Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Tiến Thành*

1. THỰC TRẠNG

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM (Sở GDĐT), năm học 2016 - 2017, cấp trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn có: Bậc học Tổng số trường Tổng số học sinh Tổng số giáo viên

THCS 264 376.713 17.246 THPT 192 186.289 11.962 Cộng 456 563.002 29.208

Hiện nay, TP. HCM có số lượng trường lớp, giáo viên, học sinh động, nhiều loại hình trường (công lập, dân lập, trường có yếu tố nước ngoài...) nên việc tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách vừa có yếu tố thuận lợi (sức lan tỏa, sự tác động lớn,...) vừa gặp nhiều khó khăn (cơ sở vật chất, môi trường học tập có sự chênh lệch, các hoạt động khó đáp ứng được các yêu cầu cụ thể phong phú của từng đơn vị, thiếu tính thống nhất trong thực hiện,...). Mặt khác TP. HCM là thành phố năng động, đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục đào tạo chất lượng cao của khu vực; ngành giáo dục và đào tạo thành phố đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, năng lực tự học có được từ thói quen đọc sách là một năng lực quan trọng cần hình thành nơi học sinh.

Thực tế, chương trình học (của Bộ GDĐT) các khối lớp chưa có tiết/giờ đọc sách. Nội dung kiểm tra đánh giá, nội dung các môn học, đặc biệt là các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chưa gắn với hoạt động tự học, tự tìm tòi từ sách của học sinh. Thời khóa biểu với lịch học dày đặc cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh không có thời gian đọc sách. Các loại hình giải trí nghe, nhìn phát triển đầy hấp dẫn trong khi thư viện trường học chưa hấp dẫn, các hoạt động chưa phong phú cũng là nguyên nhân quan trọng khiến học sinh không tìm đến thư viện và ngày một thờ ơ với sách. Chưa có các yếu tố để hình thành thói quen đọc sách, thiếu môi trường hình thành văn hóa đọc, học sinh đứng trước nguy cơ không đọc sách, không hiểu được giá trị, vai trò của việc đọc sách đối với việc học và cuộc sống.

Trước yêu thực trạng đó, Sở GDĐT đã thực hiện một số giải pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh bậc trung học. Từ đó hình thành văn hóa đọc cho học sinh.

*Phòng Giáo dục trung học – Sở Giáo Dục Đào tạo TP. HCM

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1 Định hướng các hoạt động thư viện nhằm hình thành thói quen đọc sách

Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động thư viện trường học của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở GDĐT xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện trường học của ngành Giáo dục trung học thành phố và triển khai kế hoạch tới các trường THPT và các quận, huyện. Phòng GDĐT và Ban Giám hiệu các trường THPT, THCS phải quan tâm, đầu tư, chỉ đạo tốt cho công tác Thư viện để các hoạt động thư viện đạt hiệu quả cao. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, đánh giá thư viện. Việc đánh giá, xếp loại thư viện khá chính xác, đúng yêu cầu theo các tiêu chí có tác dụng củng cố thư viện nhà trường, thúc đẩy các hoạt động của đội ngũ cán bộ thư viện, tạo điều kiện cho các trường nâng cao chất lượng dạy-học. Chú trọng các hoạt động sau:

Tăng cường bổ sung sách cho thư viện theo danh mục sách dùng cho Thư viện trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, ban hành; Xây dựng thư viện tiên tiến, hiện đại, đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT.

Phối hợp với Sở Thông Tin Truyền Thông TP. HCM, Thư viện Khoa học tổng hợp tổ chức các hoạt động nhằm phát triển thư viện trường học và văn hóa đọc trong nhà trường.

Khuyến khích các đơn vị tổ chức tiết/ giờ đọc sách; tổ chức giao lưu với các tác giả sách; đưa học sinh đến với Thư viện Tổng hợp thành phố, thực hiện các hoạt động tại đường sách thành phố; tổ chức ngày hội đọc sách, giới thiệu sách hay cho học sinh trong trường, ...

Quan niệm “Thư viện là trái tim của trường học”; thực hiện thư viện với kho sách mở, đầu sách phong phú, đa dạng; luôn chú ý đến nhu cầu của bạn đọc; ...

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên thư viện là các em học sinh yêu sách, muốn lan tỏa thói quen đọc sách đến với các bạn và đến với cộng đồng dân cư, ...

Tổ bộ môn Ngữ văn xây dựng tiết học tại thư viện, giới thiệu, cung cấp danh mục sách hay cho thư viện, ...

Trong quá trình thực hiện, ở mỗi đơn vị trường học có thể bổ sung những công việc phát sinh theo điều kiện cụ thể của đơn vị, nhà trường.

2.2 Công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên phụ trách thư viện

Sở GDĐT thường xuyên phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM, Hội thư viện, tư liệu và thông tin khoa học, Công ty sách và thiết bị TP. HCM tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng các bộ, nhân viên, giáo viên phụ trách thư viện với các nội dung cơ bản Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thư viện trường học và chuyên đề chuyên sâu về công tác thư viện như: Kĩ năng thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện, Sức hấp dẫn của một thư viện, Tổ chức tiết học tại thư viện, ...

Các đợt tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên thư viện nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thư viện trường học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ và động viên, biểu dương những đóng góp của cán bộ, giáo viên thư viện.

2.3 Tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc trong nhà trường

Các đơn vị cũng đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú đa dạng nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh như: giới thiệu sách hay, viết bài cảm nhận về sách, tiết học tại thư viện, ... Đặc biệt, Sở GDĐT đã tổ chức thành công Hội thi Lớn lên cùng sách. Hội thi được Sở GDĐT phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Ban quản lý đường sách và Thư viện Khoa học tổng hợp tổ chức. Hội thi đã được tổ chức lần thứ 4 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Bước đầu, Hội thi đã có tác dụng đánh động trong học sinh ý nghĩa, vai trò của sách.

2.3.1 Mục đích hội thi - Hội thi “Lớn lên cùng sách” hướng đến sự trưởng thành của học sinh qua quá trình đọc sách; sự phát triển bền vững của thói quen đọc sách và kỹ năng đọc ở học sinh; sự lan tỏa của niềm đam mê đọc sách và văn hóa đọc trong môi trường học đường. Cụ thể:

- Đối với nhà trường: + Nhằm duy trì và phát triển thói quen đọc sách cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường.

+ Phát huy chức năng, vai trò của thư viện trường học và vai trò, giá trị của sách đối với việc học tập.

- Đối với học sinh: + Giúp học sinh có được tình yêu và sự quan tâm đối với sách. Có phương pháp, kĩ năng đọc sách, có thói quen đọc sách mỗi ngày. Đưa việc đọc sách trở thành văn hóa đọc. + Qua quá trình đọc sách, học sinh có sự thay đổi tốt đẹp về tâm hồn, kiến thức, tư duy, kỹ năng sống; nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo; biết vận dụng vào thực tiễn những kiến thức đã đọc.

2.3.2 Hình thức, nội dung hội thi Cấp quận, huyện Phòng GDĐT tổ chức Ngày hội đọc sách, Hội thi Lớn lên cùng sách hoặc các hình thức, nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để lựa chọn 6 học sinh (3 học sinh khối 6-7; 3 học sinh khối 8-9) dự thi cấp thành phố. Một số gợi ý cho các hoạt động cấp quận, huyện:

+ Khuyến khích học sinh xây dựng kế hoạch đọc sách trong năm học 2018-2019 (thời gian đọc sách, nơi đọc sách, các sách sẽ đọc, vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như: ghi chép, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè về nội dung đọc, ...).

+ Thực hiện các sản phẩm sáng tạo: Trong quá trình đọc sách, học sinh nảy sinh các ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo và thực hiện các sản phẩm sáng tạo. Sản phẩm sáng tạo thể hiện sự tác động của việc đọc sách đối với bản thân học sinh. Học sinh có thể vẽ tranh, thiết kế tờ cổ động đọc sách; sáng tác một bài thơ, bài hát, truyện ngắn cổ động việc đọc sách; sáng tạo các hình thức phổ biến việc đọc sách (lập các trang web trao đổi sách hay, giới thiệu sách qua các trang mạng xã hội, ...); viết bài cảm nhận về quyển sách đã đọc có những tác động đối với bản thân, giúp cho bản thân có những thay đổi tốt đẹp (thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi; nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng; gợi sự sáng tạo, ...) hoặc sáng tạo một sản phẩm khoa học, kĩ thuật (kèm theo phần thuyết minh về sản phẩm: quyển sách đã tác động khiến em thực hiện sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm); ...

Cấp thành phố Tại Hội thi Lớn lên cùng sách cấp thành phố, các em sẽ tham gia các hoạt động sau: - Hoạt động 1: Học tập, trao đổi về các phương pháp, kĩ năng đọc sách; - Hoạt động 2: Làm bài trắc nghiệm về sách và phương pháp đọc sách, tham gia các trò chơi Ai đọc sách nhanh hơn? Ai đọc nhiều sách hơn? Ai đọc sách hiệu quả hơn? (30 điểm) - Hoạt động 3: Thực hiện sản phẩm sáng tạo sau khi đọc sách, Ban tổ chức sẽ cung cấp các vật dụng, văn phòng phẩm và một quyển sách, một bài viết hoặc một đoạn trích, ... để học sinh đọc lấy ý tưởng, cảm hứng sáng tạo. Sau đó các em được tự do lựa chọn một trong 5 hoạt động sáng tạo sau để thực hiện: sáng tác truyện, thơ; vẽ tranh, vẽ biểu tượng, xé giấy dán tranh; thuyết minh về quyển sách vừa đọc; diễn kịch, sáng tác bài hát và hát; kết nối với tài liệu, văn bản khác để viết bài văn nghị luận. (40 điểm) - Hoạt động 4: Thuyết minh, thể hiện các sản phẩm sáng tạo và trả lời các câu hỏi của ban giám khảo. (30 điểm) - Lưu ý: Hoạt động 1 là hoạt động tập thể, các hoạt động còn lại là hoạt động cá nhân. Một số hình ảnh hoạt động của Hội thi:

Học sinh tham gia Hội thi

Một số sản phẩm sáng tạo của học sinh

3. KIẾN NGHỊ

Để hình thành thói quen đọc sách cho học sinh trung học, các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chương trình học có tiết/giờ đọc sách; nội dung học tạp gắn với việc tự học, tự tìm hiểu kiến thức từ sách. Sở GDĐT TP. HCM cần tăng cường xây dựng các thư viện hiện đại và đẩy mạnh các hoạt động. Các trường THCS, THPT chủ động tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị kinh tế cùng đồng hành với ngành giáo dục trong các hoạt động cụ thể như tuyên truyền về giá trị của sách và ý nghĩa của việc đọc sách; vận động mỗi gia đình xây dựng tủ sách và góc đọc sách cho con em; cùng phối hợp tổ chức ngày hội đọc sách và các hội thi nhằm hình thành văn hóa đọc, ...



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com