TÁC PHẨM - DƯ LUẬN Nhận định YỆU EM, ĐÀ NẴNG - 14. Phần hồn Đà Nẵng của Lê Minh Quốc

YỆU EM, ĐÀ NẴNG - 14. Phần hồn Đà Nẵng của Lê Minh Quốc

Mục lục
YỆU EM, ĐÀ NẴNG
1. Bến thơ sông Hàn
2. Yêu em, Đà Nẵng
3. Khi đứa con lưu lạc trở về
4. Vũng Tàu gợi nhớ về… Đà Nẵng
5. Yêu em, Đà Nẵng
6. Thả hồn về Đà Nẵng
7. Lê Minh Quốc với ký ức Đà Nẵng
8. Yêu em, Đà Nẵng
9. Yêu em, Đà Nẵng
10. Tập thơ mới của Lê Minh Quốc
11. Yêu em, Đà Nẵng
12. Yêu em, Đà Nẵng
13. Yêu em, Đà Nẵng
14. Phần hồn Đà Nẵng của Lê Minh Quốc
Tất cả các trang

Phần hồn Đà Nẵng của Lê Minh Quốc


Với tập thơ Yêu em, Đà Nẵng (NXB Trẻ - 1999) Lê Minh Quốc đã thể hiện nỗi khắc khoải của tuổi 40 với tình yêu quê nhà - Đà Nẵng. Khi tóc đã bạc, đường đời đã trải, khổ đau đã ngấm, niềm vui le lói như hoài niệm, thơ Lê Minh Quốc tự nhiên như một sự dàn trải với Ký ức của bàn chân, Thơ tình trong trí nhớ, Gửi Đà Nẵng, Thơ của mẹ, Sen hồng, Mỹ Khê và em… 40 tuổi bông lại rong ruổi trở về một tuổi thơ xa ngắt:

sao em không còn đặt trên môi

những âm thanh Quốc ơi

tôi già nua mà phố xa bình minh như trẻ nhỏ

mơ hồ nghe trong gió

ai đó

gọi tên tôi

dưới gót giày

Yêu em, Đà Nẵng nhịp điệu ấy vang vọng trong nỗi khắc khoải, bám chặt vào tâm hồn nhà thơ. Khi tâm hồn lắng đọng, Quốc bỗng cảm nhận ra vị mặn của muối, ngọn gió ngang tàng của sóng biển, sự sóng sánh của sông Hàn, một tô cháo trắng, con cá bống kho tiêu, khói ấm nồng nước mắm…

Lê Minh Quốc về làm báo ở Sài Gòn, nơi cũng có rất nhiều dân Đà Nẵng làm báo: “Sống nơi này  mà hồn gửi nơi kia”. Trong Yêu em, Đà Nẵng ta còn gặp một Lê Minh Quốc rong ruổi, cái rong ruổi của người đi bằng trái tim, bằng nỗi nhớ nhiều hơn đôi chân.Thấp thoáng trong thơ anh người tình xuất hiện như một “vệt son môi”, một “tiếng cười rúc rích”… Cái hay của Quốc là trong hồn thơ với Đà Nẵng là anh để cho người yêu thơ không đón đợi trước được cảm xúc của anh sẽ về đâu. Chính sự buông trôi ấy đã giúp Quốc tìm được những vần thơ không khuôn sáo, lấy được những âm điệu riêng của mảnh đất sinh ra anh. Như một nỗi lòng tri ân cho quê, một món quà cho tri kỷ và một cái gì không bờ không bến với chính mình, cuối cùng những dòng thơ cũng giúp bạn đọc nhận ra một Lê Minh Quốc đang hiện hữu:

cần quái gì suy tư về cái chết

như triết gia

cần quái gì chui tọt ở trong nhà

tìm không khí trên những tờ sách nát

tôi là gió và gió thì phải hát

Và một chuyến tàu của số phận đã trôi đi trên những thanh ray của của cuộc đời, đích đến là gặp mặt hay thêm một lần chia ly - chỉ biết rằng nhà thơ đã rời Đà Nẵng để ra đi, nhưng hồn quê luôn thổn thức:

tìm danh vọng là ném mình vào canh bạc

thua đến nhẵn tay

tôi hồn nhiên mộng du trên những đường ray

xe lửa chạy xe lửa dừng xin em đừng đưa tiễn

ngày đã hết và đêm thêm xao xuyến

Đà Nẵng ơi

tôi cúi xuống hôn em

Đã không còn thấy một Lê Minh Quốc đi rong trên phố, Quốc của tuổi 40 đã làm được nhiều điều hơn cho đời: viết kịch bản, kể chuyện danh nhân… Trong vòng 2 năm mà Quốc đã viết hàng chục đầu sách, vài kịch bản phim tài liệu, phim thiếu nhi, phim truyện và lấp đầy thơ cả một khoảng trống - thơ cho kẻ sĩ sông Hàn, cho cái ngang tàng của biển, cho mộng ảo phù du…

Việt Nga
(nguồn: báo Phụ Nữ TP.HCM 30.10.1999)

Chia sẻ liên kết này...



Add comment


Việt Tuấn Trinh | www.viettuantrinh.com