Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang

TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH

Huỳnh Thị Thanh Thuý - Đặng Nguyên Đức *

Tiết đọc sách đầu giờ tại lớp – nhà trường dành hẳn 20’ đầu giờ các ngày, học sinh ngồi tại lớp đọc sách, thư viện mini tại lớp do thư viện trung tâm cung cấp hoặc sách được phụ huynh, học sinh góp cho thư viện mini của lớp.

Mỗi bạn tự chọn cho mình quyển sách yêu thích, mặc dù là cấp tiểu học, nhưng việc hình thành thói quen đọc sách 30’ mỗi ngày, học sinh đã đọc được nhiều sách hơn, đa số đã đọc được sách nhiều chữ, ít hình hơn (TH Đông Hòa B, Bình Dương)

Việc đọc sách đầu giờ được lặp lại đều đặn mỗi ngày, tạo thành nếp, thói quen trước khi bắt đầu môn học đầu tiên, học sinh tự đọc dưới sự giám sát của giáo viên

*Cán bộ văn phòng Hội Xuất bản phía Nam

Đọc sách buổi sáng, khi tâm hồn con trẻ chưa bị chi phối bởi các hoạt động khác trong ngày, mỗi ngày một chút, hình thành thói quen và sự say mê đối với sách 30’ đầu giờ mỗi ngày dành cho việc đọc sách tại trường TH Đông Hòa B. Sau khi đọc xong một quyển sách hoặc tâm đắt với một câu chuyện trong sách, học sinh xung phong chia sẻ và giới thiệu để các bạn cùng tìm đọc

Bạn Vân Anh, học sinh lớp 4, giới thiệu về quyển sách “Ratatouille – Chú chuột đầu bếp”, con thích quyển sách này vì con ước mơ trở thành đầu bếp giỏi.

15’ đọc sách đầu ngày tại trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7

Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7, nhà trường cũng dành 15’ đầu giờ để học sinh tập trung đọc sách trước khi bắt đầu tiết học ngày mới. Thói quen hình thành từ bé và phải được gìn giữ thường xuyên, đó là nguyên do tại trường Đinh Thiện Lý (cấp 2, 3) vẫn duy trì mô hình này, áp dụng từ khi thành lập đến nay.

Tiết đọc sách tại lớp (40’/tiết)

Đọc sách, thuyết trình trong tiết đọc sách tại lớp, các em lần lượt chia sẻ về quyển sách đã đọc trong tuần, theo chủ đề giáo viên đặt ra trong tuần trước: học sinh được giao nhiệm vụ về nhà đọc sách, đến tiết đọc, học sinh lên chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đề ra như: (1) giới thiệu về tác giả, tác phẩm; (2) vì sao em lại chọn tác phẩm này để đọc; (3) em muốn chia sẻ điều gì qua các câu chuyện từ sách đã đọc; (4) các trích dẫn hay trong sách mà em ấn tượng, vì sao; (5) em có điểm nào không đồng ý với tác phẩm không; (6) em muốn nhắn nhủ gì với các bạn sau khi đọc quyển sách này?...

Học sinh lớp 6 đang thuyết trình về quyển sách mình đã đọc, các bạn học đặt câu hỏi, phản biện tại Trường song ngữ quốc tế Horizon, Quận 2

Em thích đọc quyển sách nào nhất? Em hãy chia sẻ cùng bạn điều tâm đắt nhất? Em học được bài học gì từ câu chuyện?

Tiết đọc sách tại trường TH Hùng Vương, Quận 5 Đọc sách tại lớp: học sinh tự do lựa chọn những quyển sách yêu thích, từ 20’ – 30’ học sinh dành thời gian để tập trung đọc sách, thời gian còn lại sẻ chia cùng bạn bè, giáo viên chủ nhiệm sẽ là người hướng dẫn, điều phối cả lớp tập trung vào câu chuyện bạn kể để đưa ra các câu hỏi, nhận định và bài học rút ra từ sách.

Học sinh lớp 1, dù con chưa biết được hết mặt chữ, nhưng con vẫn thích hình ảnh và đánh vần, sách cho học sinh lớp 1 có độ dày vừa phải, chữ lớn, màu sắc, hình ảnh đẹp mắt.

(Trường TH Hùng Vương, Quận 5)

Tiết đọc hiểu, mỗi tuần 1 tiết tại trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý (ngoài 20’ đọc sách đầu ngày) nhằm rèn luyện kỹ năng đọc hiểu: giáo viên chủ nhiệm/ bộ môn trích dẫn một câu chuyện, dẫn dắt để học sinh đọc, chia nhóm, hướng dẫn học sinh sắm vai nhân vật để đọc cho cả lớp cùng nghe, sau đó cho bài tập phân tích từng nhân vật và nhận định của học sinh về câu chuyện, nhân vật, bài học, sau đó, học sinh sẽ viết một đoạn tiểu luận ngắn về câu chuyện thông qua tiết đọc hiểu. Các câu chuyện được giáo viên dùng giảng dạy không trùng lặp lại các câu chuyện của sách giáo khoa.

Tiết đọc tại thư viện kết hợp dạy và học thông qua sách với cán bộ thư viện

Hằng tháng, mỗi lớp đều có tiết đọc tại thư viện (chủ yếu tập trung ở các bộ môn như Ngữ văn, Anh văn, Địa lý, Lịch sử, ...) thầy cô bộ môn phối hợp nguồn sách ở thư viện tổ chức tiết đọc tại thư viện, phòng đọc. Trong tiết đọc, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, đọc sách, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu từ sách thư viện cung cấp các thông tin liên quan đến môn học, hoặc yêu cầu học sinh đọc sách và ghi lại những cảm nhận của mình về tiết đọc.

Tiết đọc tại phòng đọc, trường THCS Nguyễn Hiền, Quận 7

PHẢN HỒI TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Nhà văn Ngụ ngôn lừng danh Aesop đã nói: Từng chút từng chút một là bí quyết thành công. Và để khiến trẻ yêu thích sách, đọc sách và phát triển bản thân, chúng ta cũng phải đi từng bước, từng bước một mới có thể nhìn thấy được kết quả. Bằng sự nỗ lực, tận tâm của nhà trường, cán bộ thư viện các trường qua một thời gian dài hoạt động để tạo thói quen đọc sách cho học sinh; những quả ngọt đầu tiên đã kết trái.

Nhưng điều chúng ta thấy rõ nhất chính là sự thay đổi về hành vi của các bạn học sinh từ những sinh hoạt hàng ngày: các bạn lễ phép, cư xử với nhau thân thiện,.. cho đến thái độ với việc đọc sách: quan tâm đến giờ đọc sách hơn, các bạn xung quanh đọc sách gì, sự lựa chọn với các đầu sách: nhiều bạn bắt đầu lựa chọn đọc các tựa sách có kênh chữ nhiều hơn, các tác phẩm kinh điển thay vì truyện tranh như trước kia.

1. Không còn sợ thư viện

Có phải chăng có một căn bệnh khó chữa ở học sinh Việt Nam hiện nay đó là căn bệnh “sợ thư viện”, nhưng ở những trường mà đoàn tham quan của Hội Xuất bản Việt Nam – Văn phòng đại diện phía Nam đến thăm thì lại khác. Thư viện là một nơi thật thân thiện với các bạn học sinh, là nơi mà các bạn và thầy cô có thể cùng sinh hoạt.

Từ bao giờ, thư viện Trường THCS Tùng Thiện Vương (Q8) lại là nơi chốn để thầy trò cùng sinh hoạt. - Đến thư viện, không hẳn chỉ là để mượn sách, các bạn học sinh còn đến đây để tham gia những hoạt động tập thể.

Các bạn nhỏ lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) đến thư viện để tham gia câu lạc bộ láp ráp, nhìn những gương mặt hồ hởi khi đến thư viện, nhiều người trong chúng tôi không khỏi vui mừng

Thư viện cũng trở nên là nơi yên tĩnh để học tập của các bạn học sinh Trường THCS Tùng Thiện Vương (Q8)

2. Không còn “Sợ” Sách

Chúng ta hãy thử tưởng tượng vào những giờ đọc sách, nhưng sách các em chọn lại là những quyển truyện tranh chỉ mang tính chất giải trí thì như thế nào? Đó chính là tình trạng chung trong những ngày đầu tiên các trường tổ chức cho các em đọc sách.

Đến nay, có những trường đã thực hiện đến năm thứ 4 – 5 công tác khuyến đọc cho các em, nhiều em học sinh ngay từ cấp lớp tiểu học đã lựa chọn cho mình những tác phẩm sách có giá trị và sẵn sàng chia sẻ niềm yêu thích đó với các bạn của mình khi có cơ hội.

Bạn Phương Nghi (lớp 4) – trường tiểu học Hùng Vương (Q5) chia sẻ cuốn “10 vạn câu hỏi vì sao” đến với các bạn trong lớp vì tựa sách giải thích cho bạn được nhiều điều trong cuộc sống.

Bạn Đạt (lớp 1) – Trưởng tiểu học Hùng Vương tuy đọc còn rất chậm và phải đánh vần từng chữ nhưng Đạt vẫn chọn một tựa sách với kênh chữ nhiều vì Đạt rất thích đọc sách.

Chẳng còn cần phải bắt buộc, cũng chẳng gò bó gì trong cái cách các bạn nhỏ trường THCS Tùng Thiện Vương (Q8) thưởng thức những tựa sách trong giờ ra chơi.

Bạn Vân Anh – Lớp 4 trường Tiểu học Đông Hòa B (Bình Dương) chia sẻ về ước mơ đầu bếp sau khi đọc tựa sách Ratatouille (Chú chuột đầu bếp).

Tình yêu sách ở nơi các bạn học sinh trở nên ngày một lớn hơn, sự đầu tư cho sách cũng lớn hơn và các bạn sẵn sàng để thể hiện quan điểm của mình về cuốn sách. Tạo lập cho mình tuy duy phản biện, phát triển.

Các bạn học sinh trường Song ngữ Quốc tế Horizon đầu tư hẳn bài trình chiếu điện tử để giới thiệu về tựa sách mình đọc

Tự tin với bài thuyết trình và sẵn sàng trả lời những câu hỏi “hóc búa” của các bạn trường Song ngữ Quốc tế Horizon

Việc đọc nhiều sách, các bạn học sinh trao dồi thật nhiều vốn từ, kèm theo đó là phát triển tư duy logic. Các bạn tự tin hơn, thuyết phục hơn khi nói chuyện, viết lách.

3. Sách thay đổi hành vi

“Sách là người bạn, nhưng cũng chính là người thầy”; chúng tôi có thể thấy sự rõ rệt trong hành vi và thái độ của các bạn học sinh có đọc sách và những bạn học sinh ít đọc sách hơn.

Với những bạn đọc sách, gương mặt của các bạn thể hiện sự thoải mái, cách nói chuyện cũng nhẹ nhàng và mạch lạc hơn, các bạn biết nhiều hơn nhưng cũng khiêm tốn hơn; thưa gửi cũng rất rõ ràng.

Đi qua hành lang trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý (Q7) là chúng tôi “ngập trong cơn mưa lời chào” của các bạn học sinh nơi đây. Khuôn mặt đầy sức sống của các bạn khiến chúng tôi có thật nhiều năng lượng.

“Sự tiếp đón nồng hậu” của các bạn học sinh trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) với đoàn đến tham quan lớp học.

Đồng thời, tự giác và trách nhiệm,... những phẩm chất tốt cũng đã xuất hiện ở các bạn học sinh; tự giác đặt lại sách ở vị trí cũ, sắp xếp dày dép thật ngăn nắp khi sử dụng thư viện cũng là hành động đẹp của các em.

Nhìn những hình ảnh này, ít ai nghĩ các bạn mới là học sinh tiểu học. Hình ảnh tại thư viện trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q11).

Các bạn học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1) đã tự giác đặt lại những tựa sách về đúng vị trí sau khi đọc xong.

4. Các hoạt động về Sách được các bạn học sinh quan tâm

Tuy việc viết cảm nhận về sách là không bắt buộc đối với các em học sinh, nhưng thư viện các trường đã nhận được những bài cảm nhận thật dài, tuy câu văn vẫn còn lủng cũng nhưng lại đong đầy những cảm xúc muốn chia sẻ niềm vui khi đọc sách, tham gia những tiết đọc sách tại trường.

Chia sẻ cảm nhận trực tiếp sau khi đọc sách là việc làm thường xuyên của các bạn “Cây tri thức” – với những quả ngọt là tên tựa sách các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Hiền (Q7).

Những cảm nhận sách với trang trí là nội dung trong sách của nhóm bạn học sinh trường THCS Nguyễn Hiền

Các tựa sách các em đọc ngày một nhiều lên, đó là niềm vui không siết của thầy cô tận tâm với văn hóa đọc.

Ngoài ra, các cuộc thi, các dự án cũng được các bạn học sinh chú ý tham gia rất nhiệt tình. Sản phẩm của các bạn học sinh trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý (Q7) trong sự án “16 tôi kể” là những cuốn sách độc bản được các bạn tham gia từ khâu bản thảo đến việc in ấn và trang trí. Nhìn những cuốn sách đầy chuyên nghiệp như vậy không ai có thể nghĩ đây là sản phẩm của các bạn học sinh. Hoặc sản phẩm dự án “Em là phóng viên” của các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Hiền (Q7) với chủ đề tôn vinh phụ nữ trong ngày 08.03...

10 LÝ DO CHÚNG TA NÊN ĐỌC SÁCH MỖI NGÀY

Việc đọc sách không chỉ là giải trí, nó mở ra cho tâm trí chúng ta rất nhiều khả năng tiềm tàng. Dưới đây là 10 lợi ích mang lại khi bạn chỉ cần đọc một vài trang sách mỗi ngày.

1. Giảm stress: Một cuốn tiểu thuyết hay có thể khiến bạn như đang được sống trong thế giới khác và đó là một liệu pháp hoàn hảo khi bị quá tải vì căng thẳng.

2. Mở rộng vốn từ: Đây là một trong những lợi ích rõ ràng nhất của việc đọc, giúp bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu bạn đang cố gắng tìm những từ ngữ gây ấn tượng trong giao tiếp thì hãy đọc nhiều hơn nữa. Vốn từ phong phú sẽ làm bạn trở nên tự tin hơn và giúp ích cho sự nghiệp của bạn. Việc đọc cũng giúp bạn hiểu tốt hơn về mọi thứ khi nghe người khác nói. Bạn sẽ học ngoại ngữ tốt hơn bằng cách đọc sách.

3. Thấu hiểu người khác hơn: Đọc về những trải nghiệm và khó khăn của người khác cũng có thể làm bạn trở thành người có hiểu biết hơn, tâm rộng mở với người khác hơn. Con người thường dễ dàng phán xét những việc làm của người khác khi không thực sự hiểu rõ hoàn cảnh của họ. Khi bạn đọc nhiều, bạn sẽ hiểu thêm nhiều kiểu người khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau và dễ dàng cảm thông với người khác.

4. Nuôi dưỡng ước mơ: Sách sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn. Đọc những cuốn sách tích cực sẽ tạo động lực cho bạn nuôi dưỡng ước mơ, tìm lại được ước mơ, có nhiều người đã vượt qua khó khăn để đến thành công như thế nào.

5. Mở rộng kiến thức: Mỗi cuốn sách bạn đọc ít hay nhiều cũng sẽ cung cấp cho bạn kiến thức mà có thể sau này bạn sẽ cần đến. Ngay cả khi bạn đọc 1 cuốn sách ít hấp dẫn thì nó cũng chứa đựng những kiến thức mà bạn sẽ sử dụng vào một thời điểm nào đó. Đó là lý do tại sao bạn thường nghe nhiều người hay nói” Tôi đã từng đọc điều này ở đâu đó rồi”.

6. Cải thiện khả năng tập trung: Sự tập trung rất quan trọng trong công việc, nếu mất đi sự tập trung bạn sẽ không hoàn thành được tốt việc gì cả. Trong thời đại bùng nổ công nghệ, có quá nhiều thứ cám dỗ khiến khả năng tập trung của con ngươi suy giảm dần. Khi đọc một cuốn sách, bạn phải tập trung vào các từ trong đó, hiểu được ý nghĩa của câu chữ cho đến khi hoàn toàn nhập tâm, việc này sẽ giúp bạn chú ý vào việc mình đang làm. Nếu thói quen này được duy trì thì khả năng tập trung của bạn với những việc khác sẽ tốt hơn.

7. Giúp bạn ngủ ngon hơn: Nếu bạn có thói quen đọc một vài trang sách trước khi đi ngủ thì bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn. Đọc sách để thư giãn chuẩn bị cho giấc ngủ tốt hơn nhiều so với việc xem tivi hay nhìn vào màn hình máy tính, bởi vì các thiết bị điện tử có thể tác động đến thần kinh, dẫn đến mất ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình những cuốn sách nhẹ nhàng, dễ hiểu để đọc vào buổi tối.

8. Nâng cao kỹ năng viết: Đọc sách không chỉ giúp cải thiện vốn từ mà còn nâng cao kỹ năng viết. Bạn lựa chọn những tác giả yêu thích đọc nhiều lần và bắt chước cách hành văn của họ, dần dần bạn sẽ tạo ra được phong cách viết của bản thân. trong công việc, viết tốt hơn cũng sẽ giúp bạn thăng tiến hơn.

9. Kích thích trí não: Việc đọc sẽ làm tế bào não hoạt động liên tục và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh mất trí nhớ khi chúng ta già đi. Bộ não cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khi càng luyện tập nhiều thì càng khoẻ mạnh và làm việc hiệu quả hơn.

10. Là loại hình giải trí ít tốn kém: Bạn sẵn sàng bỏ ra một số tiền không nhỏ để đi xem phim hay xem ca nhạc nhưng chỉ có giá trị giải trí trong vài giờ. Chi phí để mua một cuốn sách đôi khi có thể đắt một chút nhưng giá trị mà nó mang lại thì vẫn rẻ hơn nhiều so với số tiền bỏ ra vì kiến thức sách mang lại bạn sẽ mang theo suốt đời. Vậy tại sao chúng ta không chọn đầu tư cho mình những cuốn sách hay và tạo ra thói quen đọc sách mỗi ngày ngay từ bây giờ?

Bài: Sưu tầm Internet



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com