ Tân Hòa của Trương Định ở đâu, trong SGK 11 không nói rõ. Phong trào kháng thuế năm 1908, cũng chỉ ghi nổ ra ở Trung kỳ rất chung chung. Cách viết đơn giản như thế không thể hiện hết tầm vóc cuộc chống sưu thuế vĩ đại này. Vì ban đầu nó diễn ra ở Quảng Nam, nhưng sau đó mới lan rộng cả Trung kỳ. Về mô hình giáo dục nổi tiếng Đông Kinh nghĩa thục, “Đây là một kiểu trường học xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh Trị” (SGK 11) hay “Đông Kinh là tên cũ của Hà Nội, nghĩa thục là trường tư làm việc vì lợi ích chung” (SGK 8)? v.v...

Về vai trò đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, SGK 8 (trang 149) và SGK 11 (trang 154) đều viết giống nhau từ dấu chấm, dầu phẩy, nhưng đáng ngạc nhiên là SGK l1 có thêm một câu: “Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền VN sớm hồi hương”. Dù cùng một ê kíp biên soạn, tại sao SGK 8 lại bỏ câu này?

Nhìn chung cấu trúc của các bộ SGK này chưa thật sự khoa học, dễ gây nhàm chán cho HS từ văn phong đến cách đặt vấn đề. Tương tự, SGK 9 đề cập đến “Lịch sử VN từ năm 1919 đến nay” thì SGK 12“Lịch sử VN từ năm 1919 đến 2000” (?). Như vậy HS phải tiếp cận lại những vấn đề đã học, kể cả hình ảnh minh họa và những đoạn văn ná nhau hoặc bê nguyên xi từ tập này qua tập kia. Nhưng điều khó hiểu ở đây vẫn là sự không nhất quán. Chẳng hạn, Tân Việt cách mạng Đảng do tù chính trị “cùng một số sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội lập” (SGK 12) hay do “một số sinh viên Trường Cao đẳng  Đông Dương” lập (SGK 9)? Hoặc theo SGK 10“năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long” nhưng SGK 7 Nguyễn Ánh “năm 1806 lên ngôi Hoàng đế” v.v...

2. NHỮNG SAI SÓT CẦN CHỈNH SỬA

Lâu nay, ta vẫn quan niệm SGK là pháp lệnh, không thể sai sót nhưng các bộ sách dành cho HS hiện nay chưa đạt đến chuẩn mực mà chúng ta mong muốn. Thứ nhất, điều đáng phàn nàn nhất vẫn là văn phong hành chánh của nhóm biên soạn. Chẳng hạn, về sự hy sinh lẫm liệt của Hai Bà Trưng, lâu nay ta vẫn nhớ đến hình ảnh hào hùng, bi tráng Hai Bà gieo mình xuống dòng Hát Giang. Nay HS được tiếp nhận bằng văn phong khô khốc, lạnh lùng “đã hy sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê” (SGK 6)! Thậm chí, chỉ là “Hai Bà Trưng hy sinh” (SGK 10)!

Đọc SGK nhưng ta lại có cảm giác như đọc một bản báo cáo chính trị. Thử liệt kê theo SGK 7 khi đánh giá về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: nhân dân có lòng yêu nước, bất khuất, quyết tâm giành độc lập, đoàn kết, có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu, biết dựa vào dân, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước... (trang 93). Với “mô hình” đánh giá rất chung chung này, chỉ cần thay đổi một số từ là có thể áp dụng cho các cuộc khởi nghĩa khác. Đơn cử, khi đánh giá về phong trào Tây Sơn, ta vẫn thấy SGK lặp lại những “gạch đầu dòng” ấy (tr. 131)!

Dù dài dòng, nhưng với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, SGK vẫn không nêu được, đã bỏ sót tư tưởng chiến lược và sách lược của nhà tư tưởng, nhà biện luận thiên tài Nguyễn Trãi: “mưu phạt tâm công”. Nó sẽ lý giải vì sao không tương quan lực lượng, nhưng nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi cuối cùng. Có phân tích được thì sau này học về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, HS mới hiểu rõ hơn nữa về sự sáng tạo của Đảng Cộng sản VN trong thời đại mới đã kế thừa, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa chiến lược đó như thế nào.

Lịch sử là sự vận động, một sự tiếp nối không ngừng, chứ không phải những “lát cắt” biệt lập. Tương tự, trong phần học về “Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976- 1980”, SGK 10 đã không phân tích sự hạn chế, sai lầm khi chúng ta thực hiện công cuộc cải tạo công thương nghiệp trong quá trình xây dựng XHCN. Trong khi đó, Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần VI đã nêu rõ “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” thì SGK lại né tránh. Như thế khi học đến học về công cuộc Đổi mới từ Đại Hội VI, làm sao HS có thể thấy hết ý nghĩa quyết tâm Đổi mới của Đảng để nâng cao nhận thức của mình?

Không chỉ với văn phong khô khan và liệt kê con số mà SGK còn bộc lộ những bất cập khác. Xin đơn cử từ SGK 7: Thời nhà Lê “Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát”, những hạng người trên chỉ  cấm đi thi chứ không cấm đi học, lệ này bãi bỏ dưới thời vua Lê Dụ Tông, chứ không phải áp dụng xuyên suốt thời nhà Lê; “Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam”, do Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm ám hại nên xin chúa Trịnh đi, “cao chạy xa bay” chứ chả “được cử” gì ở đây cả v.v...

SGK 8: “Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến”. Thưa, năm 1915: khoa thi  Hương cuối cùng ở Bắc kỳ, năm 1918: khoa thi hương cuối cùng ở Trung kỳ, rồi ngày 21.12.1917 Toàn quyền Đông Dương A. Sarraut đã ra Nghị định ban hành Quy chế chung về ngành giáo dục ở Đông Dương thì “vẫn duy trì” cái gì nữa?; “Tháng 3. 1909, Phan Bội Châu buộc phải rời khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngưng hoạt động”, mãi đến đầu tháng 2.1912 cụ Phan cùng các đồng chí mới quyết định cải tổ Hội Duy tân thành Việt Nam Quang phục Hội kia mà.

SGK 10: “Bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu là bộ sử chính thống của nhà nước được biên soạn” lẽ ra phải cho HS biết đây là “bộ quốc sử đầu tiên của nước ta”; chỉ từ thế kỷ XVI - XVIII “Kinh nghiệm “Nước - phân - cần - giống” được đúc kết qua sản xuất”, vậy hóa ra trước đó nhà nông ta chưa có kinh nghiệm này? Vô lý! “Thời Trần suy vong, Tể tướng Hồ Quý Ly thực hiện cuộc cải cách lớn”, thời Trần không gọi Tể tướng, với cương vị tương đương phải gọi đúng tên là “Phụ chính thái sư nhiếp chính Hồ Quý Ly”; “bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục”, không phải sử thi đây là tập diễn ca lịch sử Việt Nam; “về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, phải gọi đúng tên “Hải Thượng y tôn tâm lĩnh”...

SGK 12: “Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (TQ), kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế”. Thưa, Pháp kết án tù cụ Phan ở Thượng Hải hay tại Hà Nội? “Một số đảng chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu là... Nguyễn An Ninh v.v...)”. Thưa, Nguyễn An Ninh không liên quan gì đến các tổ chức trên.


3. THỬ ĐƯA RA MỘT GIẢI PHÁP

Chỉ mới khảo sát phần lịch sử VN, chúng ta đã phát hiện ra những bất cập trên. Liệu phần lịch sử thế giới từ cổ đại, trung đại đến năm 2000 cũng có những va vấp tương tự? Theo chúng tôi, do mong muốn nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ cho HS nên các nhà biên soạn SGK bộc lộ nhiều lúng túng. Họ đứng trước áp lực phải trình bày lịch sử cả thế giới (trong đó VN) một cách chi tiết nên họ không thể đi sâu vào từng vấn đề cụ thể nào. Do đó cách lựa chọn của họ là bám theo biên niên lịch của sự kiện. Vì thế, cách trình bày rất khô khan, nặng về số liệu khiến chúng ta có cảm giác như đọc các bản báo cáo chính trị.

Chúng ta thử xem bài học của HS lớp 7 khi học về “Phong trào Tây Sơn” (bài 25). Sau đây là các phần mà HS phải học: I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn: 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII; Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.  II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm: 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn;  Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785). III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: 1. Hạ thành Phú Xuân- tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh; Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà. IV. Tây Sớn đánh tan quân Thanh: 1. Quân Thanh xâm lược nước ta; 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789); 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Son (từ trang 119 - 131). Chao ôi! HS phải trả lời đến 11 câu hỏi, trong đó có những câu rất “thuộc lòng” như “Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771- 1789)”. Liệu có cần thiết không? Đã thế, qua 13 trang dài dằng dặc như thế, nhưng các nhà biên soạn SGK lại không tóm tắt những ý chính làm các “toát yếu”; hoặc “bài học” thì HS làm sao nhớ nổi tất tần tật các sự kiện trên?

Cần thay đổi một quan niệm, học sử là nhằm hình thành nhân cách, chứ không phải để thuộc các con số “ngày nào? tháng nào?”. HS rút ra được ý nghĩa gì, bài học từ mỗi sự kiện của quá khứ để vận dụng cho tương lai mới là điều mà SGK cần hướng đến. Nhà sử học Dương Trung Quốc hoàn toàn có lý khi cho rằng: “Cái quan trọng nhất của lịch sử (tạm gọi) là tính ngụ ngôn hay những bài học của lịch sử, thấm vào thế hệ trẻ không phải tri thức đơn thuần. Hiện, chúng ta mới nhìn lịch sử như là trí nhớ, trong khi phải tìm thấy bài học lịch sử gắn với ngày hôm nay thì mới có ý nghĩa”.

Đã thế, cách bố cục dàn bài cho mỗi tập SGK lại trùng lắp nhau, khiến HS phải học đi học lại một vấn đề. Do nặng về các sự kiện lịch sử nên các nhân vật cụ thể chỉ được các nhà biên soạn SGK viết thoáng qua. Nếu viết về cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông mà SGK viết thật hay, hình vẽ thật đẹp về những tấm gương Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão...; làm nổi bật câu nói như “Đầu tôi chưa rơi xin bệ hạ đừng lo”, “Nếu muốn hàng giặc, bệ hạ hãy chặt đầu tôi”, “Thà là ma nước nam còn hơn làm vương đất Bắc” v.v... thì HS sẽ thích thú, sẽ nhớ lâu hơn các con số, sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa của cuộc kháng chiến đời Trần. Sử là một học của tình cảm, đành rằng có lúc phải nhớ đến năm tháng cụ thể (vì đó là những sự kiện lớn bắt buộc phải nhớ) thì điều quan trọng là nó phải tác động đến tình cảm thương, ghét của của HS. Cách biên soạn SGK của chúng ta chưa thỏa mãn được yếu tố này.

Trước thực trạng này, đã đến lúc chúng ta cần phá bỏ sự “độc quyền” trong biên soạn và phát hành SGK đã tồn tại vô lý nhiều năm nay. Biên soạn SGK là trách nhiệm của mọi nhà sư phạm, mọi nhà nghiên cứu chứ không phải “lãnh địa” của riêng ai. Thiết nghĩ, Bộ GD & ĐT cần ban hành chương trình chung cho tất cả môn học từ tiểu học đến trung học, căn cứ vào định hướng này các nhà làm SGK sẽ biên soạn tùy theo tư duy sư phạm của họ. Như thế, SGK đưa ra thị không đi chệnh hướng của Bộ mà lại có nhiều sắc màu, phong phú và đa dạng. Chính chất lượng của bộ sách sẽ quyết định các nhà trường chọn bộ sách nào để dạy  cho HS. Họ có nhiều chọn lựa, chứ không chỉ có một và “chỉ một mà thôi” như hiện nay. Nếu bộ SGK nào kém chất lượng thì cơ chế thị trường sẽ đào thải. Có như thế, Bộ ta mới huy động và phát huy được hết chất xám của trí thức hiện nay cùng góp sức nhằm hoàn thiện SGK. Sự “độc canh” lãnh vực SGK của một nhóm người và “độc quyền” xuất bản đã cho thấy những bất cập mà đến lúc chúng ta cần phải mạnh dạn thay đổi. Nếu không chính HS là người thiệt thòi trước nhất.

Tuy còn nhiều vấn đề cần trình bày, nhưng trong khuôn khổ bài báo ngắn chúng tôi tạm dừng tại đây. Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía người biên soạn SGK và bạn đọc.

LÊ MINH QUỐC

(nguồn: tạp chí Xưa & nay - 2009)

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Về vở kịch mở đầu cho sân khấu kịch nói Việt Nam

Từ những năm cuối thế kỷ XIX, có một vài đoàn kịch Pháp sang nước ta biểu diễn.

Chắc chắn sự kiện này đã tạo được sự kích thích cho những nhà hoạt động nghệ thuật thời bấy giờ. Tại Sài Gòn, Nhà hát lớn đã khánh thành vào tháng 1.1900. Năm 1918, Ông đốc phủ Lê Quang Liêm và ký giả Đặng Thúc Liêng cho công diễn vở Hoàng tử Cảnh du Tây (hoặc Gia Long tẩu quốc), nhưng chưa phải là kịch nói và không được công chúng hoan nghênh.

vudinhlongRR
Vở kịch Chén thuốc độc in lại tại miền Nam năm 1970

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Tường thuật đêm biểu diễn lần đầu tiên của TRỊNH CÔNG SƠN

Sống trong đời, mối tình đầu bao giờ cũng để lại những dấu ấn khó phai, bởi sau đó người ta cũng có thể tiếp tục yêu một lần nữa, thậm chí một trăm lần nữa thì các mối tình ấy liệu còn còn nguyên vẹn cảm xúc ban đầu hay đã hằn dấu vết của kinh nghiệm? Với một nhạc sĩ cũng vậy. Tôi nghĩ rằng, đêm biểu diễn đầu tiên, lần đầu tiên xuất hiện trước đám đông cũng giống như lần thứ nhất bước đến với mối tình đầu đời. Và Trịnh Công Sơn không phải ngoại lệ.

tap-chi-Van

Tạp chí Văn - số bào tường thuật đêm diễn đầu tiên của Trịnh Công Sơn

Chia sẻ liên kết này...

 
 

LÊ MINH QUỐC: Thái giám trong hoàng cung Việt Nam

Cùng với Thăng Long, kinh đô Huế cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Thế nhưng, tại Huế, không phải ai cũng biết đến một ngôi chùa có tên dịu dàng là Từ Hiếu. Nét hấp dẫn của ngôi chùa này ngoài việc thờ phụng còn là nơi chôn cất của một hạng người trong xã hội phong kiến vĩnh viễn trở về cát bụi. Đó là Thái giám.

thai-giam

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - GÁI ĐẸP TRONG TÔI

gaideptrong_toi_R
 

*THÊM MỘT QUAN NIỆM VỀ PHỤ NỮ ĐẸP

Nhà thơ Ý NHI

Với Lê Minh Quốc, người phụ nữ là hiện thân của cái đẹp, là nguồn cội của tình yêu, là người sáng tạo thế giới và, cũng là người chịu đựng nhiều nhất những tai ách, những bất hạnh, những đau đớn của kiếp người. Tôi nghĩ, nếu không có tình yêu thương, không có nỗi cảm thông, không có sự hiểu biết và những trải nghiệm sống, Lê Minh Quốc khó viết nên những trang văn nồng nhiệt, tha thiết, có khi đắm đuối như vậy, về một đề tài đã được nhiều người luận bàn.

gaideptrong_toi_R

Không ít lần ta bắt gặp người viết ứa nước mắt, không cầm được nước mắt, rưng rưng cảm động khi nhắc đến một cảnh ngộ, khi trích dẫn một câu thơ, khi kể lại một câu chuyện tình yêu. Lê Minh Quốc đã thực sự dẫn dụ người đọc khi phân tích những câu thơ của Phạm Thái, Nguyễn Du, Bích Khê... trong phần “Hương gây mùi nhớ”; hay khi phân tích câu ca dao quen thuộc: “Mình nói với ta mình hãy còn son/ Ta đi qua ngõ thấy con mình bò/ Con mình những trấu cùng tro/ Ta đi gánh nước tắm cho con mình” trong phần “Vớt hương dưới đất”. Lê Minh Quốc cũng thật thấu đáo khi đưa tặng người đọc những câu thơ tình yêu tuyệt đẹp, đồng thời cũng phân tích thật sâu sắc câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà" của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Hình ảnh Thuý Kiều, cuộc đời chìm nổi của Thúy Kiều trở đi trở lại trong hầu hết các bài viết của Lê Minh Quốc như một ám ảnh, một giằng xé. Có thể nói, Thúy Kiều là hình ảnh choáng ngập các trang viết của tập tạp bút này.

***

Tôi vẫn nghĩ, tạp bút là thể văn khó. Thể văn này đòi hỏi một sự hiểu biết sâu rộng, một cách suy nghĩ sắc sảo, một khả năng liên tưởng tinh tường và kỹ năng buông bắt nhanh nhạy.

Với một nguồn sử liệu, văn liệu tương đối dồi dào, với những trải nghiệm cần thiết, với sự nhạy cảm của một nhà thơ, Lê Minh Quốc đã góp thêm một thành công cho thể loại văn học này, cùng tác phẩm Gái đẹp trong tôi. Cách dẫn dắt sự kiện, cách liên tưởng, phân tích của Lê Minh Quốc ở một số bài viết đã thực sự lôi cuốn người đọc. Có thể nhắc đến ở đây vài ví dụ như “Hương gây mùi nhớ”, đã được bắt đầu từ Mùi nhớ, rồi dẫn thơ Bích Khê, dẫn lời Nguyễn Tuân, rồi quay lại với Bích Khê, để, cuối cùng, trở về với Mùi nhớ; hay “Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau” khi tác giả bàn về sự cao thượng trong tình yêu, sự chung thủy, cách xử sự trong tình yêu bằng những mối tình của các danh nhân như  Hải Thượng Lãn Ông, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu...

Lê Minh Quốc sử dụng nhiều văn liệu cho các bài viết của mình. Anh thường dẫn đúng, trích đúng nên văn liệu đã góp phần đích đáng cho sự thành công của anh. Lê Minh Quốc cũng đã tạo được giọng văn, nhịp văn của riêng anh. Có thể gọi đây là cái giọng, cái nhịp của đời sống phố phường hiện đại chăng.

Có thể, do ngữ khí của mình, đôi khi tác giả cũng lớn lối, cũng có những kết luận còn vội vàng, còn khiên cưỡng. Lê Minh Quốc nhiều lúc thấu tình đạt lý và đôi khi đạt lý mà chưa thấu tình; hay tình thì thấu mà lý chưa thông. Dù vậy, Lê Minh Quốc, một lần nữa, góp thêm cho người đọc một quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ và quan niệm về người phụ nữ đẹp.

Tôi nghĩ, cuốn sách sẽ được bạn đọc, nhất là bạn đọc nữ đón nhận.

Y.N

(Giáp Tết Tân Mão)

 

*CẢM THỨC ĐÀN BÀ

Tiến sĩ - NSƯT BẠCH TUYẾT

Một nghệ sĩ ca kịch - cải lương và một ông nhà thơ, tôi đồ rằng, Quốc hiếm khi xem cải lương; và tôi, siêng năng đọc bài báo của ông nhà thơ nhiều hơn là đọc thơ của ông nhà báo.

gaideptrong_toi_R

Và Gái đẹp trong tôi - tức là trong mắt, trong tay, trong lưỡi, trong ý của Lê Minh Quốc đã bỗng chốc hiển lộ. Nhưng lần này, Lê Minh Quốc gần với một nhà bình giảng, lại là một tay bình giảng văn thơ nhạc họa… “mất nết”, hào hoa nhất, phong lưu nhất trong những nhà bình giảng đứng đắn, nghiêm cẩn. Đông Tây kim cổ, những tinh hoa phát tiết lưu giữ từng nền văn hóa rực rỡ nhất đã được Lê Minh Quốc mời lại, dẫn dắt, quây quần, tất cả duy chỉ dưới một cảm thức đắm đuối, nồng nàn, hoang hoải, quay quắt: cảm thức Đàn Bà.

Đến đây, tôi hình dung thật rõ gương mặt của cậu học sinh trung học Michael lần đầu tiên được ngắm nhìn Hanna trong một buổi chiều ướt đẫm. Michael run rẩy và… phát sốt khi hơi thở của cậu chạm lên từng miền da thịt ngồn ngộn của người đàn bà. Thằng bé con trở thành một người đàn ông, từ đấy Michael say mê làm “người đọc” (Der Vorleser - Bernard Schlink) của Hanna, họ nghe - đọc dưới ánh sáng của tình yêu, của hy vọng và sự hy sinh tuyệt vời cho tình yêu.

Lê Minh Quốc đã không giấu giếm mình - một người đàn ông không chịu… lớn, anh ta là một đứa trẻ, háo hức, tị mị rồi lại chán ngán, buông xuôi; anh ta chân thành, ngây thơ rồi lại nghi hoặc, ghen tuông… Cả một pho văn chương nghệ thuật, Quốc đắm chìm trong cảm nhận và rồi, chàng ta kéo gần lại trong cảm giác của một hành trình suy nghiệm từ chính bản thân mình. Trước Đàn bà - tôi thích gọi như thế hơn là Gái đẹp, Quốc ạ, - Quốc thật thà - ranh mãnh; Quốc tinh tường - khờ khạo; Quốc chiêm ngưỡng - hững hờ và rất thật là một Lê Minh Quốc khát khao kiếm tìm, khám phá cái đỉnh cao “Đẻ là sự sáng tạo. Đàn bà là kẻ sáng tạo. Họ sáng tạo ra vũ trụ này…”; “…không gì đẹp bằng người đàn bà bụng chửa dạ mang/ từ đây có một trái đất của riêng nàng/ được đặt bình yên tại nơi thánh thiện/ nàng cao quý mỉm cười mãn nguyện/ gìn giữ cho riêng mình/ một hành tinh/ một bình minh/ đặt tên là Sự Sống”.

Với Gái đẹp trong tôi, Lê Minh Quốc trình diện mình qua nghệ thuật khảo cứu và một kiểu đọc - Quốc cũng là một “người đọc” trước kho tàng ca dao tục ngữ, trước áng Kiều tuyệt tác, trước những mảnh ghép từ thời Cổ đại, qua Phục hưng đến Đương đại. Từng điểm mốc văn hóa ấy, Lê Minh Quốc lớn dần lên và đĩnh đạc trong cách nhìn, lối nghĩ, để rốt cùng, đối diện với những cuộc tình nhân gian, Quốc tự cảm: “Yêu? Nghĩ cho cùng là một cách từng bước hoàn thiện bản thân”. Đàng hoàng quá, tử tế quá và… chân lý quá, ông nhà thơ ạ !

Một điểm gặp, khá hiếm hoi là trong Gái đẹp trong tôi, Quốc có vẻ rất “Idol” - thần tượng - Thúy Kiều - cũng là một nhân vật lớn trong gia sản làm nghề của tôi. Nói không ngoa, lần này, Lê Minh Quốc lại góp thêm vào nhân gian một kiểu đọc Kiều, như trước đây Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giải mã Kiều bằng “Thả một bè lau”.

Và tôi cảm động, hơn thế, tôi muốn cảm ơn Lê Minh Quốc đã đau đáu giùm tôi về cái quan niệm “xướng ca” như một dấu lặng truyền kiếp, không dễ dàng cởi bỏ. Trên hành trình đi tìm Gái đẹp, Quốc bất ngờ rẽ ngang câu chuyện của mấy trăm năm trước, phản kháng trước quan niệm con nhà hát tuồng, hát chèo, hát ả đào không được đi thi, Đào Duy Từ rời bỏ Bắc Hà vào phương Nam trở thành một trong những vị khai quốc công thần cho nhà Nguyễn. Một câu chuyện, đúng ra là một dữ liệu đã đọc nhưng qua lối đọc - kể của Quốc, vẫn cứ nghe xót xa, thương cảm lẫn… bất bình.

Nhà của Quốc được xây và ngăn bằng những bức tường sách. Mỗi năm, nhà thơ này cứ cho ra đều đặn những tác phẩm: sáng tác có, khảo cứu có, tiểu thuyết lịch sử - dã sử có. Và có lẽ, Gái đẹp trong tôi là một lối thư giãn đầy chữ nghĩa của Lê Minh Quốc để sau đó, anh ngồi lại vào bàn, miệt mài, tận tụy, say mê giải phóng nguồn năng lượng sáng tạo không biết mệt mỏi. Và, hẳn nhiên, chưa bao giờ thôi có một Người Đàn Bà - hiện hữu nơi chốn riêng của Lê Minh Quốc…

B.T

 

LỜI BẠT

*MỘT NỬA ĐÀN BÀ LÀ... GIÀY

Fashion designer /  X.O Co./ blogger LÊ PHƯƠNG THẢO

Bà chị họ tôi nói huyên thuyên về bộ film Sex and the City phần 1 và phần 2 cùng với cả series chiếu trên HBO. Thế là chúng tôi xúm lại bàn về “nhân vật” nổi tiếng chỉ sau nhân vật chính Carrie trong bộ film này: những đôi giầy của Manolo Blahnik. Ông anh họ ngồi ngẩn người nghe, và không dằn được sự nghi ngại: “Có ai mà lại mê giày đến thế?” Tôi gật: “Có em”. Bà chị họ tôi cũng tròn mắt: “Có tôi nè”. Còn cô bạn gái tôi ngạc nhiên nhìn ông anh họ tôi và “phán” một câu chắc nịch: “Đàn bà ai mà không mê giày?”. Cô nói quả quyết như thể vừa tuyên bố “Đàn bà ai mà không mê đàn ông?”... Cũng như khi nhìn thấy lá chanh, ai không mơ đến con gà béo ngậy? Nhìn thấy mắm tôm lại không thèm thuồng tô bún riêu nồng nàn khói ấm?

Thế thì, ta nghĩ như thế nào về... giày?

gaideptrong_toi_R

1.

Giày... hoàn chỉnh đàn bà.

Đàn ông hoàn chỉnh đàn bà, không có đàn ông, đàn bà cảm thấy chơi vơi chênh vênh, chao đảo. Người đàn bà điệu đà, sau khi đã bỏ vài tiếng đồng hồ sửa soạn trang điểm ăn mặc, tự ngắm mình trong gương rồi, cũng là để đàn ông ngắm, và chờ đợi xem đàn ông nghĩ gì nói gì phê bình gì về mình. Đàn bà có tài giỏi đến đâu, có quyến rũ đến đâu, có giàu có đến đâu, nhưng nếu họ không có bên cạnh một người đàn ông, thì những thứ kể trên đều chỉ là gần như... vô nghĩa. Cái sự vô nghĩa này cũng giống như khi thưởng thức miếng thịt vịt thật ngon, nhưng thiếu đi chén nước mắm gừng tái tê đầu lưỡi. Cũng vô nghĩa như mặc áo veston nhưng lại diện vào đôi guốc mộc! Cũng vô nghĩa như ngắm nhìn bát tiết canh lại thiếu đi những cọng ngò tây mơn mởn gợi tình. Thế là, người đàn bà trong đêm khuya, sẽ trằn trọc, sẽ thao thức và sẽ tự hỏi: “Mình đã làm điều gì sai?”. Ừ, mình chả làm gì sai. Hay là: “Đàn ông sao lại tự dưng bị mờ mắt nhũn não hết cả rồi?” và tất nhiên họ sẽ thở dài một cách não nùng như vừa nghe xong sáu câu vọng cổ xuống xề một cách mùi mẫn.

Rõ ràng, đàn ông, là một con ốc rất nhỏ có thể xiết chặt lại những bộ phận mong manh rung rinh dễ vỡ của đàn bà.

Giày cũng thế. Giày tuy được người đàn bà trang bị nhằm bảo vệ bộ phận ở tận cùng thân thể, tiếp cận với mặt đất chứ không bay bổng đâu đấy trên mắt trên môi của họ nhưng lại nắm một vai trò quan trọng vào bậc nhất! Ghê chưa? Không có giày, đàn bà chẳng thực tế giao lưu với thế giới bên ngoài được; không có giày, đàn bà chỉ ở nhà đọc sách và xem ti vi, chứ đố bén mảng bước ra ngõ; không có giày, đàn bà phải đi chân không, chuyện này chỉ có thể xảy ra ở... biển với bàn chân trần có những móng chân sơn màu mận chín nuột nà kỹ lưỡng…(Mà biển, chỉ thỉnh thoảng được xuất hiện trong lịch sống bận rộn của người đàn bà hiện đại).

Vậy nên, người đàn bà hiện đại bận rộn sẽ có rất nhiều giày, để hoàn chỉnh cho buổi sáng họp hành, buổi trưa café với khách hàng, buổi chiều dạo phố mua sắm lóc cóc gõ gót trên vỉa hè Đồng Khởi, buổi tối nghe nhạc nhảy nhót ở Vasco, buổi đêm gần về sáng ngồi gác chân lên ghế ở Q Bar, đong đưa một chiếc giày xinh xắn cao gót ở một tay, tay kia xoa bóp gót chân trần đang hơi sưng đỏ vì đi -đứng- nhảy nhiều quá.

Đấy, là chỉ mới có ngày thứ hai, thứ hai là ngày đầu tuần, họ đang cố gắng chăm ngoan. Một ngày thứ hai với bộ trang phục có lẽ là một màu rạng rỡ để tự nhắc nhở rằng, đầu tuần lễ, phải hăng hái hớn hở tươi tắn để kéo theo toa đoàn tàu của  những ngày sau đấy trong tuần.

Và cứ nhân 1 ngày đấy cho 7, người đàn bà có 1 tuần, cứ nhân 1 tuần đấy cho 52, đàn bà có 1 năm. Cứ nhân 1 năm đấy cho giày, đàn bà có rất nhiều giày.

Thế là giày xuất hiện một ngày, một tuần, một năm, và thế là giày… hoàn chỉnh đàn bà.

2.

Giày là một nửa của đàn bà.

Đàn ông là một nửa của đàn bà, ai cũng bảo thế cả và ngay cả... Thượng đế cũng bảo thế. Đố mà cãi. Có khi người ta cần nhiều nửa khác nhau để kiếm xem nửa nào vừa vặn nhất. Có một cô cựu người mẫu đã từng lên một  tạp chí nọ và tuyên bố rằng cô vẫn đang chờ một nửa của đời cô, mặc dù lúc đấy một nửa kia là... chồng cô đang ở nhà. Sau đấy thì “nửa này” bất ngờ không thể tin được tại sao “nửa kia” lại ăn nói vung mạng như thế! Khổ, cô vợ mếu máo rằng tại cái tạp chí đó muốn bóp méo sự thật để... bán báo!

Quay trở lại chuyện tổng quát và theo một nghĩa bóng bẩy hơn, là nếu đàn bà không có đàn ông, thì có một số thứ đàn bà chỉ có được một nửa. Tương tự như có gối nhưng thiếu chăn. Có môi nhưng không có hôn. Có nhà nhưng chưa có mái. Có ngón tay nhưng không có nhẫn cưới. Có sân khấu quảng trường nhưng cô ca sĩ biểu diễn lại không có micro. Phí phạm vô cùng. Và danh sách cứ kéo dài ra tiếp tục mãi mãi.

Giày cũng thế. Giày là một nữa, là ¾ ,có khi là 90% của đàn bà. Người ta không thể sống còn nếu chỉ có một nửa .Giống như có hít vào mà không thở ra. Có những phóng viên đã hỏi Victoria Beckham rằng: “Cô không thể sống thiếu điều gì, hay cái gì”. Cô ấy chả hề ngần ngại và trả lời ngay rằng: “Tôi không thể sống thiếu những đôi giày của tôi”.

3.

Giày định vị đàn bà.

Đàn ông định vị đàn bà. Trước hết là danh xưng, có từ Đàn ông, nên mới có từ Đàn bà. (Đấy là theo truyền thuyết, trời tạo nên Adam trước, rồi mới nghĩ đến việc làm nên Eva. Tại sao thế? Nhiều lý do, nhưng có lẽ muốn cho Adam khỏi phải nhuốm căn bệnh “thời thượng” như vật trang sức của văn nghệ sĩ thời @: cô đơn!). Vậy, đã có Adam, mới có Eva. Có vua, mới có hoàng hậu. Có tổng thống, mới có phu nhân tổng thống. Có bác sĩ, mới có bà bác sĩ. Có thằng Đậu, mới có Vợ thằng Đậu... vân vân và vân vân…

Tùy vào người đàn ông của họ, đàn bà có khi được gọi bằng “quý bà”, để có thể đi thi hoa hậu quý bà; hay là sẽ bị gọi bằng “cái con đấy”, để chạy rong bán vé chợ đen cho cuộc thi hoa hậu quý bà.

Kế đấy là chỗ đứng (hay chỗ ngồi, và chỗ nằm) trong xã hội. Đàn bà có thể đứng trên những tấm thảm đỏ trải dài đón những bước chân mang những đôi giày kiêu kỳ vào những bữa tiệc ra mắt sang trọng, hay đàn bà có thể đứng... đường, tùy vào người đàn ông của họ. Đàn bà có thể ngồi lọt lòng trong chiếc ghế bành êm ái, nhâm nhi ly rượu đỏ nồng nàn ấm áp, trên chiếc máy bay riêng, hay đàn bà có thể ngồi chen lấn chật chội đầy mùi mồ hôi trên chiếc xe tốc hành chạy từ nam chí bắc, tùy vào người đàn ông của họ.

Đàn bà có thể nằm trên chiếc giường nệm thoải mái thơm tho trắng muốt một màu, với ánh sáng êm dịu tỏa ra từ đèn ngủ, lâng lâng nghe tiếng nhạc nhẹ nhàng vang vọng, chờ một người. Đàn bà cũng có thể nằm trên một chiếc giường bình thường, nhàu nát chăn gối, đủ mùi nhiều vị, chán nản qua ngày chờ nhiều người. Tùy vào người đàn ông của họ.

Giày cũng thế. Người ta nhìn vào giày và đặt ngay vị trí của đàn bà ở đâu trong xã hội, có khi người ta nhìn vào giày là đặt ngay địa chỉ của người đàn bà. Giầy làm bằng da, kiểu mới nhất, hiệu LV, Prada, Gucci, Tods, Kate Spade, vân vân… đưa ngay đàn bà lên hàng giám đốc hay vợ giám đốc công ty; lên hàng một trong những người tình của một số đàn ông đình đám trong xã hội; lên hàng hội viên danh dự của hội phụ nữ sành điệu kèm sành tiêu tiền; và lên hàng của hội đàn bà tuy không thông minh nhưng rất may mắn trúng đất đai cổ phiếu… Và rồi những hiệu giày này cũng khoanh vùng chỗ ở của đàn bà trong địa phận bản đồ. Đó có thể là quận 1, Thảo điền, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Avalon, The Manor, hay Saigon Pearl v.v…

4.

Giày giúp đàn bà thực hiện lòng chung thủy.

Đàn ông giúp đàn bà thực hiện lòng chung thủy. Đàn bà khi có đàn ông trong đời mình rồi, là như ván đã đóng thuyền, như đinh đã đóng cột, như chim vào lồng, như cá cắn câu, như gạo đã thổi thành cơm, và như vợ đã có chồng.

Là không còn ngó ngược ngó xuôi, là không còn phân vân chọn lựa, là không còn so sánh chối bỏ, là không còn xôi hỏng bỏng không.

Giày cũng thế. Giầy đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn lòng thủy chung cho đàn bà. Con người vốn dĩ hay thay đổi, theo thời đại, theo mùa, theo khí hậu, theo cuộc sống, đặc biệt đàn bà còn thay đổi theo ngày trong mỗi tháng. Và đàn bà rất ưa thích thay đổi giày. Có khi đổi giày để phù hợp với quần áo, có khi đổi giày để đi với túi xách, có khi đổi giày để thích hợp với khung cảnh, với không gian, với nhóm bạn. Và có khi đàn bà thay đổi giày, chỉ vì không biết phải thay đổi cái gì khác nữa. Có nhiều lúc đàn bà thay đổi giày, để nuôi nấng thỏa mãn cái thèm khát cho một sự thay đổi mà họ không thể thực hiện được trong thâm tâm, như muốn đổi... đàn ông chẳng hạn .

Và tôi về nhà, nhìn vào tủ giầy của mình... sáu, bảy chục đôi giày để mang với bao nhiêu bộ quần áo khác nhau, để nhập các vai khác nhau. Những đôi giày theo tôi, nâng niu, ôm ấp, có khi hành hạ đôi chân của tôi. Nhưng những đôi giày đã cùng tôi rong ruổi hết tất cả những nơi, những chốn, những đi những đứng, những ngồi những nằm, đã cùng tôi lúc vui lúc buồn, lúc ăn lúc uống, lúc nghỉ lúc làm..

Những đôi giày đã chứng kiến hết các phần đời của tôi..

Có đôi cao vời vợi cho tôi một điệu đà...

Có đôi thấp lè tè cho tôi một thoải mái...

Có đôi màu xanh lạ lẫm cho tôi một sành điệu...

Có đôi màu đỏ chói chang cho tôi một nóng bỏng...

Có đôi màu đen tuyền cho tôi một quý phái phong lưu...

Có đôi ôm bít đầu ngón chân cho tôi một che chở...

Có đôi hở ngón chân cho tôi một khoe khoang...

Có đôi che gót nhỏ, cho tôi một kín đáo...

Có đôi dạo gót đỏ, cho tôi mát ngày hè...

Đấy, giày có khác chút gì với những người đàn ông trong cuộc đời của tôi đâu? Ừ, chẳng khác gì. Nhưng rồi khi đến một lúc nào đó - tôi, người đàn bà như mọi người đàn bà khác - sẽ thấy rằng: Nế mình có một người đàn ông của riêng mình (dù đến sau) mà mình đã lựa chọn thì những đôi giày có trước, những đấng Từ Hải, Kim Trọng, Triển Chiêu, Bao Công… đến trước cũng trở thành một kỷ vật, một kỷ niệm êm đềm. Nó chỉ còn trong dĩ vãng. Quá khứ. Và dần dần quên lãng…

Cũng có khi cả hai, một lúc nào đấy sẽ trở thành bộ sưu tập phong phú.

5.

Đàn bà định vị đàn ông.

Thật ra, điều quan trọng hơn cả là đàn bà chọn người đàn ông CỦA HỌ như thế nào.

Và, đàn bà ĐỊNH VỊ đàn ông, khi nói rằng “ ĐÂY, là người đàn ông CỦA tôi”.

L.P.T

MỤC LỤC

GÁI ĐẸP TRONG TÔI - LÊ MINH QUỐC


LỜI TỰA

*Thêm một quan niệm về phụ nữ đẹp - Nhà thơ Ý NHI

*Cảm thức đàn bà - Tiến sĩ - NSƯT BẠCH TUYẾT


I. Từ phen đá biết tuổi vàng

II. Hương gây mùi nhớ

III. Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau

IV. Vớt hương dưới đất

IV bis. Bẻ hoa cuối mùa

V. Tan sương đầu ngõ, bén mây giữa trời

VI. Tìm hoa quá bước

VII. Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng

VIII. Canh khuya thân gái dặm trường

IX. Đau đớn thay phận đàn bà

X.Một cây cù mộc, một sân quế hòe

 

LỜI BẠT

* Một nửa đàn bà là... giày - Fashion designer /  X.O Co./ blogger LÊ PHƯƠNG THẢO

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - MỘT NGÀY Ở MỸ

 

motngayomy-R

 

http://www.leminhquoc.vn/lmq/tac-pham-du-luan/nhan-dinh/822-doc-sach-mot-ngay-o-my.html

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Lê Minh Quốc - DU LỊCH CỦA NGƯỜI CÂM

IMG_0030m

Chia sẻ liên kết này...

 
 

Trang 10 trong tổng số 10

Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com