THỂ LOẠI KHÁC Biên Khảo 80 năm Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn: Những thông tin mới

80 năm Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn: Những thông tin mới

Thi nhân còn lại chút duyên 

Lại vò cho nát lại lèn cho đau

Là hai câu thơ mà nhà thơ Xuân Sách “phê phán” nhà phê bình Hoài Thanh - người có công rất lớn với phong trào Thơ mới, khi ông quay lại phủ nhận thành tựu của nó.

qunag-canh-hoi-thaoRR-

Quang cảnh Hội thảo Thơ mới và Tự lực văn đoàn ngày 20.10.2012

 

Chẳng riêng gì Thơ mới, ngay cả Tự lực văn đoàn (TLVĐ) cũng từng có thời kỳ bị xem là "hàng cấm". “Thế nhưng, cuộc sống rất công bằng, những sáng tạo nghệ thuật của một thời chưa xa ấy ngày càng được xem xét, đánh giá chính xác, nghiêm túc, đúng với giá trị vốn có của nó, đúng với tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI” - như PGS Trần Hữu Tá phát biểu đề dẫn tại hội thảo.

Hội thảo diễn ra ngày 20/10/2012 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, do bốn đơn vị đồng tổ chức (Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM và Tạp chí Thế giới mới - cơ quan của Bộ Giáo dục và đào tạo); có đến 72 tham luận của 69 nhà nghiên cứu, giảng dạy, đề cập đến nhiều vấn đề có không ít thông tin mới.

Về Thơ mới, các nhà nghiên cứu như Đoàn Lê Giang có tham luận Thơ mới Nam bộ 1930 - 1945; Hà Minh Châu có Thơ mới của các nhà thơ nữ Nam bộ; Lê Thị Thanh Tâm có Hồ Văn Hảo - một tiếng thơ mới nặng chất đời... là những chủ đề trước đây chưa được khảo sát chu đáo; hoặc lần này có những nhân vật và nhóm thơ được đề cập đến như nhà nghiên cứu Thụy Tường Vy với Xuân thu nhã tập và cuộc “tự vượt mình”; Trần Ban với Tìm hiểu thêm về biểu tượng nghệ thuật thơ Đinh Hùng; Lê Hồ Quang với Thơ tình Vũ Hoàng Chương… Bên cạnh đó, nhà phê bình Huỳnh Như Phương với Kháng cự Thơ mới? là bài viết nhìn nhận lại cuộc “mổ xẻ, phê phán “văn nghệ tiền chiến” trong đó có Thơ mới” của nhóm Sáng Tạo tại miền Nam thập niên 1960.

Rất tiếc, hội thảo này gần như vắng mặt… các nhà thơ.

9-3-sach-TLVD1

Triển lãm sách Tự lực văn đoàn

Về Tự lực văn đoàn, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Huệ Chi có tham luận Thử định vị TLVĐ; Bùi Thanh Truyền có Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi hư cấu thời TLVĐ; Lê Dục Tú có Truyện ngắn Khái Hưng, một đóng góp vào dòng truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945; Phạm Thị Phương có Tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh và phương pháp thái Tây của Dostoievski… đã nêu ra nhiều ý kiến mới, tạo tranh luận lý thú về học thuật. Chúng tôi tán thành mối quan tâm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khi ông cho rằng, với thế hệ cầm bút hiện nay, liệu có thể thực hiện được một cách tân như thời của Thơ mới và TLVĐ? Trong nhiều ý kiến ông đưa ra, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ về vấn đề trình độ ngoại ngữ (có thể đọc từ nguyên bản tác phẩm văn học nước ngoài); ý thức và điều kiện tìm hiểu kho tàng văn hóa truyền thống như thế hệ trước ở thế hệ cầm bút hiện nay như thế nào mà ông đặt ra. Theo ông: “Một tạp chí “Nam Phong mới” rất cần cho họ lúc này”.

2-nguyen-dang-manhRR

Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh trao đổi với nhà báo

Tại hội thảo, riêng phần công tác tư liệu cũng rất đáng nể. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Thi trong tham luận Văn xuôi TLVĐ - 80 năm “nhìn lại” khẳng định nhóm TLVĐ chỉ bảy thành viên, là vấn đề lâu nay giới nghiên cứu vẫn còn tranh luận. Tư liệu ông đưa ra là bức hý họa vẽ bảy nhân vật chủ chốt của TLVĐ in trên báo Ngày Nay số Xuân 1940; hoặc nhà nghiên cứu Phạm Mạnh Hùng đã làm Thư mục nghiên cứu, phê bình, TLVĐ và Thơ mới - theo nguồn tài liệu ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 và từ sau năm 1975 rất công phu v.v…

Đặc biệt, với sự cộng tác của ông Hoàng Minh - nhà sưu tập sách, tại hội thảo chúng ta được tận mắt nhìn các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới của hai miền Nam Bắc; sách của nhóm TLVĐ hoặc được trao giải thưởng TLVĐ… Thậm chí các tác phẩm của Hoài Thanh, Tú Mỡ, Nguyễn Bính… còn có cả thủ bút, chữ ký.

Theo nhiều đại biểu, nếu các tham luận này được biên tập, chỉnh lý để in ấn và phát hành rộng rãi - sẽ là một đóng góp không nhỏ cho giới nghiên cứu; kể cả các SVHS đang tiếp cận với dòng văn học này - một dòng văn học mà PGS Trần Hữu Tá khẳng định hoàn toàn có cơ sở là đã: “Hoàn tất quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc chỉ trong hơn một thập kỷ (1930 - 1945), đưa văn học nước ta từ quỹ đạo văn học trung đại hòa nhập chung dòng chảy của văn học thế giới hiện đại”.

LÊ VĂN NGHỆ

(nguồn: báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 22.10.2012)

Ghi chú:

THƯ MỤC NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH  TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ THƠ MỚI

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan về Thơ mới và Tự lực văn đoàn, nay tôi post THƯ MỤC NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH  TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ THƠ MỚI do PHAN MẠNH HÙNG (ThS, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM) thực hiện công phu. Xin cám ơn nhà nghiên cứu Phan Mạnh Hùng.

Tôi nghĩ, chắc chắn sau này, sẽ có người dựa vào Thư mục này để làm một công trình đồ sộ về Thơ mới và Tự lực văn đoàn.

Toàn văn tham luận này như sau:

"Tiểu dẫn:

Bảng Thư mục nghiên cứu về Tự lực văn đoàn và Thơ mới nhằm mục đích hỗ trợ bạn đọc quan tâm đến lịch sử vấn đề tiếp nhận, nghiên cứu và phê bình các tác giả, tác phẩm thuộc tổ chức Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới.

Nguồn tài liệu ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, ngoài các công trình ấn bản dạng sách, chúng tôi khảo sát các bài viết trên các chuyên san, báo, tạp chí (tên, năm phát hành số đầu tiên, tính chất, người chủ trương biên tập):

Bách khoa (1957), bán nguyệt san, Huỳnh Văn Lang, Lê Ngộ Châu; Đại học (1958), nguyệt san, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Trung và Trần Văn Toàn; Giáo dục phổ thông (1957), bán nguyệt san, Trần Văn Lắm;  Hiện đại (1960), nguyệt san, Nguyên Sa; Luận đàm (1960), nguyệt san, Thẩm Quỳnh; Nghiên cứu văn học (1967), nguyệt san, Thanh Lãng; Phổ thông (1958), bán nguyệt san, Nguyễn Vỹ; Sáng dội miền Nam (1959), nguyệt san, Võ Đức Diên; Thời nay (1959), bán nguyệt san, Nguyễn Văn Thái; Tin sách (1960), nguyệt san, Phạm Việt Tuyền; Văn (1967), bán nguỵệt san, Nguyễn Đình Vượng; Văn khoa (1957), đặc san, Nguyễn Huy Bảo; Văn học (1962), bán nguyệt san, Phan Kim Thịnh; Văn hoá Á châu (1958), nguyệt san, Nguyễn Đăng Thục; Văn hoá nguyệt san (1955), nguyệt san, Bộ Quốc gia Giáo dục;…

Các báo và tạp chí xuất bản ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 thời gian qua đã được nhiều nhóm sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ tiến hành thu thập, nghiên cứu tổng thuật, lập thư mục, trong đó có một số tờ vừa kể trên. Công việc đó đã góp phần làm hiển lộ diện mạo và thành tựu của nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học ở miền Nam trước đây. Việc làm của chúng tôi ở đây cũng nằm trong ý hướng đó. Công việc này, thiết nghĩ cần phải tiến hành càng sớm càng tốt và cần có sự góp sức của nhiều người mới mong đạt kết quả.

Nguồn tài liệu sau 1975, ngoài các công trình sách xuất bản tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến các tác giả, tác phẩm thuộc Tự lực văn đoàn và Phong trào Thơ mới, chúng tôi thống kê từ Tạp chí Văn học, từ 2004 đổi thành Nghiên cứu Văn học - là tạp chí thể hiện tiếng nói quan trọng của giới nghiên cứu văn học ở nước ta trong quá khứ cũng như giai đoạn hiện nay.

Quy cách xếp thư mục: các đơn vị tài liệu được chúng tôi sắp xếp theo vần họ - tên đệm - tên tác giả. Nếu tác giả có nhiều mục bài thì các mục bài được xếp theo thứ tự vần đầu của tên bài. Tiếp theo là tên bài (trong sách) - tên sách, tên báo, tạp chí - Tập, Quyển - (Tái bản, in lại) - NXB - Nơi xuất bản - Năm xuất bản (hoặc số và ngày tháng năm với báo, tạp chí) - Trang (nếu có thể)…


A. MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975

1a. Tự lực văn đoàn

1.    Bàng Bá Lân: Một kỷ niệm nhỏ về nhà thơ Tú Mỡ, Văn học, số 127, Sài Gòn, 1-5-1971, tr.60.
2.    Chu Đăng Sơn: Luận đề về Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Mười điều tâm niệm, in lần thứ 2, Thăng Long xuất bản, Sài Gòn, 1960, 136 tr.
3.    Doãn Quốc Sĩ: Vài ý nghĩ về cuốn Trống mái, Luận đàm bộ I, số 1, Sài Gòn, tháng 12-1960, tr.77.
4.    Doãn Quốc Sĩ: Vài ý nghĩ về cuốn Đôi bạn, Luận đàm bộ I, số 2, Sài Gòn,  tháng 1-1961, tr.85.
5.    Doãn Quốc Sĩ: Đọc Khái Hưng: Nửa chừng xuân, Luận đàm bộ I, số 5, Sài Gòn, tháng 4-1961, tr.97.
6.    Doãn Quốc Sĩ: Tự lực văn đoàn, Hồng Hà xuất bản, Sài Gòn, 1961, 240 tr.
7.    Dương Đình Tây: Gặp thi sĩ Tản Đà tại nhà khái Hưng, Phổ thông, số 15, Sài Gòn, tháng 7-1959, tr.24.
8.    Dương Nghiễm Mậu: Nhân nghĩ về Khái Hưng, Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.33.
9.    Dương Nghiễm Mậu: Hoàng Đạo và một vận động lịch sử, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.103.
10.    Đặng Tiến: Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh, Văn, số 37, Sài Gòn, 1-7-1965, tr.95.
11.    Đinh Hùng: Tìm về những mùa xuân dĩ vãng: men xuân quê nhà Thạch Lam, Sáng dội miền Nam, Sài Gòn, số 21, năm 1961, tr.5.
12.    Đinh Hùng: Gửi hương hồn Thạch Lam, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.2.
13.    Đinh Hùng: Những kỷ niệm chia ngọt sẻ bùi cùng Thạch Lam, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.21.
14.    Đinh Hùng: Tìm hiểu Thạch Lam, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.56.
15.    Đỗ Đức Thu: Thạch Lam, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.17.
16.    Đỗ Minh Châu, Trịnh Quang Vỹ: Nhận định về Hoàng Đạo, Luận đàm bộ II, số 8, Sài Gòn, tháng 8-1962, tr.996; số 10, tháng 10-1962, tr.1253; số 11, tháng 11-1962, tr.1364.
17.    Đỗ Minh Vọng: Nhân vị trong Hồ bướm mơ tiên, Đại học, số 4-5, Sài Gòn, tháng 9-1958, tr.101.
18.    Đỗ Minh Vọng: Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, Văn học, số 41, Sài Gòn, 1965, tr.81.
19.    Đông Hồ Lâm Tấn Phác: Tôi đã biết gì về Nhất Linh, Bách Khoa, số 180, Sài Gòn, 1964, tr.83.
20.    Hà Như Chi: Việt Nam thi văn giảng luận, Tập I và II, in lần thứ 3, Tân Việt, Sài Gòn 1956, 320 tr, 457 tr.
21.    Hiếu Chân: Hoài niệm Nguyễn Trường Tam, Văn, số 156, Sài Gòn, 1970, tr.5.
22.    Hoài Điệp Thứ Lang: Thạch Lam thẩm âm, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1963, tr.49.
23.    Hồ Hữu Tường: Khái Hưng, người thứ nhất muốn làm nguyên soái “văn chương sáng giá”, Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.27.
24.    Hồ Hữu Tường: Về Khái Hưng, Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.47.
25.    Hồ Hữu Tường: Nguyễn Tường Long, nhà chính trị, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.20.
26.    Huyền Kiêu: Thạch Lam, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.63.
27.    Huỳnh Phan Anh: Nhất Linh và “Bướm trắng”, Văn, số 156, Sài Gòn, 1970, tr.56.
28.    Huỳnh Phan Anh: Thạch Lam, tiểu thuyết gia, Giao điểm, Sài Gòn, số tháng 1-1972, tr.6.
29.    Kiêm Đạt: Tự lực văn đoàn, Giáo dục phổ thông, số 37, Sài Gòn, , 1-5-1959, tr.5.
30.    Kiêm Đạt: Sự thành lập Tự lực văn đoàn, Giáo dục phổ thông, số 38, Sài Gòn, 15-5-1959, tr.8.
31.    Kiêm Đạt: Tự lực văn đoàn: phong hoá đổi mới, Giáo dục phổ thông, số 39, Sài Gòn, 1-6-1959, tr.12.
32.    Kim Tưởng: Khái Hưng bị thủ tiêu vì hai câu đối, Phổ thông, số 19, Sài Gòn, tháng 9-1959, tr.35.
33.    Lãng Nhân: Thạch Lam, ký giả và hoạ sĩ, Văn, Số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.60.
34.    Lê Hữu Mục: Khảo luận về Khái Hưng (Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên), Trường Thi xuất bản, Sài Gòn 1958, 200 tr.
35.    Lê Hữu Mục: Khảo luận về Đoạn tuyệt, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1960, 186 tr.
36.    Lê Văn Trương: Thương nhớ Nhất Linh, Phổ thông, số 108, Sài Gòn, 8-1-1963, tr.66.
37.    Lê Xuân Khoa: Hoàng Đạo, Hiện đại, số 1, Sài Gòn, 1960, tr.7.
38.    Lưu Nguyên: Khái Hưng, nhà văn của tình yêu, Thời nay, Sài Gòn, số ra ngày 15-1-1960.
39.    Mai Chi: Khái Hưng trong tù, Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.40.
40.    Mai Thảo: Phượng hoàng gãy cánh, Văn, Số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.15.
41.    Ninh Văn, Xuân Tước: Luận đề về Tự lực văn đoàn, Sống Mới xuất bản, Sài Gòn, 1974, 102 tr.
42.    Nguyên Minh: Lễ truy điệu Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Phổ thông, số 119, Sài Gòn, tháng 1-1964, tr.97.
43.    Nguyễn Bá Lương: Luận đề về Nhất Linh (Đoạn tuyệt), Tao Đàn xuất bản, Sài Gòn, 1960, 113 tr.
44.    Nguyễn Duy Diễn: Mai, một nhân vật khả ái của Khái Hưng, Hiện đại, số 3, Sài Gòn, tháng 6-1960, tr.15.
45.    Nguyễn Duy Diễn: Vai trò của Phong hoá và Ngày nay, Hiện đại, số 6, Sài Gòn, tháng 9-1960, tr.19.
46.    Nguyễn Duy Diễn: Chân dung của Nhất Linh giữa cuộc đời và vai trò của Nhất Linh trước văn học sử, Tin sách, Số đặc biệt về Nhất Linh, Sài Gòn, tháng 7-1964, tr.31.
47.    Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong: Luận đề về Tự lực văn đoàn, Thăng Long xuất bản, Sài Gòn, 1967, 107 tr.
48.    Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong: Luận đề về Khái Hưng, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1960, 101 tr.
49.    Nguyễn Đang: Chuyện một người mà Nhất Linh là thần tượng, Văn, số 37, Sài Gòn, ngày 1-7-1965, tr.86.
50.    Nguyễn Đình Bảo: Hoàng Đạo, nhà văn của lý tưởng, Thời nay, số 3, Sài Gòn, 1-10-1959, tr.56.
51.    Nguyễn Đông Ngạc: Một vài thắc mắc về Nhất Linh, Văn học, số 41, Sài Gòn 1-7-1965, tr.45.
52.    Nguyễn Đồng: Tự lực văn đoàn, Bách Khoa, số 25-26, Sài Gòn, 1958, tr.30.
53.    Nguyễn Hữu Ngư: Sống và viết với Nhất Linh và những người khác, Nghè Xanh xuất bản, Sài Gòn, 1966, 371 tr.
54.    Nguyễn Khuê: Một nhà thơ trào phúng tiền chiến: Tú Mỡ, Văn khoa, số Hè 1974, Sài Gòn, tr.40.
55.    Nguyễn Mạnh Côn: Nhất Linh, Hoàng Đạo và một tên hậu học, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1956, tr.124.
56.    Nguyễn Ngu Í: Lễ truy niệm cố văn hào và chiến sĩ cách mạng Nhất Linh - Nguyễn Trường Tam, Bách khoa, số 168, Sài Gòn, 1963, tr.99.
57.    Nguyễn Ngu Í: Triết lý tuyệt hảo trong cuộc đời Nhất Linh - Nguyễn Trường Tam, Bách khoa, số 169, Sài Gòn, 1964, tr.134.
58.    Nguyễn Ngu Í: Lễ truy điệu Nhất Linh - Nguyễn Trường Tam, Bách khoa, số 169, Sài Gòn, 1964, tr.136.
59.    Nguyễn Ngu Í: Nhất Linh (1906-1963), trong Sống và viết với…, Nghè Xanh xuất bản, Sài Gòn, 1966, tr.10.
60.    Nguyễn Ngu Í: Nhớ Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Bách Khoa, số 325, Sài Gòn, 1970, tr.19.
61.    Nguyễn Quân: Nhất Linh Nguyễn Trường Tam (7.1908-7.1963), Văn học, số 41, Sài Gòn 1-7-1965, tr.4.
62.    Nguyễn Thạch Kiên: Vài kỷ niệm về Khái Hưng, Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.44.
63.    Nguyễn Thị Thế: Người em thứ sáu, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.8.
64.    Nguyễn Thị Thế: Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Sóng xuất bản, Sài Gòn, 1974, 132 tr.
65.    Nguyễn Tường Giang: Thạch Lam, cha tôi trong trí tưởng, Giao điểm, Sài gòn, số , tháng 1-1972.
66.    Nguyễn Triệu Luật: Ý hường cải tạo xã hội của Tự lực văn đoàn, Văn học, số 41, Sài Gòn 1-7-1965, tr.33.
67.    Nguyễn Văn Trung: Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, in lần thứ 2, Nam sơn xuất bản, Sài Gòn, 1965, 229 tr.
68.    Nguyễn Văn Xuân: Sơ lược tiểu sử Hoàng Đạo (1907-1948), Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.3.
69.    Nguyễn Văn Xuân: Vài nét về giòng họ Nguyễn Tường, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.9.
70.    Nguyễn Văn Xuân: Từ phong trào duy tân đến Tự lực văn đoàn, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.40.
71.    Nguyễn Văn Xuân: Hoàng Đạo với “Con đường sáng”, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.93.
72.    Nguyễn Văn Xuân: Năm mới đi viếng nhà thờ Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Bách Khoa, số 389, Sài Gòn, tr.39.
73.    Nguyễn Văn Xung: Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Tân Việt xuất bản, Sài Gòn, 1958.
74.    Nguyễn Văn Xung: Thử xác định vị trí của Nhất Linh, Văn, số 14, Sài Gòn, 15-7-1964, tr.3.
75.    Nguyễn Vỹ: Hồi ký: tôi còn nợ Nhất Linh sáu đồng, Phổ thông, số 6, Sài Gòn tháng 2-1959, tr.130.
76.    Nguyễn Vỹ: Rút kinh nghiệm: phê bình Tự lực văn đoàn và Nam Phong, Phổ thông, số 17 và 18, Sài Gòn tháng 8-1959, tr.6..
77.    Nguyễn Vỹ: Nhà văn Nguyễn Trường Tam đã từ trần, Phổ thông, số 107, Sài Gòn, tháng 7-1963, tr.117.
78.    Nguyễn Vỹ: Văn thi sĩ tiền chiến (Chứng dẫn của một thời đại), Khai trí xuất bản, Sài Gòn, 1970, 513 tr.
79.    Nguyễn Xuân Thu: Khái Hưng nhà văn sáng giá, Văn học, số 33, Sài Gòn, 1-3-1965, tr.10.
80.    Nhiều tác giả: Khái Hưng, thân thế và tác phẩm, Nam hà xuất bản, Sài Gòn, 1972.
81.    Phạm Văn Diêu: Tình yêu thiên nhiên trong văn chương Tự lực văn đoàn, Văn hoá nguyệt san, số 25, Sài Gòn, tháng 10-1957, tr.867.
82.    Tạ Văn Ru, Nguyễn Bá Lương: Luận đề về Hoàng Đạo: mười điều tâm niệm, Tao Đàn xuất bản, 116 tr.
83.    Tam Ích: Một số ý chung quanh nhà thơ trào phúng Tú Mỡ, số 127, Sài Gòn, 1-5-1971, tr.89.
84.    Tương Hùng: Vài nét về chân dung Nhất Linh, Văn, số 61, Sài Gòn, 1-7-1966, tr.129.
85.    Thành Tôn: Hồn Khái Hưng, Văn, số 22, Sài Gòn, ngày 15-11-1964, tr.51.
86.    Thế Phong: Thạch Lam, Giáo dục phổ thông, số 45, Sài Gòn, 1-9-1959, tr.30.
87.    Thế Phong: Lược sử văn nghệ Việt Nam - nhà văn tiền chiến 1930-1945, Vàng son xuất bản, Sài Gòn, 1959.
88.    Thế Uyên: Tìm kiếm Thạch Lam, Văn, số 36, Sài Gòn, 15-6-1965, tr.39.
89.    Thế Uyên: Hoàng Đạo hay sự trở về quê cũ, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.13.
90.    Thế Uyên: Đọc và đặt lại vị trí Hoàng Đạo, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.63.
91.    Thế Uyên: Những người đã qua, Văn Uyển, số 6, Sài Gòn, tháng 10-1968, 124 tr.
92.    Thư Trung: Khái Hưng thân thế và tác phẩm, Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.3.
93.    Thư Trung: Khái Hưng, thân thế và tác phẩm, Nam Hà xuất bản, Sài Gòn, 1972, 110 tr.
94.    Trần Khánh Triệu: Ba tôi (Khái Hưng), Văn, số 22, Sài Gòn, 15-11-1964, tr.17.
95.    Trần Nhã: Thạch Lam, nhà văn của tuổi trẻ, Thời nay, số 1, Sài Gòn, ngày 1-9-1969, tr.57.
96.    Trần Văn Bảng: Bệnh tật và cái chết của Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Văn, số 156, Sài Gòn, 1970, tr.29.
97.    Trương Bảo Sơn: Triết lý tuyệt hảo trong cuộc đời của Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Văn, số 14, Sài Gòn, 15-7-1964, tr.15.
98.    Võ Hồng: Gặp Tự lực văn đoàn, Văn, số 107 và 108, Sài Gòn, 15-6-1968, tr.33.
99.    Vũ Bằng: Nguyễn Trường Tam, một nhà văn “đa bất mãn hoài”, Văn, số 156, Sài Gòn, 1970, tr.41.
100.    Vũ Bằng: Tú Mỡ: nhà thơ trào phúng chết hai lần, Văn, số 127, Sài Gòn, 1-5-1971, tr.74.
101.    Vũ Bằng: Bình “Đào lê mỹ tửu” của Thạch Lam, Giao điểm, Sài Gòn, số tháng 1-1972, tr.25.
102.    Vũ Hạnh: Nhà văn Nhất Linh và một kẻ đến sau, Bách Khoa, số 180, Sài Gòn, 1964, tr.91.
103.    Vũ Hoàng Chương: Văn tế truy điệu Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Tin sách, số đặc biệt về Nhất Linh, Sài Gòn, tháng 7-1964, tr.14.
104.    Vũ Hoàng Chương: Ai điếu Nhất Linh Nguyễn Trường Tam, Văn, số 156, Sài Gòn, 1970, tr.1.

2a. Phong trào Thơ Mới


1.    Châu Hải Kỳ: Vài tài liệu về Hàn Mặc Tử, Đặc san Văn, tập 2, Sài Gòn, tháng 6-1967, tr.69.
2.    Đào Thường Phúc: Hàn Mặc Tử: trăng và thơ, Văn, số 179, Sài Gòn, 1-6-1971, tr.65.
3.    Đào Thường Phúc: Nguyễn Bính, những mùa xuân thư hương, Văn, số 189, Sài Gòn, 1-11-1971, tr.43.
4.    Đặng Tiến: Đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử, Văn, số 197, Sài Gòn, 1-6-1971, tr.3.
5.    Đặng Tiến: Vũ trụ thơ, (… Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng), Giao điểm xuất bản, Sài Gòn, 1972, 162 tr.
6.    Đinh Cường: Bích Khê: cuộc đời và thi nghiệp, Văn hoá Á châu, Số 22, Sài Gòn, tháng 1-1960, tr.48; số 23+24, Sài Gòn, tháng 3-1960, tr.63.
7.    Đinh Cường: Nhân một ngày giỗ Bích Khê, Phổ thông, số 121, Sài Gòn, ngày 3-1-1964, tr.10.
8.    Đinh Cường: Thu Xà và phần mộ Bích Khê, Văn, số 64, Sài Gòn, ngày15-8-1966, tr.42.
9.    Đinh Cường: Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê, Văn, số 64, Sài Gòn, 15-8-1966, tr.66.
10.    Đoàn Thêm: Đọc lại thơ Vũ Hoàng Chương, Văn hoá nguyệt san, số 11, Sài Gòn, 1964, tr.1935.
11.    Đoàn thêm: Vài nét về Đông Hồ, Bách Khoa, số 294, Sài Gòn, 1968, tr.73.
12.    Đỗ Long Vân: Thử phác hoạ một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên, Nghiên cứu văn học, số 6, Sài Gòn, tháng 6-1968, tr.68-84; số 7+8, Sài Gòn, tháng 7+8-1968, tr.116.
13.    Đường Bá Bốn: Nữ thi sĩ Mai Đình với Hàn Mặc Tử, Văn hoá Á châu, số 8, Sài Gòn, tháng 11-1958, tr.87.
14.    Đường Bá Bốn: Cuộc đời và thi nghiệp Hàn Mặc Tử, Văn hoá Á châu, số 20, Sài Gòn, tháng 11-1959, tr.33; số 21, Sài Gòn, tháng 19-1959, tr.55.
15.    Hoàng Diệp: Hàn Mặc Tử, thi nhân tiền chiến, Khai trí xuất bản, Sài Gòn, 1969, 218 tr.
16.    Hoàng Tiến Giang: Hàn Mặc Tử, nhà thơ điên?, Thời nay, số 5, Sài Gòn, ngày 1-11-1959, tr.98.
17.    Hoàng Trọng Miên: Những ngày sống chung với Hàn Mặc Tử ở Sài Gòn, Văn, số 73+74, Sài Gòn, ngày 7-1-1967, tr13.
18.    Huỳnh Phan Anh: Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ, Văn, số 73+74, Sài Gòn, ngày 7-1-1967, tr.3.
19.    Hương Giang: Một thi hào Việt Nam: Hàn Mặc Tử, Văn hoá nguyệt san, số 26, Sài Gòn, 1957, tr.998-1012.
20.    Hương Sơn: Hàn Mặc Tử làm văn tế, Lành mạnh, số 38, Huế, ngày1-11-1959, tr.12.
21.    Lê Huy Oanh: Vị trí của Thế Lữ, Hàn Mặc Tử và Vũ Hoàng Chương trong thi đàn Việt Nam, Văn, số 243, Sài Gòn, 1974, tr.2.
22.    Lê Huy Oanh: Hàn Mặc Tử qua “Thơ Hàn Mặc Tử”, Văn, số 243, Sài Gòn, 1974, tr.24.
23.    Lê Huy Oanh: Vũ Hoàng Chương qua “Thơ say”, Văn, số 243, Sài Gòn, 1974, tr.48.
24.    Lê Hữu Mục: Thi sĩ Hàn Mặc Tử, Rạng đông, số 13, Huế, ngày 15-11-1958, tr.3.
25.    Lê Hữu Mục: Thi sĩ Hàn Mặc Tử, Rạng đông, số 13, Huế, ngày 15-11-1958, tr.5-7+20.
26.    Lê Ngọc Huỳnh: Trăng và Hàn Mặc Tử, Rạng đông, số 13, Huế, ngày 15-11-1958, tr.9.
27.    Lê Tuyên: Thi ca cận đại và nỗi lòng thành thực của Hàn Mặc Tử, Đặc san Đại học Sư phạm Huế, niên khoá 1961-1962.
28.    Linh Phượng: Thêm một tài liệu về Lưu Trọng Lư, Phổ thông, số 14, Sài Gòn, tháng 6-1959, tr.76.
29.    Lửu Đáo: Hàn Mặc Tử, Phổ thông, số 104, Sài Gòn, tháng 6-1963, tr.6.
30.    Lửu Đáo: Hàn Mặc Tử, Phổ thông, số 105, Sài Gòn, tháng 6-1963, tr.71.
31.    Lưu Nguyên: Thế Lữ, một kiện tướng của thơ văn tiền chiến, Thời nay, số 9, Sài Gòn, ngày 1-1-1960, tr.57.
32.    Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội: Truy niệm Nguyễn Bính, Văn, số 60, Sài Gòn, ngày 15-6-1966, tr.51.
33.    Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội: Bóng giai nhân và Nguyễn Bính, Văn, số 189, Sài Gòn, ngày 1-11-1971, tr.37.
34.    Minh Huy: Những Khuynh hướng trong thi ca Việt Nam, Khai trí xuất bản, Sài Gòn, 1962, 300 tr.
35.    Ngọc Sương: Người em: Bích Khê, Văn, số 64, Sài Gòn, ngày 15-8-1966, tr.22.
36.    Ngọc Sương: Thêm một tài liệu về Bích Khê, Văn, số 66, Sài Gòn, ngày 15-9-1966, tr.110.
37.    Ngọc Sương: Tưởng niệm Hàn Mặc Tử, Văn, số 73+74, Sài Gòn, ngày 7-1-1967, tr.37.
38.    Ngô Ganh: Khứ hồi Sài Gòn - Huế của Hàn Mặc Tử, Rạng đông, số 13, Huế, ngày 15-11-1958, tr.12.
39.    Nguyễn Cầu: Trong thơ Nguyễn Bính, tình ái đi về đâu?, Thời nay, số 29, Sài Gòn, ngày 15-11-1960, tr.25.
40.    Nguyễn Công Định: Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ của tuổi yêu đương, Thời nay, số 12, Sài Gòn, ngày 1-3-1960, tr.46.
41.    Nguyễn Đính: Cảm nghĩ về Hàn Mặc Tử, Lành mạnh, số 38, Huế, ngày1-11-1959, tr.21.
42.    Nguyễn Đông: Một bài thơ đọc sáu cách của Hàn Mặc Tử, Lành mạnh, số 38, Huế, ngày 1-11-1959, tr.6.
43.    Nguyễn Hữu Thư: Đính chính một tài liệu về Lưu Trọng Lư, Phổ thông, số 17, Sài Gòn, tháng 8-1969, tr.39.
44.    Nguyễn Hữu Trọng: Nguyễn Nhược Pháp, thi sĩ của tuổi trẻ hồn nhiên, Văn hoá tập san, số 2, Sài Gòn, 1970, tr.167.
45.    Nguyễn Tấn Long và Phan Canh: Việt Nam thi nhân tiền chiến, (3 tập), Sống mới xuất bản, Sài Gòn, 1967.
46.    Nguyễn Tấn Long và Phan Canh: Khuynh hướng thi ca tiền chiến, Sống mới xuất bản, Sài Gòn, 1968, 573 tr.
47.    Nguyễn Thị Hiền: Những người đàn bà đã kinh qua đời sống của Hàn Mặc Tử, Rạng đông, số 13, Huế, ngày 15-11-1958, tr.6.
48.    Nguyễn Xuân Hoàng: Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử, Văn, số 73+74, Sài Gòn, ngày 7-1-1967, tr.23.
49.    Phạm Công Thiện: Chung quanh quyển “Hàn Mặc Tử” của Trần Thanh Mại, Giáo dục phổ thống, số 44, Sài Gòn, ngày 5-8-1959, tr.24-29; số 45, Sài Gòn, ngày 1-9-1959, tr.46.
50.    Phạm Công Thiện: Chung quanh quyển “Hàn Mặc Tử” của Trần Thanh Mại, chung quanh nghệ thuật viết truyện ký và André Maurois, Allan Nevins, Lành mạnh, số 38, Huế, ngày 1-11-1959, tr.16.
51.    Phạm Công Thiện: Một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình Hàn Mặc Tử, Văn, số 179, Sài Gòn, ngày 1-6-1971, tr.45.
52.    Phạm Tấn Bình: Tan loãng trong Hàn Mặc Tử, Văn, số 179, Sài Gòn, ngày 1-6-1971, tr.31.
53.    Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Quốc học tùng thư xuất bản, Sài Gòn, 1965, 662 tr.
54.    Quách Tấn: Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử, Niềm thương, số 13+14, Nha Trang, 1969, tr.23.
55.    Quách Tấn: Đôi câu chuyện về Hàn Mặc Tử, Bách khoa, số 6, Sài Gòn, 1957, tr.42.
56.    Quách Tấn: Đôi nét về Hàn Mặc Tử, Văn hoá nguyệt san, số 46, Sài Gòn, 1959, tr.1377.
57.    Quách Tấn: Đôi nét về Hàn Mặc Tử, Niềm thương, số 5, Nha Trang, tháng 6-1969, tr.5-7; số 6, tháng 7-1969, tr.7.
58.    Quách Tấn: Đôi nét về Hàn Mặc Tử, Phổ thông, số 25, Sài Gòn, tháng 12-1959, tr.67.
59.    Quách Tấn: Hàn Mặc Tử, Sáng dội miền Nam, số 5, Sài Gòn, tháng 12-1959, tr.24-25+29.
60.    Quách Tấn: Đôi điều sai lầm về Hàn Mặc Tử, Văn hoá Á châu, số 23+24, Sài Gòn tháng 2+3-1960, tr.39.
61.    Quách Tấn: Đôi nét về cuộc đời Bích Khê, Văn, số 12, Sài Gòn, ngày 15-8-1966, tr.53.
62.    Quách Tấn: Đôi nét về Hàn Mặc Tử, Văn, số 73+74, Sài Gòn, ngày 7-1-1967, tr.45.
63.    Quách Tấn: Đời Bích Khê, Lửa thiêng xuất bản, Sài Gòn, 194 tr.
64.    Sơn Nam: Vài kỷ niệm về nhà thơ Nguyễn Bính, Bách khoa, số 223, Sài Gòn, 1966, tr.53.
65.    Sơn Nam: Kỷ niệm Nguyễn Bính, Văn, số 60, ra ngày 15-6-1966, tr.59.
66.    Tam Ích: Bàn về thơ tượng trưng, Văn, số 84, Sài Gòn, ngày 15-8-1966, tr.13.
67.    Tam Ích: Bích Khê có khuynh hướng chính trị, Văn, số 64, Sài Gòn, ngày 15-8-1966, tr.46.
68.    Tân Fong Hiệp: Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ dễ thương, Bách khoa, số 22, Sài Gòn, 1957, tr.26.
69.    Tế Xuyên: Nhớ Nguyễn Bính, Phổ thông, số 171, Sài Gòn, tháng 5-1966, tr.108.
70.    Thanh Lãng: Bảng lược đồ văn học Việt Nam: Ba thế hệ của nền văn học mới 1862-1945, Quyển hạ, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, 1967, 840 tr.
71.    Thanh Lãng: Phê bình văn học thế hệ 1932, Phong trào Văn hoá xuất bản, Sài Gòn, 1972, 415 tr.
72.    Thế Phong: Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát, Giáo dục phổ thông, số 31+32, Sài Gòn, 1969, tr.29.
73.    Thế Phong: Mùa xuân qua thi ca của một vài thi nhân tiền chiến, Văn hoá Á châu, số 22, Sài Gòn, tháng 1-1960, tr.57.
74.    Thế Phong: Hàn Mặc Tử, Quách Thoại, cuộc đời rướm máu, nhà thơ siêu thoát, Đại Nam văn hiến xuất bản, Sài Gòn, 1965, 114 tr.
75.    Thi Vũ: Hàn Mặc Tử người anh hùng của quê hương, Văn, số 179, Sài Gòn, ngày 1-6-1971, tr.43.
76.    Thiên Long: Theo dấu chân Hàn Mặc Tử, thi sĩ Quách Thoại đã tìm thấy Chúa, Văn đàn, số 28+29, Sài Gòn, ngày 31-12-1960, tr.11.
77.    Thiết Can: Tôn giáo trong nguồn thi hứng của Hàn Mặc Tử, Văn đàn, số 28+29, Sài Gòn, ngày 31-12-1960, tr.7+10.
78.    Tô Kiều Ngân, Lê Mộng Bảo: Hoài niệm Hàn Mặc Tử, Lành mạnh, số 32, Huế, ngày 15-11-1952.
79.    Tú Nạc: Khóc người thơ thế kỷ: Hàn Mặc Tử, Rạng đông, số 13, Huế, ngày 15-11-1958, tr.26.
80.    Tùng Phong: Nhà thơ của Trăng: Hàn Mặc Tử, Lành mạnh, số 38, Huế, ngày 1-11-1959, tr.10.
81.    Trần Thục: Góp phần thu thập thơ Hàn Mặc Tử, Lành mạnh, số 45, Huế, ngày1-6-1960, tr.7.
82.    Trần Tuấn Kiệt: Ý xuân trong thi ca tiền chiến và hậu chiến, Phổ thông, số 120, Sài Gòn, tháng 2-1964, tr.110.
83.    Trần Tuấn Kiệt: Linh hồn dân tộc Chàm qua thơ Chế Lan Viên, Phổ thông, số 167, Sài Gòn, tháng 3-1966, tr.53.
84.    Trần Tuấn Kiệt: Thế giới kinh động của Hàn Mặc Tử, Phổ thông, số 165, Sài Gòn, tháng 3-1966, tr.60.
85.    Trần Tuấn Kiệt: Đọc thơ: Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, Thế Lữ, Phổ thông, số 169, Sài Gòn, tháng 4-1966, tr.72-76; số 170, Sài Gòn, tháng 4-1966, tr.59-62; số 171, Sài Gòn, tháng 5-1966, tr.73.
86.    Trương Văn Ngọc: Nhân đi thăm mộ Hàn Mặc Tử, Văn, số 176, Sài Gòn, ngày 1-6-1971, tr.93.
87.    Trường Xuyên: Bàn qua đôi điểm về bài “Thánh nữ đồng trinh Maria” của Hàn Mặc Tử, Lành mạnh, số 38, Huế, 1-11-1950, tr.13.
88.    Võ Long Tê: Nhà thơ Công giáo: Hàn Mặc Tử, Rạng đông, Huế, ngày 15-11-1958, tr.4.
89.    Vọng Xuyên: Suy nghĩ về Freud (qua Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Thế hệ, số 5, Sài Gòn, tháng 11-1957, tr.7.
90.    Vũ Bằng: Nguyễn Bính, một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư, Văn, số 189, Sài Gòn, ngày 1-11-1971, tr.23.
91.    Vũ Huyền Linh: Một giai thoại về Nguyễn Bính, Phổ thông, số 20, Sài Gòn, tháng 10-1959, tr.53.
92.    Xuyên Sơn: Hàn Mặc Tử, Thế hệ, số 1, Sài Gòn, tháng 7-1957, tr.5.

 

B. SAU 1975
1b. Tự lực văn đoàn


1.    Đào Văn A: Tự lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trước đây, Tạp chí Văn học, số 5-1981.
2.    Đinh Quang Tốn: Thạch Lam và quê hương sáng tác, Tạp chí Văn học, số 6-1992, tr.20.
3.    Đỗ Đức Hiểu: Đọc Bướm trắng của Nhất Linh, Tạp chí Văn học, số 1-1997, tr.15.
4.    Đỗ Đức Hiểu: Đọc Đôi bạn của Nhất Linh, Tạp chí Văn học, số 1-1997, tr.15.
5.    Lê Dục Tú: Tìm hiểu truyện ngắn Khái Hưng, Nghiên cứu Văn học, số 3-2005, tr.106.
6.    Lê Kim Vinh: Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 3-1990, tr.5.
7.    Hà Minh Đức: Hoàng Đạo (1907-1948), Nghiên cứu Văn học, số 8-2006, tr.75.
8.    Lê Minh Tuyên: Những nét tương đồng và khác biệt trong truyện ngắn Nguyễn Tuân và Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 12-2003, tr.69.
9.    Lê Thị Đức Hạnh: Trần Tiêu có phải là thành viên trong tổ chức Tự lực văn đoàn không?, Tạp chí Văn học, số 5-1990, tr.17.
10.    Lê Thị Đức Hạnh: Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 3-1991, tr.76.
11.    Lê Thị Đức Hạnh: Tự lực văn đoàn và Phong trào Thơ Mới, Tạp chí Văn học, số 2-1993, tr.24.
12.    Ngô Văn Thư: Nửa chừng xuân - bước tiến của nghệ thuật tiểu thuyết, tạp chí Văn học, số 11-2001, tr.64.
13.    Ngô Văn Thư: Quan niệm văn chương của Khái Hưng, Nghiên cứu Văn học, số 3-2005, tr.117.
14.    Ngô Văn Thư: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khái Hưng, Nghiên cứu Văn học, số 6-2009, tr.43.
15.    Nguyễn Kim Hồng: Xu hướng hiện thực tâm lý qua các tác phẩm viết về làng quê của Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 12-2001, tr.53.
16.    Nguyễn Hữu Hiếu: Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh - Nguyễn Trường Tam, Tạp chí Văn học, số 4-1994, tr.50.
17.    Nguyễn Thanh Hồng: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 3-1990, tr.7.
18.    Nguyễn Thành Thi: Thạch Lam từ quan niệm về cái đẹp đến những trang văn Hà Nội ba sáu phố phương, Tạp chí Văn học, số 10-2000, tr.58.
19.    Nguyễn Thành Thi: Đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam, Nxb. Giáo dục, 1999.
20.    Nguyễn Thành Thi: Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Nxb. Khoa học Xã hội, 2006, 281 tr.
21.    Oh Eun Chol: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng (Việt Nam) và tiểu thuyết Ba thế hệ của Yom Sang Sop (Hàn Quốc), Tạp chí Văn học, số 11-2000, tr.69.
22.    Phan Cự Đệ: Tự lực văn đoàn con người và văn chương, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1990.
23.    Phan Quốc Lữ: Tính chất phi cốt truyện trong văn xuôi Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Tạp chí Văn học, số 6-2003, tr.55.
24.    Phan Trọng Thưởng: Cuối thế kỷ nhìn lại việc nghiên cứu, đánh giá văn chương Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 2-2000, tr.51.
25.    Phạm Đình Ân: Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 8-2003, tr.64.
26.     Phạm Thị Thu Hương: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 3-1993, tr.16.
27.    Phong Lê: Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 2-1988, tr.103.
28.    Trần Văn Toàn: Nam tính hoá nữ tính - đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh dưới góc nhìn giới tính, Nghiên cứu Văn học, số 9-2011, tr.86.
29.    Trương Chính: Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 5-1990, tr.3.
30.    Văn Giá: “Khái Hưng - nhà tiểu thuyết” của Vu Gia, Tạp chí Văn học, số 4-1994, tr.52.
31.    Văn Tạo: Nên có nhà lưu niệm Tự lực văn đoàn, Nghiên cứu Văn học, số 3-2006, tr.127.
32.    Vu Gia: Một ít tư liệu chung quanh Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 8-1994, tr.53.
33.    Vu Gia: Khái Hưng nhà tiểu thuyết, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1993, 158 tr.
34.    Vu Gia: Thạch Lam thân thế và sự nghiệp, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1994, 286 tr.
35.    Vu Gia: Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1995.
36.    Vu Gia: Hoàng Đạo nhà báo - nhà văn, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1997, 467 tr.
37.    Vũ Khánh Dần: Nhìn nhận tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn học, số 3-1997, tr.81.
38.    Vũ Tuấn Anh: Thạch Lam - văn chương và cái đẹp, Tạp chí Văn học, số 6-1992, tr.13.
39.    Vương Trí Nhàn: Cốt cách của ngòi bút Thạch Lam, Tạp chí Văn học, số 5-1990, tr.10.
40.    Vương Trí Nhàn: Tìm vào nội dung, tìm vào cảm giác, Tạp chí Văn học, số 6-1992, tr.17.
2b. Phong trào Thơ Mới
1.    Chế Lan Viên: Thơ Bích Khê, in trong sách Thơ Bích Khê, Nxb. Nghĩa Bình, 1988, tr.9-29.
2.    Chế Lan Viên: Thơ Yến Lan, in trong Thơ Yến Lan, Nxb. Văn học, Hà nội, 1987, tr.5-10.
3.    Chế Lan Viên: Hàn Mặc Tử, anh là ai, in trong Thơ Hàn Mặc Tử, Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản, 1987, tr.7-26.
4.    Chu Văn Sơn: Thơ Điên của Hàn Mặc Tử - thi học của cái “tột cùng”, Tạp chí Văn học, số 11-2000, tr.39.
5.    Chu Văn Sơn: Ba đỉnh cao thơ mới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997.
6.    Bích Thu: Hàn Mặc Tử - một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, số 1-2000, tr.47.
7.    Bích Thu: Đi vào cõi thơ Bích Khê, Nghiên cứu Văn học, số 4-2006, tr.67.
8.    Biện Thị Quỳnh Nga: Những đặc trưng cơ bản của lục bát Thơ mới 1932-1945, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.80.
9.    Bùi Văn Trọng Cường: Đọc lại thơ Thâm Tâm, Tạp chí Văn học, số 1-1996, tr.44.
10.    Đỗ Đình Thọ: Nguyễn Bính nhà thơ của tình yêu, trong Thơ tình Nguyễn Bính, Sơ Văn hoá Thông tin Hà Nam Ninh xuất bản, 1987., tr.9-15.
11.    Đoàn Ánh Dương: Tâm thái trí thức thời Thơ mới: Trường hợp Xuân Diệu và Huy Cận, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.92.
12.    Đoàn Thị Đặng Hương: Con mắt tâm linh văn hoá phương Đông trong thơ Hàn Mặc Tử, Tạp chí Văn học, số 11-2000, tr.31.
13.    Đoàn Trọng Huy: Thời gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Tạp chí Văn học, số 11-1995, tr.31
14.    Đỗ Đức Hiểu: Tiếng thu, thi nhạc của Lưu Trọng Lư, Tạp chí Văn học, số 1-1992, tr.24.
15.    Đỗ Lai Thuý: Huy Cận và sự khắc khoải không gian, Tạp chí Văn học, số 5-1990, tr.30.
16.    Đỗ Lai Thuý: Hàn Mặc Tử - một hiện tượng độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 1-1991, tr.42.
17.    Đỗ Lai Thuý: Đường về chân quê của Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học, số 6-1991, tr.27.
18.    Đỗ Lai Thuý: Bích Khê - lời truyền sóng, Tạp chí Văn học, số 2-1992, tr.28.
19.    Đỗ Lai Thuý: Con mắt thơ (Phê bình phong cách Thơ mới), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1997.
20.    Đỗ Lai Thuý: Đinh Hùng - người kiến trúc chiêm bao, Tạp chí Văn học, số 5-1997, tr.48.
21.    Đỗ Lai Thuý: Hoàng cầm, Nguyễn Bính và…, Tạp chí Văn học, số 6-1998, tr.69.
22.    Đỗ Lai Thuý: Thơ mới thành công và thất bại của thành công, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.34.
23.    Hà Bình Trị: Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học, số 3-1990, tr.13.
24.    Hà Minh Đức: Xuân Diệu nói về hai tập: Thơ thơ và gửi hương cho gió, Tạp chí Văn học, số 12-1995, tr.16.
25.    Hà Minh Đức: Điêu tàn và tâm hồn thơ Chế Lan Viên, Tạp chí Văn học, số 10-1996, tr.9.
26.    Hà Minh Đức: Xuân Diệu và chặng đường thơ văn trước Cách mạng, Nghiên cứu Văn học, số 12-2005, tr.54.
27.    Hà Minh Đức: Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995, 304 tr.
28.    Hà Minh Đức: Huy Cận ngọn lửa thiêng không tắt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.
29.    Hà Minh Đức: Thơ tình trong phong trào Thơ mới (1932-1945), Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.25.
30.    Hồ Thị Ánh Dương: Yếu tố cốt truyện trong bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.111.
31.    Hoài Thanh: Nhìn lại cuộc tranh luận về nghệ thuật hồi 1935-1936, Tạp chí Văn học, số 1-1960, tr.36.
32.    Hoàng Hưng: Thơ mới và thơ hôm nay, Tạp chí Văn học, số 2-1993, tr.21.
33.    Hoàng Nhân: Xuân Diệu và Baudelaire, Tạp chí Văn học, số 4-1996, tr.11.
34.    Hoàng Nhân: André Breton và Hàn Mặc Tử, Tạp chí Văn học, số 7-1996, tr.9.
35.    Hoàng Thị Huế: Bích Khê và cách đánh giá của Hoài Thanh, Nghiên cứu Văn học, số 4-2006, tr.96.
36.    Hoàng Thị Huế: Thể Thơ mới nhìn từ vận động nội tại của thể loại văn học, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.70.
37.    Hoàng Sĩ Nguyên: Nét xưa trong Thơ Mới 1932-1945, Nghiên cứu Văn học, số 6-2006, tr.116.
38.    Hoàng Sĩ Nguyên: Kiểu nhà thơ và quan niệm của các nhà thơ mới về Thơ mới, Nghiên cứu Văn học, số 3-2007, tr.34.
39.    Hồ Thế Hà: Niềm bi hận của Chế Lan Viên, Tạp chí Văn học, số 11-1998, tr.70.
40.    Huy Cận, Hà Minh Đức: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1993.
41.    Lại Nguyên Ân: Khí chất miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử, Tạp chí Văn học, số 1-1991, tr.49.
42.    Lại Nguyên Ân: Cuộc cải cách thơ của Phong trào Thơ Mới và tiến trình thơ tiếng Việt, Tạp chí Văn học, số 1-1993, tr.33.
43.    Lại Nguyên Ân: Nói thêm về điểm khởi đầu Phong trào Thơ Mới (1932-1945), Tạp chí Văn học, số 2-1998, tr.58.
44.    Lê Duy: Tràng giang - sự hiện diện độc đáo của một tâm trạng, Tạp chí Văn học, số 3-1990, tr.15.
45.    Lê Hoài Nam: Thế giới nghệ thuật trong Tinh huyết của Bích Khê, Tạp chí Văn học, số 9-1998, tr.38.
46.    Lê Hoài Nam: Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Nghiên cứu Văn học, số 4-2006, tr.52.
47.    Lê Thị Hồ Quang: Chất lý luận trong thơ trữ tình Xuân Diệu (Qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió), Nghiên cứu Văn học, số 8-2004, tr.130.
48.    Lê Thị Hồ Quang: Đây thôn Vĩ Dạ từ hình ảnh đến biểu tượng, Tạp chí Văn học, số 1-2006, tr.145.
49.    Lê Minh Hà: Mùa xuân chín - cảm thức thời gian của Hàn Mặc Tử, Nghiên cứu Văn học, số 3-2004, tr.117.
50.    Lê Quang Hưng: Cảm thức thời gian trong thơ Xuân Diệu, Tạp chí Văn học, số 1-1987, tr.102.
51.    Lê Quang Hưng: Cái tôi độc đáo - tích cực của Xuân Diệu trong Phong trào Thơ Mới, Tạp chí Văn học, số 5-1990, tr.24.
52.    Lê Thị Đức Hạnh: Lưu Trọng Lư - người có công đầu trong Phong trào Thơ Mới, Tạp chí Văn học, số 5-1991, tr.12.
53.    Lê Tiến Dũng: Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945 cái nhìn nghệ thuật mới về thế giới con người, Tạp chí Văn học, số 9-1997, tr.78.
54.    Lê Tiến Dũng: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932-1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
55.    Lưu Khánh Thơ: Thơ tình Xuân Diệu trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, Tạp chí Văn học, số 9-1995, tr.28.
56.    Lưu Khánh Thơ: Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ Mới, Nghiên cứu Văn học, số 3-2004, tr.81.
57.    Lý Hoài Thu: Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ Xuân Diệu trước 1945, Tạp chí Văn học, số 5-1995, tr.22.
58.    Lý Hoài Thu: Thế giới không gian nghệ thuật của Xuân Diệu qua Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Tạp chí Văn học, số 1-1996, tr.40.
59.    Lý Toàn Thắng: Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử, Nghiên cứu Văn học, số 6-2007, tr.9.
60.    Mã Giang Lân: Bến My Lăng, từ điểm nhìn địa - văn hoá, Nghiên cứu Văn học, số 2-2006, tr.55.
61.    Mã Giang Lân: Cấu trúc câu thơ Lửa thiêng, Nghiên cứu Văn học, số 6-2008, tr.30.
62.    Mai Thị Liên Giang: Tầm đón đợi trong lịch sử tiếp nhận Thơ Mới, Nghiên cứu Văn học, số 9-2007, tr.100.
63.    Nguyễn Đăng Điệp: Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước 1945, Tạp chí Văn học, số 2-2001, tr.77.
64.    Nguyễn Đăng Điệp: Giọng điệu thơ Huy Cận thời Lửa thiêng, Tạp chí Văn học, số 2-2002, tr.57.
65.    Nguyễn Đăng Điệp: Hàn Mặc Tử và mĩ học của khát vọng, Nghiên cứu Văn học, số 9-2009, tr.40.
66.    Nguyễn Đức Đàn: Bàn thêm về vai trò và tác dụng của Thơ Mới, nhân đọc phong trào Thơ Mới của Phan Cự Đệ, Tạp chí Văn học, số 11-1976, tr.89.
67.    Nguyễn Hữu Hiếu: Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ, Nghiên cứu Văn học, số 7-2009, tr.95.
68.    Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân Bình: Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng hay văn hoá làng quê trong thơ Nguyễn Bính, Tạp chí Văn học, số 4-1999, tr.63.
69.    Nguyễn Quốc Tuý: Trở lại mấy ý kiến về Phong trào Thơ Mới, Tạp chí Văn học, số 5-1990, tr.20.
70.    Nguyễn Thanh Tâm: Thơ mới - một diễn giản từ “lịch sử - sinh thành học”, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.100.
71.    Nguyễn Toàn Thắng: Hàn Mặc Tử trong đời sống phê bình trước 1945, Tạp chí Văn học, số 4-2001, tr.75.
72.    Nguyễn Thị Hồng Nam: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu, Tạp chí Văn học, số 12-1995, tr.23.
73.    Nguyễn Xuân Nam: Ảnh hưởng của thơ nước ngoài trong thơ Chế Lan Viên, Tạp chí Văn học, số 1-1997, tr.11.
74.    Nguyễn Xuân Sanh: Xuân Diệu, đôi suy nghĩ về bạn, Tạp chí Văn học, số 12-1995, tr.9.
75.    Phạm Đình Ân: Tiếp cận thơ thế Lữ từ văn bản, Tạp chí Văn học, số 7-2002, tr.68.
76.    Phạm Quốc Ca: Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã được hướng dẫn dạy và học như thế nào?, Nghiên cứu Văn học, số 2-2009, tr.109.
77.    Phạm Xuân Nguyên: Bích Khê, “thi sĩ thần linh” - “thơ loã thể”, Nghiên cứu Văn học, số 4-2006, tr.77.
78.    Phạm Xuân Nguyên: Xuân Diệu và “thơ khó”, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.51.
79.    Phạm Phú Phong: Bích Khê trong trường thơ loạn, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.63.
80.    Phan Cự Đệ: Phong trào “Thơ Mới” 1932-1945, tái bản lần thứ 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1982, 288 tr.
81.    Phan Huy Dũng: Tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của âm nhạc, một đặc điểm loại hình kết cấu của nhiều bài Thơ Mới (1932-1945), Tạp chí Văn học, số, 2-1999, tr.67.
82.    Phan Trọng Thưởng: Thế Lữ - nghệ sĩ hai lần tiên phong, Tạp chí Văn học, số 7-1997, tr.11.
83.    Phan Trọng Thưởng: Thơ mới - một hiện tượng lịch sử có tính khu vực, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.3.
84.    Phong Lê: Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 3-1992, tr.2.
85.    Quách Tấn: Đôi nét về Hàn Mặc Tử, trong sách Thơ Hàn Mặc Tử, Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình xuất bản, 1987, tr.27-48.
86.    Tế Hanh: Đời và thơ Xuân Diệu - đôi điều nhớ và cảm nhận, Tạp chí Văn học, số 12-1995, tr.6.
87.    Trần Đình Sử: Thơ Mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt, Tạp chí Văn học, số 6-1993, tr.11.
88.    Trần Đình Sử: Mấy vấn đề thi pháp Thơ Mới như là một cuộc cách mạng trong thơ Việt, Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.9.
89.    Trần Hoài Anh: Bích Khê qua cái nhìn của nhà văn, nhà lý luận phê bình miền Nam 1954-1975, Nghiên cứu Văn học, số 4-2006, tr.87.
90.    Trần Huyền Sâm: Ảnh hưởng của thơ Tượng trưng Pháp đối với phong trào Thơ mới Việt Nam (1932-1945), Tạp chí Văn học, số 12-2001, tr.61.
91.    Trần Nho Thìn: Nhà thơ lãng mạn “đọc” văn học phương Đông truyền thống: Xuân Diệu với Mưa xưa: Nghiên cứu Văn học, số 6-2012, tr.41.
92.    Trần Thanh Mại: Hoài Thanh - người đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật, Tạp chí Văn học, số 9-1998, tr.74.
93.    Trần Khánh Thành: Huy Cận với sự cảm nhận thời gian, Tạp chí Văn học, số 10-1996, tr.49.
94.    Văn Giá: Thêm một công trình nghiên cứu có chất lượng về Thơ Mới, Nghiên cứu Văn học, số 2-2005, tr.149.
95.    Văn Tâm: Giới thuyết Thơ Mới, Tạp chí Văn học, số 6-1992, tr.6.
96.    Vân Long: Thi sĩ Phạm Hầu - một tài thơ trong quá khứ, Tạp chí Văn học, số 7-1996, tr.38.
97.    Vũ Ngọc Phan: Xuân Diệu, nhà thơ tình, Tạp chí Văn học, số 1-1987, tr.89.
98.    Vũ Quần Phương: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Tạp chí Văn học, số 3-1990, tr.9.
99.    Vũ Quần Phương: Thơ tình Xuân Diệu nồng và trẻ, Tạp chí Văn học, số 12-1995, tr.18.
100.    Vũ Tuấn Anh: Chê Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao, Nghiên cứu Văn học, số 8-2007, tr.29.
101.    Vũ Văn Sĩ: Vấn đề cảm xúc của Thơ mới, Tạp chí Văn học, số5-2003, tr.49.
102.    Xuân Diệu: Quê hương trong thơ Huy Cận, Tạp chí Văn học, số 5+6-1985, tr.14.
103.    Xuân Diệu: Thế giới thơ Huy Cận, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1987, tr.220".

 

PHAN MẠNH HÙNG

(ThS, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG - TP.HCM)

Chia sẻ liên kết này...

Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com