Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang


PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG

Phạm Thị Chinh*

1. Đặc điểm tình hình 1.1. Thuận lợi - Trường Tiểu học Đông Hòa B được thành lập từ ngày 6/12/2016. Trường được tách ra từ trường Tiểu học Đông Hòa, thuộc phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Tổng số học sinh gần 1200 em với 24 lớp. Đội ngũ giáo viên có tâm huyết, yêu trẻ và

luôn cố gắng vì mục tiêu sứ mệnh của mình. - Cơ sở vật chất khang trang, môi trường học tập xanh sạch đẹp. - Sự phối hợp và hỗ trợ của cha mẹ học sinh rất tích cực. Đồng hành với nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục con em ở trường và ở nhà. 1.2. Khó khăn - Trường học mới xây dựng nên mọi trang thiết bị phương tiện dạy chưa được trang bị đầy đủ. Thư viện trường hoàn toàn không có gì từ khi thành lập trường. Chỉ có phòng, tủ và một số thiết bị đựng dụng cụ của thư viện. Chưa có đầu sách nào kể cả sách giáo khoa. - Thói quen đọc sách của giáo viên nhân viên nhà trường chưa thực sự tốt. Giáo viên chưa thực sự quan tâm việc rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh và cho bản thân mình. - Khảo sát về thói quen đọc sách của học sinh, cho thấy chưa đạt được 10% trong tổng số học sinh toàn trường. Rất nhiều em hoàn toàn chưa làm quen với sách. Hầu hết sách của các em đọc là những quyển truyện tranh mà nội dung thì không thể kiểm soát được hết. - Phương tiện giải trí và kênh thông tin các em thường xuyên xem đó là tivi, mạng, truyện tranh.

2. Thực trạng

Bản thân tôi là từ nhỏ không có thói quen đọc sách, mặc dù một số sách trong tiềm thức tuổi thơ tôi vẫn luôn có như Kính Vạn Hoa, Dế mèn phiêu lưu ký... nhưng đó chỉ là được nhìn hoặc xem lén của một vài đứa bạn. Thói quen đọc sách thời đó thật xa xỉ với học sinh nông thôn như tôi. Khi trở thành giáo viên và cán bộ quản lý, tôi được hiểu biết và làm quen với sách. Đến với sách thật tình cờ, ban đầu chỉ là nghiên cứu tài liệu, lâu dần càng được tiếp cận và làm quen với sách tôi càng nhận thấy chân trời rộng lớn mở ra trước mắt, thấy được sách có giá trị đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn, cung cấp nguồn tri thức vô hạn cho mọi người. Tìm hiểu việc đọc sách của các nước phát triển, tôi thấy họ đã thực hiện rất lâu và thói quen này đã ăn sâu vào trong tiềm thức họ, đặc biệt là người Do Thái...

* Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Hoà B, thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương


Thế còn học sinh của mình thế nào, thói quen ấy được bao nhiêu phần trăm trong số 1200 học sinh học tại trường. Tôi tiến hành cho khảo sát thói quen đọc sách trong học sinh toàn trường. Kết quả đa số học sinh đọc truyện tranh, giải trí bằng ti vi điện thoại. Thói quen đọc sách của gia đình rất ít. Thói quen đi nhà sách mua sách hầu như ít có. Chỉ đến nhà sách đọc truyện tranh, mua dụng cụ học tập, đồ chơi, sách giáo khoa...chưa từng tham gia các hoạt động về sách.

Qua khảo sát trên, tôi giật mình với thực trạng đáng buồn về văn hóa đọc của học sinh, ngoài một số các em chỉ thích đọc truyện tranh, còn hầu hết các em chưa có thói quen đọc sách tốt.

Xuất phát từ thực trạng trên bản thân tôi thấy cần phải bắt tay vào việc phát triển văn hoá đọc trên phạm vi toàn trường, để từ đó có thể hình thành thói quen đọc sách tốt cho học sinh.

Khi đã xác định mục đích và tầm quan trọng của việc hình thành thói quen đọc sách cho học sinh – một thói quen phải trãi qua một quá trình rèn luyện khó khăn mới có thể có được, nên tôi đã động viện đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường quyết tâm, nỗ lực, với ý thức trách nhiệm cao nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

3. Giải pháp thực hiện 3.1. Tìm nguồn sách cho thư viện

- Vai trò của thư viện vô cùng lớn trong việc thực hiên mục tiêu đề ta, thế nhưng thư viện chỉ có nhân viên còn đầu sách thì hoàn toàn không có. - Nên ngay năm đầu tiên thành lập trường (6/12/2016), nhà trường đã lập tờ trình xin thư viện Dĩ An tặng sách cũng như cung cấp nguồn sách cho thư viện trường. - Vận động cha mẹ học sinh và học sinh tặng sách cho thư viện. - Ban Giám hiệu và nhân viên thư viện trực tiếp liên hệ một số nhà sách để tìm mua đầu sách. Kết quả ban đầu: Thư viện Dĩ An hỗ trợ 40 đầu sách sách có nhiều chủ đề và phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Trường mua được 200 đầu sách bao gồm sách tham khảo cho thầy cô và một ít sách dành cho học sinh (do kinh phí chỉ khoảng hơn 10 triệu). Đối với sách do cha mẹ học sinh (CMHS) và học sinh tặng 100% là truyện tranh, sau khi đọc duyệt chỉ dùng được một số ít truyện tranh đó cho nhà trường (chiếm 5% tổng số sách được tặng).

Qua sự giới thiệu, trường liên hệ chương trình Tủ Sách Nhân Ái tại TP. HCM để xin sách. Lần đầu tiếp xúc với các đầu sách bên chương trình, tôi như mở được nút thắt tại đây. Bởi toàn bộ sách của chương trình được chọn lọc thật kĩ về nội dung và được tổng hợp phân loại theo từng độ tuổi, đủ các thể loại đề tài giáo dục lịch sử, khoa học, kỹ năng... Mỗi tủ sách có khoảng 70-100 quyển, trị giá 1 tủ sách tầm gần 2 triệu, tuy nhiên nhờ có chế độ chiết khấu từ nhà xuất bản nên chỉ còn 1.200.000đ/tủ sách. Tủ sách Nhân Ái là chương trình vì cộng đồng, vì sự phát triển văn hoá đọc cho trẻ em, học sinh, nên họ tập hợp được các doanh nghiệp tài trợ tặng sách cho những vùng còn khó khăn trên khắp đất nước. Đến nay chương trình tặng được 51 tỉnh thành với hơn 6.000 tủ sách (mỗi tủ sách tương đương 80-100 quyển).

Tôi trực tiếp làm việc với người sáng lập chương trình là anh Nguyễn Anh Tuấn, xuất phát từ niềm tha thiết phát triển văn hoá đọc và xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh của trường chúng tôi, nên chương trình đã đồng ý tài trợ 17 tủ sách tương đương gần 1.360 quyển sách.

Sau đó để tăng cường đủ nguồn sách cho học sinh, tôi tổ chức họp vận động phụ huynh toàn trường, nói cho họ hiểu sự cần thiết xây dựng thói quen đọc sách tốt cho học sinh toàn trường và kêu gọi sự đóng góp từ họ. Hầu hết phụ huynh nồng nhiệt ủng hộ lời kêu gọi nầy nên ngay từ lần đầu phát động trường đã nhận được tiền đóng góp để trang bị lần một 24 tủ sách (1.560 quyển), lần hai 34 tủ sách (2.130 quyển) đến nay trường đã có hơn 5.000 quyển sách (bao gồm hơn 1000 sách dành cho giáo viên và gần 4.000 đầu sách cho học sinh gồm đủ thể loại).

Toàn bộ đầu sách đều được ban giám hiệu, giáo viên từng khối và thư viện xem duyệt nội dung với qui trình chặt chẻ trước khi nhập kho vào thư viện.

3.2. Lập kế hoạch phát triển văn hoá đọc và hình thành thói quen đọc sách 3.2.1. Đối với giáo viên

Để thực hiện được kế hoạch này cần phải có sự đóng góp tích cực của giáo viên nhân viên nhà trường. Bởi trẻ em chịu sự ảnh hưởng và tác động của người lớn đặc biệt là thầy cô giáo. Nếu không sẽ không có tác dụng và chỉ là mang tính hình thức ép buộc.

Tôi mở câu lạc độ đọc sách cho giáo viên, tuyên truyền đến giáo viên vai trò và tầm quan trọng của việc hình thành thói quen đọc cho học sinh. Giáo viên phải hiểu được mục đích của việc làm tốt đẹp nầy thì kế hoạch mới thành công được.

Thời gian đầu tôi khuyến khích thi đua trong giáo viên, nhân viên nhà trường, mỗi tháng giới thiệu 1 quyển sách, kỳ họp hội đồng sẽ chia sẻ về quyển sách của thầy cô. Ban đầu là gượng ép và có khi đọc không xong một quyển, nhưng lâu dần giáo viên cảm thấy “Ôi sách là nguồn tài nguyên vô tận và giúp tâm hồn ta mở rộng hơn nhiều, những giá trị nhân văn được tác giả đúc kết lại trong quyển sách có khi phải đánh đổi cả cuộc đời, nhưng với độc giả thì họ đọc chỉ vài ngày, vài tháng để hiểu giá trị mà người viết mang lại”. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của tính giáo dục và quá trình rèn thói quen đọc sách cho học sinh vô cùng cần thiết.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về kỹ năng tổ chức tiết đọc sách. Ban đầu giáo viên họ ái ngại vì họ sẽ làm thêm việc. Tuy nhiên dần dần họ hiểu cần phải thay đổi và phải giúp cho học sinh, trong đó có cả chính con em họ cần phải được rèn luyện thói quan đọc sách.

3.2.2. Đối với Phụ huynh

Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh học sinh (PHHS) vào các buổi họp cha mẹ học sinh tại trường. Vai trò của phụ huynh rất lớn trong quá trình hình thành thói quen đọc sách cho các em. Bởi việc đọc của các em chỉ diễn ra với thời gian ít ở trường vì các em phải tham gia rất nhiều hoạt động học tập khác, nên các em phải đọc sách thêm thời gian ở nhà. Do vậy việc hình thành thói quen hữu ích nầy cần đến sự quan tâm phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình.

Phụ huynh cần hiểu được giá trị của thói quen đọc sách nơi con em họ để hạn chế việc xem quá nhiều tivi và mạng mà những nội dung các em xem ít khi được cha mẹ quan tâm kiểm duyệt nội dung.

Cần giúp cho cha mẹ học sinh hiểu và chọn lọc đầu sách của con em mình đọc, bởi phần đông các em đều đọc truyện tranh và đâu phải truyện tranh nào cũng mang tính giáo dục, hạn chế đến mức tối đa những đầu sách không phù hợp với trẻ.

3.2.3. Đối với học sinh

Khi đã có đầy đủ nguồn sách phù hợp, nhà trường lên kế hoạch triển khai thực hiện ngay từ năm học 2016 – 2017, lúc đầu chỉ khuyến khích các em tự nguyện tham gia đọc tại thư viện. Sách không chỉ có trong thư viện mà còn đưa tận tới lớp học, ra ngoài sân trường hành lang, để các em có thể đọc vào giờ nghỉ trưa, giờ giải lao. Tuy nhiên số liệu thống kê cuối năm cho thấy trẻ đọc sách chưa cao, ý thức đọc sách chưa có, chỉ có vài chục em đến và đọc.

Năm học 2017 – 2018:

Từ thực trạng đó nhà trường triển khai kế hoạch thực hiện bắt buộc chứ không để tự nguyện nữa. Trường lên kế hoạch mỗi lớp sẽ có 1 tiết đọc sách khoảng 35 phút/1tuần vào chiều thứ sáu hàng tuần. Trường tổ chức mời các chuyên gia về để tập huấn hướng dẫn tiết đọc sách cho học sinh. Tuy nhiên với thời lượng 1 tuần 1 tiết 35 phút là quá ít và không phải giáo viên nào cũng tham gia đủ 100%. Khi kiểm tra thực tế thì thấy hầu hết giáo viên đã dùng tiết đọc sách này cho việc học văn hóa vì lý giải học môn học chưa xong cần phải thêm thời gian để dạy thêm. Cuối năm khảo sát chất lượng đọc sách nơi các em thấy chưa đạt hiệu quả, số lượng sách đọc của các em chưa đạt bình quân 1 quyển/tháng hoặc như một năm được vài quyển...

Năm học 2018 – 2019, trường xác định tăng số lượng thời gian đọc sách bắt buộc nhưng khung giờ đọc không ảnh hưởng đến quá trình học. Thông thường buổi sáng học sinh có 15 phút tập thể dục. Trường dời thời gian tập thể dục vào sau thời gian ra chơi buổi sáng các em sẽ tập thể dục.

Nhận thấy 30 phút đầu tiên trong ngày là thời gian lý tưởng nhất, lúc này các em chưa phải chịu áp lực học hành của cả ngày, thời điểm tâm trí em yên tĩnh nhất, thuận lợi cho sự lãnh hội và tập trung cao độ cho việc đọc sách, giáo viên không lấn chiếm dạy học vào khung thời gian này. Do vậy 30 phút đầu tiên trong ngày từ 7h00 đến 7h30 hàng ngày được nhà trường quyết định dành cho việc đọc sách của các em.

Vận dụng 30 phút đầu tiên cho các em đọc sách hằng ngày là nhằm mục đích rèn thói quen đọc cho các em. Còn lại, nhà trường khuyến khích việc đọc thêm ở nhà, trong lớp, đọc vào thời gian rỗi, thư giãn. Bước đầu đã tạo cho các em thói quen đọc sách, khơi gợi niềm đam mê, sự yêu thích sách. Từ đó nâng cao dần ý thức đọc cho các em.

Với 30 phút trên lớp được chia ra 2 phần. Phần 1: 20 phút đầu các em tự đọc sách, đọc theo đầu sách của các em yêu thích. 10 phút còn lại các em chia sẻ nội dung quyển sách với các bạn, cùng các bạn trình bày và đặt câu hỏi liên quan đến sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Sau khi đọc xong mỗi quyển sách, học sinh đều phải ghi vào phiếu nhật ký đọc sách. Mỗi phiếu được nhà trường phát về cho học sinh cập nhật ghi cảm nghĩ của em về quyển sách em đã đọc. 1. Tạo động lực rèn thói quen đọc sách

Trẻ em đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học rất thích được khuyến kích động viên. Để đạt được hiệu quả cần có sự động viên khích lệ. Động viên khích lệ sẽ tạo động lực tích cực đến mỗi cá nhân các em, tác động tích cực vào hoạt động cá nhân và hình thành ý thức. Từ đó trường luôn đề ra kế hoạch thực hiện tạo động lực để phát triển rèn thói quen đọc sách của trẻ.

Trường tạo một tủ quà thưởng. Tích điểm A của việc đọc sách để đổi lấy quà thưởng. Tủ quà thưởng bao gồm đồ chơi, quà bánh, đồ dùng học tập... Cứ 10 điểm A trở lên học sinh có thể lựa chọn món quà yêu thích trong tủ quà thưởng.

Trường quy định mỗi em học sinh hoàn thành phiếu nhật ký đọc sách (mỗi phiếu 40 quyển sách) có giáo viên hoặc CMHS ký xác nhận vào phiếu sẽ được 20 điểm A.

Ngoài ra để khuyến khích học sinh đọc những tác phẩm văn học phù hợp với độ tuổi. Cứ mỗi tác phẩm văn học đọc xong em được tặng 5 điểm A.

Hàng tuần khuyến khích phòng trào chia sẻ sách. Mỗi em khi chia sẻ sách trước lớp được tặng 2 điểm A.

Thứ hai hàng tuần trường đều dành hoạt động 10 phút đầu tuần để chia sẻ sách. Học sinh lên chia sẻ sách trước toàn trường được tặng 5 điểm A.

Mỗi quyển sách khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và câu trả lời liên quan đến quyển sách em đọc. Mỗi quyển đăt 1 đến 2 câu hỏi và gửi về ngân hàng câu hỏi về sách cho thư viện được tặng 2 điểm A.

Trường xây dựng 1 “cây sách xanh”. Mỗi học sinh ghi tên một quyển sách có cảm nhận đều được tặng 2 điểm A. Hàng tháng tổng kết nếu em nào ghi cảm nhận nhiều nhất trên cây sách được tặng 5 điểm A.

Khuyến khích đọc ở khắp nơi trong nhà trường, vào giờ chơi trường tổ chức cho các em đọc sách ở sảnh trường, hành lang, lan can, khu vực học sinh tập trung chơi nhất. Tạo thêm không gian đọc sách và tổ chức các hoạt động xung quanh kích khích việc đọc sách để lôi cuốn ngày càng nhiều các em thực sự đến với không gian sách của nhà trường. 2. Tổ chức các hội thi khuyến đọc

Nhằm đánh giá hoạt động khuyến đọc của nhà trường. Thư viện trường tổ chức nhiều hội thi liên quan đến sách, tạo sân chơi bổ ích cho các em để khuyến khích thói quen đọc sách.

Hàng năm trường cập nhật ngân hàng câu hỏi của học sinh từ các quyển sách của nhà trường để tổ chức hội thi “Khám phá thế giới sách”. Mục đích rèn luyện cho các em đặt vấn đề của mỗi quyển sách bằng hệ thống câu hỏi. Câu hỏi được vào ngân hàng đề của trường. Hàng năm lấy ngân hàng đề đó tổ chức cho các em thi.

Thi hùng biện Em làm gì để khuyến kích bạn đọc sách. Mỗi học sinh giam gia đưa ra một số nội dung để giúp bạn mình tạo được thói quen đọc sách...

Thi chia sẻ sách. Mỗi học sinh sẽ lên chia sẻ câu chuyện của quyển sách mình đọc và truyền thông điệp thông qua quyển sách đó.

3. Kết quả

Giáo viên đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của thói quen đọc sách nơi học sinh. Do vậy giáo viên rất tích cực hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục rèn luyện thói quen cho học sinh. Giáo viên nhờ đọc sách cũng đã điều chỉnh hành vi của mình, có sự nhận thức đúng đắn hơn trong giáo dục học sinh qua những đầu sách đã đọc.

Đối với học sinh tuy mới hai năm thực hiện nhưng đã có chuyển biến tích cực. Hàng ngày các em đến với thư viện nhiều hơn, tham gia tích cực hoạt động đọc sách trong lớp, thư viện. Thời gian rỗi các em đọc sách nhiều hơn, và từng bước hạn chế hết mức truyện tranh trong tủ sách của các em.

Giá trị bản thân của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Thái độ hành vi, cách cư xử của học sinh hòa nhã thân thiện hơn. Giảm bớt những vấn đề bạo hành học sinh với học sinh. Nhận thức của các em chuyển biến rõ rệt qua phản ảnh của giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh.

Về nhà biết yêu thương anh chị em, phụ cha mẹ những việc vừa sức và sống chan hòa yêu thương.

Bớt tính kiêu căng háo thắng (chuyển biến ở 1 số học sinh nghịch phá) và không còn đánh bạn trong nhà trường.

Trường tham gia thi Đại sứ văn hóa đọc và thư viện trường em cả giáo viên và học sinh đều đạt giải cao. Nhất nhì ba đều có của học sinh và giáo viên trường, nhất toàn đoàn và 2 giải đặc biệt về hoạt động thư viện.

4. Kiến nghị

Hoạt động phát triển văn hoá đọc và hình thành thói quen đọc sách đối với học sinh phổ thông hiện nay vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của việc đọc sách đối với học sinh phổ thông ngoài giúp trí não phát triển, sự cân bằng trí tuệ, giúp em khai hoang kiến thức mà con bồi dưỡng tâm hồn, giúp các em giảm căng thẳng sau giờ học, giải trí lành mạnh, nâng cao ý thức, cải thiện hành vi ứng xử và quan trọng hơn sách là kho tàng kiến thức vô giá mà nhân loại để lại cho đời sau. Mỗi quyển sách mang lại giá trị to lớn cho người đọc. Đọc sách để sống tốt hơn, điều chỉnh hành vi và được học tập kiến thức vô tận mà không một phương tiện giải trí nào mang lại được cho học sinh phổ thông bằng sách.

Thế nhưng việc hình thành thói quen đọc sách đã và đang thực hiện như thế nào trên bình diện chung? Chủ yếu do nhận thức của hiệu trưởng và làm đơn lẻ bộc phát. Ngay bản thân thường Tiểu học Đông Hòa B, chúng tôi hoàn toàn tự mày mò nghiên cứu và từng bước đưa vào giáo dục cho học sinh như hoạt động chính khóa bắt buộc đối với học sinh.

Lứa học sinh này của trường tôi sau một niên khóa tôi cam đoan ít nhất sẽ hình thành thói quen đọc sách được 70-80% tỉ lệ học sinh toàn trường. Tuy nhiên thói quen ấy nếu không được tiếp tục rèn luyện và kế thừa thì liệu có được duy trì đến bao lâu?

Điều quan ngại của chúng tôi là chương trình giáo dục phổ thông mới chuẩn bị thực hiện vào năm 2020 hoàn toàn không đề cập đến phát triển văn hóa đọc đưa vào bắt buộc trong trường phổ thông.

Văn hóa đọc hiện nay phó mặc cho thư viện. Thư viện thực hiện được bao nhiêu thì được. Nhà trường không chú ý đến và chỉ chú trọng đến công tác giáo dục chuyên môn.

Chính vì vậy tôi có một số đề xuất kiến nghị đến Bộ giáo dục các vấn đề sau; 1. Hình thành thói quen đọc sách cho học sinh phổ thông cần phải được đưa vào khung giờ chính khóa bắt buộc như các môn học khác. Phải có quy định yêu cầu hoạt động này thực hiện hàng ngày, hàng tuần từ lớp 1 đến lớp 12. 2. Nhân viên thư viện trường cần phải được đào tạo chính quy. Vì một số nhân viên

thư viện do giáo viên bộ môn đảm nhận. 3. Phòng thư viện cần thiết kế đầy đủ trang thiết bị, nguồn sách đảm bảo nhu cầu đọc, tra cứu tài liệu của giáo viên và học sinh (thực tiễn thư viện rất sơ sài và chưa thực sự được quan tâm). 4. Ban hành danh mục sách dành cho từng lứa tuổi học sinh để nhà trường căn cứ vào đó để trang bị sách cho thư viện. Đa số mua theo cảm tính cá nhân và đôi lúc thể loại không phù hợp.



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com