TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định YỆU EM, ĐÀ NẴNG - 2. Yêu em, Đà Nẵng

YỆU EM, ĐÀ NẴNG - 2. Yêu em, Đà Nẵng

Mục lục
YỆU EM, ĐÀ NẴNG
1. Bến thơ sông Hàn
2. Yêu em, Đà Nẵng
3. Khi đứa con lưu lạc trở về
4. Vũng Tàu gợi nhớ về… Đà Nẵng
5. Yêu em, Đà Nẵng
6. Thả hồn về Đà Nẵng
7. Lê Minh Quốc với ký ức Đà Nẵng
8. Yêu em, Đà Nẵng
9. Yêu em, Đà Nẵng
10. Tập thơ mới của Lê Minh Quốc
11. Yêu em, Đà Nẵng
12. Yêu em, Đà Nẵng
13. Yêu em, Đà Nẵng
14. Phần hồn Đà Nẵng của Lê Minh Quốc
Tất cả các trang

Yêu em, Đà Nẵng

Lặng lẽ mà sôi nổi, Lê Minh Quốc đã có cách yêu Đà Nẵng - quê hương của anh - thật nồng nhiệt. Đọc tập thơ Yêu em, Đà Nẵng (*) vào lúc này, khi mà các tỉnh miền Trung chìm trong dòng lũ tai hại nhất của mấy thập kỷ thì càng yêu Đà Nẵng thêm lên.

Trong thơ Lê Minh Quốc có rất nhiều địa danh quê nhà như Đà Nẵng, sông Hàn Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Cẩm Lệ, chợ Cồn, Ngũ Hành Sơn… Tất cả gần gũi và tự nhiên trong mạch thơ “về”, “đến”, “gửi”, “xa” và “từ biệt”, làm nên một câu chuyện bằng thơ khá sinh động. Bắt đầu từ tuổi thơ, người yêu… và lớn lao là Mẹ, là quê hương, Đà Nẵng với anh:

Tuổi thơ reo trong sân nhà ông ngoại
chỉ còn là thần thoại
tuổi 40
(Thay lời tựa)

Anh nhớ về, yêu thương, nhắn gửi rồi từ biệt Đà Nẵng với tâm trạng “lặng lẽ”:

Lặng lẽ sống, lặng lẽ yêu rồi sinh con đẻ cháu
tóc lặng lẽ bạc
tuổi bốn mươi làm sao tươi tắn nụ cười?

Lặng lẽ như thế nhưng “trong ngực tôi rộn ràng một trái tim đỏ thắm, tôi sẽ khắc tên em” (Thơ tình) nên Đà Nẵng rất gần gũi:

Chợ Cồn tô cháo trắng
ngon như là quê hương

(Quê hương)

Đà Nẵng “nơi ấy có quá nhiều mây trắng phiêu du trong trí nhớ” thật là dễ thương:

Ngọn đèn hột vịt nhỏ như hai con mắt
thắp sáng mỗi đêm chờ tôi về
(Ký ức của bàn chân)

Và Đà Nẵng thật cảm động khi “Mẹ đã đi về quê. Căn nhà như sững lại” và sau đó:

Suốt một ngày con mớ

Nghe tiếng mẹ cười giòn

Dăm ba ngày nửa tháng

Mẹ lại vào với con

(Chiều ra đứng ngõ sau)

Lê Minh Quốc có những câu thơ viết về quê hương thật hào phóng và lay động:

Đà Nẵng nhập vào tôi và tan ra qua hơi thở

tan ra qua mạch máu

tan ra qua tiếng kêu run rẩy đôi môi

em chính là sự sống của tôi

(Lộc biếc)

Giản dị chân thật mà đầy ấn tượng:

Đứa con xa quê từng đêm nằm nhớ

Thèm trong mơ được thấy quê nhà.

Và:
Nghìn năm sóng vỗ âm vang
 

Bến thơ tôi chính là bến sông Hàn.
 

(Gửi Đà Nẵng (1)

Anh có những câu thơ, đoạn thơ rất riêng, có sức ám ảnh người đọc. Những câu thơ “máu thịt” của một người xa xứ, uay quắt, đau đáu, thương nhớ quê nhà:

Có một điều rất riêng tôi biết trước

Xa Đà Nẵng thì tôi còn sống được

Nhưng một đời chỉ sống nửa trái tim…

(Mai xa Đà Nẵng)

Đà Nẵng mang hình giọt lệ rưng rưng

trên mí mắt em

(Giấc mơ tuổi nhỏ)

Lê Minh Quốc đã yêu từng ngày, sống từng đêm với vòm trời Đà Nẵng và anh vẫn thường tự nhủ: “Đường đi mông lung không một bóng người, sao không đưa tôi về Đà Nẵng”.

Những câu thơ của “tuổi bốn mươi” không còn “tươi tắn nụ cười” cũng chính là gam màu chính của thơ anh viết về quê nhà. So với sáu tập thơ đã in như Trong cõi chiêm bao, Ngày mai còn lại một mình tôi… Đất bên ngoài Tổ quốc (in chung với Đoàn Tuấn), Lê Minh Quốc có nét riêng, giản dị mà hào phóng, ngang tàng, một chút ngậm ngùi, trải nghiệm mà lặng lẽ… Và tập thơ Yêu em, Đà Nẵng của Lê Minh Quốc thật đáng yêu như “Sông Hàn xanh ray rứt vỗ đôi bờ” và “Một mùi hương nguyên vẹn buổi ban đầu”.

Trần Hữu Lục
(nguồn: báo Công An TP.HCM ngày 25.11.1999)



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com