Mục lục |
---|
NGUYỄN VỸ: Một kỷ niệm với nhà báo HỒNG TIÊU |
Một buổi chiều dạo trên đỉnh núi Phương Mai |
Tất cả các trang |
Vừa rồi trên facebook của nhà văn Nguyễn Đông Thức có status như sau: “Một buổi chiều dạo trên đỉnh núi Phương Mai” (Đôi lời: Nghề báo ngày xưa là một nghề rất được trọng vọng, chớ không như bây giờ nhà báo "lề phải" bị chửi như chó, nào là bồi bút nào là văn nô... Đọc bài này (trích từ cuốn tự truyện Tuấn - Chàng trai nước Việt của nhà văn - nhà báo Nguyễn Vỹ, chủ tạp chí Phổ Thông ở miềnNam trước 1975) cảm thấy hãnh diện về ông già: nhà thơ-nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy. Xin cảm ơn bạn Phạm Công Luận đã trích gởi)”.
Tuấn, chàng trai nước Việt của nhà văn Nguyễn Vỹ (1912-1971)
Xét thấy bài viết này hữu ích, lý thú do đó tôi xin phép post lại trên trang web www.leminhquoc.vn
Nhân đây, cần nói thêm vài thông tin:
1.Từ điển tác gia Việt Nam (NXB Văn Hóa - 1999) do tác giả Nguyễn Q. Thắng biên soạn dày 1.750 trang, dù từ điển nhưng vẫn cứ sai sót. Cụ thể phần viết về nhà thơ Nguyễn Vỹ: “Ông là con nhà yêu nước Nguyễn Tuyên” (tr.1.031) - thật ra Nguyễn Vỹ là con trai cụ Nguyễn Thuyên, có người bác ruột là Nguyễn Tuyên.
Ở Quảng Ngãi hiện nay có trường học mang tên Nguyễn Nghiêm - bí thư đầu tiên Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Quảng Ngãi, tác giả bài thơ Hãy xốc tới:
Hãy xốc tới phá tan nền thống trị
Đạp chông gai, xây dựng cột nhân quyền
Nổi phong ba đế quốc đã ngã nghiêng
Dậy sấm sét rung rinh bè quân chủ
Sóng cách mạng ào ào trong vũ trụ
Chớp lửa lòng sáng rực ánh tương lai
Đường đấu tranh hiện tại hãy còn dài
Là trận cuối diệt trừ loài giặc quỷ
Hỡi tất cả bạn đồng tâm, đồng chí!
Xin cùng nhau gắn chặt nghĩa keo sơn
Còn người còn nước còn non
Hễ còn áp bức ta còn đấu tranh!
Nguyễn Nghiêm bị giặc Pháp chém đầu vào rạng sáng ngày 24.4.1931 tại bờ sông Trà Khúc. Cụ Nguyễn Tuyên - bác ruột nhà văn Nguyễn Vỹ là thân phụ của Nguyễn Nghiêm. Nhắc lại để có thể hiểu được phần nào tư tưởng chính trị, tinh thần phảng kháng của Nguyễn Vỹ, hầu như dưới chế độ nào ông cũng cầm tù. Ông có hồi ký Người tù T.S 69 kể lại giai đoạn bị giam cầm ở trại An trí Trà Khê - cách Tuy Hòa 70 cây số, ở phía tây huyện Củng Sơn - in từng kỳ trên Phổ Thông thập niên 1960, chưa in thành sách là một sử liệu quan trọng của một thời. Nguyễn Vỹ giải thích: “T.S là viết tắt của Travailleuers spéciaux, dịch ra tiếng Việt là “Lao động đặc biệt”. Nhà báo Lưu Quý Kỳ (T.S 29), các nhân vật chính trị như Hồ Tùng Mậu (T.S 40), Hà Huy Giáp (T.S 1), Bùi Công Trừng (T.S 2)...cũng từng bị giam tại Trà Khê.
2. Không hiểu sao Từ điển tác gia Việt Nam lại viết Nguyễn Vỹ lại viết thành Nguyễn Vĩ?
3. Bài viết Một buổi chiều dạo trên đỉnh núi Phương Mai trích trong Tuấn, chàng trai nước Việt - chứng tích thời đại từ 1900 đến 1970, chương 12, tít nhỏ: “Lần đầu tiên một cậu học sinh tập tễnh “viết báo”, từ trang 378 - 392 (bản in thứ nhất do “Tác giả xuất bản” năm 1969). Sở dĩ ghi cụ thể bởi gần đây NXB Văn Học đã tái bản Tuấn, chàng trai nước Việt nhưng đã “biên tập” thô bạo, rất nhiều đoạn bị cắt xén, làm sai lệch quan điểm chính trị của Nguyễn Vỹ. Không nên tìm đọc bản vừa tái bản ấy.
L.M.Q
(VI.2014)
< Lùi | Tiếp theo > |
---|