Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang


GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM

Đỗ Thị Hoàng Mai*

Là người thầy trên bục giảng, tôi đau đáu một điều: - Tại sao học sinh ngày nay ít thích đọc sách hơn thế hệ chúng tôi ngày trước? - Tại sao giới trẻ có thể cầm điện thoại hàng giờ mặc cha mẹ ông bà khuyên nhủ, rầy la vẫn không rời mắt? - Thấy cái xấu không bất bình, nhìn cái đẹp không ngưỡng mộ? - Sự thờ ơ này hoàn toàn do các em hay chính chúng ta những người lớn vô tình đẩy chúng đến? - Liệu chúng ta đã đưa các em đến con đường nhanh nhất để chiếm lĩnh kiến thức, cảm thụ vẻ đẹp nhân văn của cuộc sống? - Bài học ở lớp có đủ trang bị kiến thức cho các em không? Thời gian còn lại các em sẽ làm gì? Đọc sách, chơi game, lên mạng, xem ti vi hay ngoài giờ học các em hối hả học thêm ngoại ngữ, vi tính, võ và vô vàn thứ khác nữa...

Niềm vui khi biết được cái mới, cái đẹp, cái nhân văn mà con chữ mang lại thật xa lạ với các em. Ở lớp 3, chỉ có 3 tiết Tập đọc, kể chuyện/ tuần quá ít ỏi, thời gian ấy chỉ đủ cung cấp vốn từ cần thiết trong làm văn, viết câu. Muốn các em cảm thụ khám phá thế giới xung quanh thì sách báo là phương tiện cung cấp tốt nhất, nhanh nhất, thông dụng nhất, rẻ tiền nhất vì có thể mượn bạn, mượn thư viện... Tự đọc sách còn giúp các em tự lĩnh hội các môn khoa học tự nhiên, lập luận logic.

Lứa tuổi từ 3 đến 9 tuổi, các em còn là tờ giấy trắng, là thời điểm tốt nhất để cảm thụ những tinh túy của nhân loại qua lời kể chuyện của cha mẹ ông, bà, thầy cô. Bằng chứng là ở lớp tăng cường tiếng Anh, các em say mê đọc và tự đọc chiếm 40% (ba mẹ quan tâm việc đọc sách của con) trong khi lớp một buổi thì tỷ lệ đọc sách chỉ 10%. Vậy sao chúng ta không tận dụng ưu điểm này để truyền thụ lòng yêu sách, học và làm theo sách đến các em. Gia đình và nhà trường làm gì để giành lại niềm vui cho con em mình trước những cám dỗ của công nghệ giải trí hiện nay. Làm sao để thu hút các em đến với sách hơn game, facebook, zalo, tivi v.v...

Qua thời gian tiếp xúc dạy dỗ các em hàng ngày tôi nhận ra nhiều sự khác biệt giữa những em tự đọc sách với những em không say mê đọc (chỉ đọc khi cô giáo giao bài tập). Say mê đọc sách các em viết văn lưu loát hơn, nhiều ý văn hay và sáng tạo hơn. Vận dụng tốt những bài đạo đức đã được học ở lớp. Ví dụ: Trong bài văn kể chuyện biểu diễn nghệ thuật, những em thích đọc sách biết cảm ơn nghệ sĩ xiếc đã huấn luyện những con thú hung dữ trở nên thuần phục để cho chúng em những tiết mục hấp dẫn.

*Giáo viên chủ nhiệm lớp 3, Trường Trần Văn Ơn, Quận 11

Say mê đọc sách, các em tự tin và phát biểu sâu sắc hơn. Như sau bài học “Câu chuyện quả táo” chia táo thành 3 phần nhưng các em phát biểu cần chia thành 4 phần để mời Bác gấu vì đã giúp chúng mình hiểu lẽ công bằng.

Đọc sách giúp các em biết quan tâm đến bạn bè, cộng đồng tốt hơn. Trong lần học chung với lớp bạn thì em học sinh lớp một buổi nhận xét rằng: “con quý các bạn lớp Tăng cường tiếng Anh vì các bạn biết giữ im lặng khi học, biết hỏi thăm ân cần khi có bạn té. Còn lớp mình thì xúm lại cười thôi!”

Say mê đọc, các em tự tìm tòi, khám phá điều hay, lẽ phải quanh mình. Trong một lần sinh hoạt lớp, tổng kết những điều hay từ sách có em đã kể lại câu chuyện “Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời” của một cô bé. Nhờ mất chiếc điện thoại em mới nhận ra những điều tốt đẹp sẵn có quanh mình (Báo Tuổi Trẻ). Chính tôi cũng xúc động vì mình không phải là giáo viên hướng dẫn học sinh xem chương trình này mà chính học sinh giới thiệu với học sinh.

Xã hội hóa việc đọc là việc làm cần thiết để chạy đua với công nghệ giải trí có kĩ xảo vượt bậc hiện nay. Lòng yêu trẻ của một giáo viên tiểu học như tôi thấy rằng:

- Ông bà, cha mẹ hãy hỗ trợ việc đọc cho con em mình từ tấm bé. - Ở lứa tuổi tiểu học, các em chỉ nên sử dụng điện thoại, ipad khi có người lớn cạnh

bên hướng dẫn xem những chương trình hữu ích. - Mỗi tuần nên có một tiết đọc sách, giáo viên sẽ có thời gian khen ngợi những câu trả lời xuất sắc và giao tiếp những câu hỏi về nhà kích thích sự tìm hiểu của các em (lớp 3,4,5). - Tùy vào quỹ phụ huynh của lớp mà lập tủ sách mini dành cho các em hoàn thành bài nhanh (trong khi chờ các bạn hoàn thành chậm). Xem trọng người quản lí thư viện như một giáo viên hướng dẫn đọc. Niềm vui trọn vẹn khi đươc phụ huynh học sinh hỗ trợ một phần thu nhập cho người đồng hành cùng các em đọc sách. - Gia đình và nhà trường chung tay bổ sung sách mới để cuốn hút các em vào thư

viện đọc sách. Chỉ có người lớn chúng ta mới giúp được các em có thói quen đọc sách, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong xã hội. “Người lớn ơi, hãy vào cuộc!”.



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com