Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ? - HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU

Mục lục
Tọa đàm làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?
XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG
TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤU THƠ Nguyễn Nhật Ánh*
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HÀNH TRÌNH NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU SÁCH CHO HỌC SINH BẬC MẦM NON
GẮN VĂN HÓA ĐỌC VỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN VĂN ƠN, QUẬN 11, TP. HCM
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA B – THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG
MỘT VÀI CHIA SẺ TRONG VIỆC TỔ CHỨC TIẾT ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TẠI TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HIỀN, QUẬN 7, TP. HCM
DỰ ÁN LỚN LÊN CÙNG SÁCH TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA ĐỌC” TẠI TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ
HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU
TIẾT ĐỌC SÁCH THƯỜNG XUYÊN TẠI THƯ VIỆN, LỚP HỌC TẠO THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỢI ÍCH CỦA ĐỌC SÁCH VÀ PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ HỌC SINH
SINGAPORE KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?
ĐỌC NHIỀU, ĐỌC RỘNG VÀ ĐỌC CÙNG NHAU BÀI HỌC TỪ SINGAPORE
Tất cả các trang


HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC TẠI HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC EDU

Lê Trà My *

1. LỜI MỞ ĐẦU:

Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của các phương tiện nghe nhìn, con người có điều kiện tiếp xúc với đa dạng kênh thông tin từ truyền hình, phim ảnh, internet... và những kênh thông tin này đang dần dần lấn lướt việc đọc sách bởi sự hấp dẫn, đa dạng. Đặc biệt là đối với giới trẻ, họ bị hấp dẫn bởi thông tin từ mạng xã hội, từ các kênh truyền thông hơn là các tri thức trong sách vở. Tại Việt Nam, quá nhiều người trẻ luôn bận rộn với smartphone hoặc máy tính, thì việc tìm những sự tốt đẹp cho sự phát triển bản thân hay sự thư giãn từ một cuốn sách đã trở thành điều xa xỉ.

*Phó Hiệu Trưởng Trường TTC School Saigon

Văn hóa đọc là thái độ và cách ứng xử với tri thức sách vở. Ai cũng biết sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy và truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chúng ta cũng đã quá quen thuộc với câu nói nổi tiếng của nhà văn M. Gorki: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.

Với quan điểm Sách hay như người bạn, người thầy kích thích sự tò mò và tìm hiểu thế giới xung quanh, qua đó, giúp trau dồi tri thức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trong tương lai. Tại các ngôi trường trong Hệ thống Giáo dục TTC, văn hóa đọc được lồng ghép ngay trong chương trình học và qua các hoạt động như cảm nhận về sách, hội sách, giới thiệu sách hay... cũng như việc đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện về sách với mong muốn trao yêu thương đến với các em học sinh tiểu học thông qua những trang sách cũng như lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

2. HÌNH THÀNH VĂN HÓA ĐỌC MỖI NGÀY TẠI TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC

Việc học tập, tra cứu kiến thức bộ môn và cuộc sống thường nhật qua kênh sách bằng hình thức đọc tuy là phương pháp truyền thống nhưng không bao giờ cũ đối với người học. Trong thực tế, nhiều trường học mong muốn đưa văn hóa đọc đến gần với học sinh, song chưa có định hướng cụ thể về cách triển khai và cơ sở vật chất, kinh phí chưa đáp ứng được nhu cầu. Thấy rõ được khó khăn đó, TTC Edu đã có những biện pháp và định hướng cụ thể, lấy “Văn hoá đọc” trở thành một trong những văn hoá đặc trưng và nổi bật của Hệ thống Giáo dục TTC nói chung và các trường phổ thông TTC School nói riêng:

2.1. Xây dựng khung chương trình đọc sách bắt buộc: TTC School luôn cân nhắc và phát triển văn hoá đọc tốt hơn cho thế hệ trẻ: Khi chưa trở thành quy định bắt buộc, học sinh không thể duy trì thói quen đọc sách suốt ba cấp học. Vấn đề không phải theo phong trào, nhìn về lâu dài, sách là phương tiện cơ bản phục vụ cho xã hội học tập, học tập suốt đời, bồi dưỡng con người toàn diện.

• Xây dựng khung chương trình định hướng cho việc đọc sách của học sinh trong toàn hệ thống: Để đội ngũ giáo viên cùng chung tay, góp sức trong việc làm cho học sinh thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của việc đọc, bước đầu là hình thành thói quen và hướng đến xây dựng văn hoá đọc.

• Chăm chút không gian đọc: xác định không gian đọc là yếu tố quyết định đến tâm lý “thích đọc” của học sinh, Hệ thống các trường TTC School đầu tư ngân sách rất lớn cho việc cải tạo và xây dựng không gian thư viện, đa dạng đầu sách, nguồn sách. Ngân sách đầu tư cho việc mua sách chiếm tỉ lệ lớn trong tổng ngân sách của mỗi trường.

• Các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc: - Tổ chức mỗi ngày có 15 phút đọc truyện qua hệ thống âm thanh của nhà trường.

Mỗi tuần có 1 giờ giới thiệu sách hay. - Mỗi tháng có 1 buổi kể chuyện về đọc sách. - Nhắc đến việc đọc sách mọi lúc mọi nơi trong trường. - Khuyến khích đi nhà sách ít nhất 1 lần/tháng và mua ít nhất 1 cuốn sách hay mình thích.

- Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi tuần. - Luyện tập thói quen tặng sách hay cho người thân và cho trẻ em. - Mỗi tuần 1 thành viên trong lớp nói về 1 cuốn sách mình tâm đắc - Thay vì tặng quà, thầy cô chuyển qua tặng “sách hay” mỗi tháng khi học sinh làm được điều tốt. 2.2. TTC School tổ chức các phong trào và cuộc thi về sách Tổ chức tốt các sinh họat thiết thực, sống động tại TTC School cũng là một hình thức thu hút học sinh gắn với văn hoá đọc, đặc biệt là vai trò của các quản thủ tại thư viện.

• Giới thiệu sách và giao lưu với các nhà văn: - Nhận thức rõ việc muốn học sinh đọc sách tốt thì phải chú trọng chọn những cuốn sách hay, sống động để giới thiệu với các em vào các tối thứ 2 hàng tuần trong suốt năm học. - Xây dựng đội ngũ vệ tinh là các học sinh yêu thích đọc sách làm công tác giới thiệu và khuyến khích lan tỏa văn hóa đọc.

• Tổ chức thi tìm câu hay trong sách: Để khuyến khích các học sinh đọc nhiều, tại các trường TTC School 2 lần/tháng tổ chức thi giới thiệu những đoạn văn hay, đặc sắc trong cuốn sách học sinh đã đọc. Việc này lúc đầu học sinh chỉ đọc lướt và tìm cho có lệ nhưng càng về càng đọc kỹ hơn và tìm được những đoạn thật sự hay, dí dỏm.

• Tổ chức thi cảm nhận sách, làm sản phẩm học tập từ sách: Thường niên TTC School tổ chức cho HS thi cảm nhận, làm mô hình, làm bookmark... cũng là một hình thức động viên các em đọc sách.

TTC School chú trọng đến tuần lễ đọc, mang sách đến cho học sinh những trang sách đầy hấp dẫn, trở thành sự kiện truyền thống được mong đợi của trường vào mỗi năm.

• Khuyến khích học sinh tiểu học đọc truyện chữ Hướng dẫn đọc theo lứa tuổi phù hợp với phát triển tâm sinh lý, sở thích. Mỗi tuần, học sinh tiểu học đều có giờ thư viện, tại đây học sinh chọn sách yêu thích để đọc và ghi lại trong Reading Book hoặc nghe thầy cô đọc sách và cùng nhau thảo luận, chuyện trò.

• Đối với học sinh trung học giờ thư viện tổ chức từ đầu năm học: - Chọn sách, đọc sách, thảo luận - Đi bảo tàng để đọc và học từ lịch sử. - Tổ chức buổi trình diễn báo cáo với những sản phẩm phong phú: một sáng tác, bộ phim ngắn, bài thuyết trình hùng biện về nhân vật, tác giả hay tác phẩm mình ưa thích. - Mỗi năm nội dung lại được cập nhật và đổi mới tùy theo chính sự trưởng thành của các em sau chuyến du hành từ trang sách.

3. VĂN HÓA ĐỌC TẠI TRƯỜNG TH-THCS-THPT T N PHÚ (NGÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC TTC)

Với định hướng chung của TTC Edu, trong nhiều năm học qua, Trường TH- THCS-THPT Tân Phú (Quận Tân Phú TP. HCM) luôn xác định phát triển văn hóa đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục của nhà trường. Theo đó, mục tiêu đưa sách đến gần học sinh, cán bộ nhân viên giáo viên (CBNVGV) hướng đến phát triển Văn hoá đọc được cụ thể hoá bằng những hành động cụ thể và hiệu quả: - Học sinh có 20 phút đầu giờ cố định dành riêng cho việc đọc sách. Trong khoảng thời gian này, các em sẽ chìm đắm trong không gian riêng với những quyển sách mình yêu thích, hoặc khi có những cuốn sách hay, ý nghĩa, thầy cô sẽ cho cả lớp cùng đọc chung và nêu cảm nhận chung về quyển sách đó. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào sở thích và đặc thù riêng của mỗi lớp sẽ có nhiều hình thức đọc khác nhau: đọc sách theo nhóm, đọc trước lớp và đọc cá nhân...

- Thư viện nhà trường mở cửa từ 6h45 sáng đến 20h tất cả các ngày trong tuần. Với hơn 8.444 đầu sách khác nhau, phục vụ tối đa nhu cầu của bạn đọc, không gian mở giúp học sinh tự chọn sách đọc tại chỗ hoặc có thể mượn bất kỳ thời điểm nào. - Trạm đọc, góc thư viện xanh được Nhà trường phát triển khắp mọi nơi trong khuôn viên, từ trong mỗi lớp học, mỗi phòng nội trú cho đến từng hành lang các lầu đều bố trí các kệ sách, bàn đọc. Ở các trạm đọc, góc thư viện xanh này, các em sẽ tự tay trang trí những câu châm ngôn, danh ngôn, những câu nói nổi tiếng để lan toả niềm đam mê đọc sách. Nơi đây, còn là nơi cho các em thư giãn sau giờ học với những tạp chí, sách báo mà lứa tuổi các em yêu thích: Hoa học trò, Mực tím, Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ...

Không gian đọc “Mở” thoải mái, tiện nghi tại các trường trong hệ thống

- Đặc biệt, trong 3 năm qua, mô hình thư viện mini tại lớp cũng là một điểm nhấn được nhà trường đầu tư và phát triển mạnh. Sách từ thư viện được đưa về các lớp theo định mức tối thiểu 1 quyển/ học sinh, các em được chọn những quyển sách các em yêu thích từ thư viện để mang về lớp.

Thư viện mini được phát triển ở mỗi lớp học

- Khuyến khích học sinh đóng góp những quyển sách của cá nhân cho tủ sách của lớp thêm phong phú. Trên mỗi phòng nội trú, nhà trường đã trang bị các kệ sách mini và phát động phong trào đọc sách, xây dựng tủ sách phòng nội trú. Tổng đầu sách học sinh tự đóng góp đến thời điểm hiện tại lên đến 1.930 đầu sách. Luân phiên cứ mỗi tháng 1 đến 2 lần, sách sẽ được điều chuyển giữa các lớp, các phòng nội trú để đầu sách của các em được thêm đa dạng và phong phú. - Việc giáo dục tinh thần “Quý sách, trân trọng sách” thông qua việc tự bảo quản các kệ sách, săn sóc các không gian đọc cũng là định hướng của Nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. - Hoạt động giới thiệu sách mới, lan toả văn hoá đọc: “đọc để nhớ, đọc để học tập và đọc để trải nghiệm” là thông điệp mà nhà trường muốn gửi đến cho từng học sinh. Ngay từ đầu năm học, các em có những buổi sinh hoạt với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn ngữ văn để được hướng dẫn về kĩ năng xây dựng kế hoạch đọc sách, kĩ năng đọc sách hiệu quả, kĩ năng chọn sách và cả kĩ năng ghi chép, viết lại cảm xúc và cảm nhận của mình về những đoạn văn, những câu nói hay từ những trang sách các em đọc.

- Mỗi học sinh sẽ tự trang bị một quyển sổ tay hoặc đơn giản là 1 cuốn tập để làm Nhật ký đọc sách, ghi lại những cảm nhận, cảm xúc, hoặc đơn giản là những câu nói hay, những đoạn văn các em yêu thích vào cuốn sổ này bằng những cách rất riêng như: vẽ tranh tái hiện nhân vật, sơ đồ tư duy, quy trình... Cầm những cuốn nhật ký đọc sách (NKĐS) của các em là như đến với cả một thế giới rất riêng, nhiều cảm xúc. - Năm học 2019 – 2020, trường phát triển “CLB Sách và hành động”, đây là nơi gặp gỡ của các học sinh yêu thích đọc sách và nhằm hỗ trợ thư viện trong công tác giới thiệu sách toàn trường và tìm kiếm, lựa chọn những cuốn sách hay và định kỳ.

- Xây dựng và phát triển Văn hóa đọc trong toàn thể CBNVGV – mỗi thầy cô là một tấm gương cho học sinh trong việc đọc, giờ đọc sách, cô trò cùng đọc, trong các bài học có những quyển sách tham khảo hay thầy cô hướng dẫn cho học sinh tìm đọc để bổ sung và mở rộng thêm kiến thức cho bản thân, rèn luyện từ việc đọc hướng tới việc tự học, tự nghiên cứu. - Trong những năm học vừa qua, Nhà trường tổ chức các hội thi liên quan đến việc đọc sách như “NGÀY HỘI SÁCH TẠI CÁC TRƯỜNG”, Cuộc thi “LỚN LÊN CÙNG SÁCH”, cuộc thi TRANG TRÍ VÀ X Y DỰNG THƯ VIỆN MINI lớp em – THƯ VIỆN MIN phòng nội trú... Thông qua các hoạt động này, vừa sân chơi bổ ích, kịp thời động viên nêu gương tốt các cá nhân, tập thể học sinh, đồng thời qua đó giúp cho Ban giám hiệu trường đánh giá được hiệu quả của kế hoạch hình thành thói quen ĐỌC SÁCH và xây dựng “VĂN HOÁ ĐỌC” tại trường.

- Ông Ngô Vĩnh Trường – Hiệu trưởng chia sẻ: “Không nên đóng khung kính, bỏ tủ những cuốn sách hay để giữ cho nó mới mà hãy để cho các em đọc, sách càng nhanh cũ thì chứng tỏ càng được các em yêu thích, và khi các em thích thì cuốn sách ấy sẽ mãi mới, mãi còn”.

3. TTC Edu đồng hành cùng hoạt động vì cộng đồng – “Dự án sách hay cho học sinh Tiểu học”

Nhằm lan toả thông điệp về ý nghĩa của việc đọc sách, TTC Edu phát triển dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học”. Đây là dự án hướng đến đối tượng học sinh tiểu học trên địa bàn khắp cả nước. Các đầu sách được chọn lọc với nội dung đa dạng, phong phú. Tính đến nay, dự án đã triển khai và thực hiện thành công tại 34 huyện của 13 tỉnh thành với số lượng 718 trường tiểu học. Không chỉ mang đến 5.589 đầu sách truyện, tạp chí bổ ích, Ban dự án cũng đã chia sẻ với các Hiệu trưởng và nhân viên thư viện trường những cách thức để sách đến với học sinh một cách hiệu quả. Tất cả nhằm tạo nên những nền tảng quan trọng để xây dựng văn hóa đọc, từ đó, nuôi dưỡng ước mơ, tìm tòi, khám phá, không ngừng học hỏi,... cho học sinh.

4. KẾT LUẬN

Muốn nâng cao văn hóa đọc, trước hết phải xây dựng văn hóa đọc và xây dựng hạ tầng cơ sở cho văn hóa đọc đó chính là bắt đầu từ việc hình thành thói quen đọc sách. Việc xây dựng này xin đừng chỉ giao trách nhiệm cho giới trẻ, mà là của cả một thế hệ trẻ. Hãy nhìn nhận một cách công bằng rằng việc xây dựng văn hóa đọc phải là ý thức chung của toàn xã hội, với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi thế hệ, mỗi đơn vị cơ quan, mỗi chính quyền, mỗi thời đại.

Tại mỗi gia đình, bố mẹ mua sách về đọc cho con nghe, dần dần tự tập cho con thói quen đọc sách thì đứa trẻ sẽ lớn dần thì sở thích đọc sách được bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng.

Tại nhà trường tiếp tục hướng dẫn cho trẻ tiếp cận với văn hóa đọc qua những biện pháp sau: tập cho chúng ý thức đọc hàng ngày; xác định và phân loại cho trẻ về mục đích đọc (theo nhu cầu, sở thích, hay phong trào, hay cần nâng cao kiến thức đi học, hoặc do tò mò muốn tìm kiểu thêm...). Thầy cô khuyến khích các em đọc thêm các giáo trình, sách tham khảo mở rộng kiến thức, tiến tới hình thành tinh thần tự học, tự nghiên cứu.

Qua 3 năm triển khai và thực hiện, “Đọc sách” đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng của Hệ thống Giáo dục TTC Edu và đạt được những kết quả khả quan. Trong thời gian tới, TTC Edu vẫn tiếp tục thực hiện theo định hướng chung, mỗi trường sẽ có những giải pháp sáng tạo, thiết thựchơn nữa để mục tiêu “VĂN HOÁ ĐỌC” của nhà trường sớm đạt được.



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com