THỂ LOẠI KHÁC Biên Khảo LÊ MINH QUỐC: Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng

LÊ MINH QUỐC: Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng

Mục lục
LÊ MINH QUỐC: Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng
Về ba bổn thơ lưu hành ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX mới tìm được
* Lời giới thiệu thơ Thầy Thông Chánh
Thơ thầy Thông Chánh
* Lời giới thiệu thơ Sáu Trọng (Lê Minh Quốc)
Sáu Trọng thơ
* Lời giới thiệu Thơ cậu Hai Miên
Thơ Cậu Hai Miêng
Tất cả các trang

Quái lạ cho trí nhớ con người. Thuở nhỏ, tôi đọc trong tủ sách của ba tôi có nhiều tác phẩm khảo cứu văn hóa của cụ Vương Hồng Sển mà đến nay có chi tiết vẫn chưa thoát khỏi trí nhớ. Trong đó có một quyển, cụ bày tỏ ý muốn đau đáu muốn tìm lại bản tìm là bổn thơ Thơ Thầy Thông Chánh lưu hành tại miền Nam đầu thế kỷ XX. Vì thế, trong các cuộc trà dư tửu hậu, khi cụ nói ra ước vọng của mình, lập tức ai ai cũng hứa với cụ là sẽ cung cấp ngay. Thế nhưng, sau đó chỉ bặt tăm tin cá. Tôi nhớ cụ có viết câu chua chát, đại khái, trong cuộc nhậu thì ai cũng tốt, ai cũng hứa hẹn giúp này nọ nhưng sau đó họ quên tuốt.

tho-hai-mien


Khi lớn lên, tôi bắt đầu lưu ý đến bổn thơ này. Học giả cỡ như cụ Sển còn muốn tìm đọc, hẳn nó phải có một giá trị nhất định chứ không phải đùa. Nhân 300 năm Sài Gòn - TP.HCM, tôi bắt đầu nhận lời của NXB Trẻ viết "cái gì đó" về Sài Gòn xưa. Tôi bắt tay vào viết tập đầu tiên của bộ sách 300 năm Sài Gòn - TP.HCM, và đi tìm bổn thơ này. Tôi chỉ tìm được bổn thơ Sáu Trọng. Như một cơ duyên, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp (anh bạn rất đáng quý của tôi) từ An Giang báo tin là đã tìm được bổn thơ Thầy Thông Chánh. Tôi mừng hơn nhặt được vàng. Kế tiếp, tình cờ tôi biết tù sách ông Nguyễn Q. Thắng có giữ tập thơ Hai Miên.

Nhờ cơ duyên đó, tập Thơ Thầy Thông Chánh, Sáu Trọng, Hai Miêng lần đầu tiên được công bố. Nay nghĩ lại, tôi vẫn còn vui và qua trang web www.leminhquoc.vn,  tôi chia sẻ với những ai yêu mến dòng thơ dân gian Việt Nam nói chung, trong đó có Nam bộ. Nghĩ cho cùng, lời ăn tiếng nói của dân gian là di sản quý báu của cả một dân tộc. 

L.M.Q

IX.2012



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com